Levodopa là gì?

(4.5) - 58 đánh giá

Tác dụng

Tác dụng của thuốc levodopa là gì?

Levodopa là thuốc dùng để điều trị bệnh Parkinson. Bệnh Parkinson có liên quan tới nồng độ thấp của chất hóa học trong não. Levodopa chuyển hóa thành hormone dopamine trong cơ thể và giúp làm tăng nồng độ của chất này.

Cụ thể, levodopa được sử dụng để điều trị chứng cứng cơ, run rẩy, co giật và mất kiểm soát cơ bắp do bệnh Parkinson. Levodopa cũng được sử dụng để điều trị các bệnh cơ bắp tương tự gây ra bởi các loại thuốc như chlorpromazin, fluphenazine, perphenazine và những thuốc khác. Levodopa cũng có thể được sử dụng cho các mục đích khác không được nêu trong hướng dẫn thuốc.

Levodopa có những dạng và hàm lượng nào?

Levodopa có những dạng viên nén 0,1 g; 0,25 g; 0,5 g.

Bạn nên bảo quản thuốc levodopa như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn

Liều dùng

Liều dùng thuốc levodopa cho người lớn là gì?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh Parkinson:

Liều ban đầu: dùng 250 đến 500 mg, uống hai lần một ngày khi đã ăn no.

Liều duy trì: dùng 3000-6000 mg/ ngày trong 3 liều hoặc chia thành nhiều liều nhỏ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc Hội chứng liệt cẳng chân:

Uống 50 mg 1-2 giờ trước khi đi ngủ (dùng chung với chất ức chế decarboxylase-dopa /carbidopa).

Liều dùng thuốc levodopa cho trẻ em là gì?

Liều dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Bạn nên dùng thuốc levodopa như thế nào?

Dùng levodopa đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bạn không hiểu hướng dẫn dùng thuốc hãy hỏi dược sĩ, y tá, hoặc bác sĩ để được giải thích kĩ hơn. Dùng mỗi liều với nhiều nước. Levodopa thường được uống nhiều lần trong ngày với thực phẩm. Hãy thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.

Dùng levodopa thường xuyên để có được hiệu quả tốt nhất. Có thể mất vài tuần hoặc vài tháng trước khi levodopa phát huy đủ tác dụng. Không tự ý ngưng dùng levodopa mà không có sự cho phép của bác sĩ. Bác sĩ có thể cho bạn làm xét nghiệm máu hoặc kiểm tra y khoa khác trong khi điều trị với levodopa để giám sát tiến độ và tác dụng phụ.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Levodopa?

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

  • Rối loạn hệ tiêu hóa như buồn nôn, nôn, chán ăn
  • Chảy máu hệ tiêu hóa ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng
  • Hạ huyết áp do tư thế, rối loạn nhịp tim
  • Các triệu chứng tâm thần (đặc biệt ở người già), trầm cảm có thể đi kèm ý muốn tự tử
  • Cử động thiếu tự chủ bất thường hay rối loạn vận động, mê sảng, ảo giác
  • Men gan, ure máu và axit uric tăng
  • Giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu

Không phải ai cũng trải qua tác dụng phụ. Có thể có một số tác dụng phụ không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ mối quan ngại về tác dụng phụ, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ

Thận trọng/ Cảnh báo

Trước khi dùng levodopa bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng thuốc này, cho bác sĩ biết nếu bạn:

  • Dị ứng với levodopa
  • Bị tăng nhãn áp góc đóng (nguyên phát hay cấp tính)
  • Có khối u ác tính

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Levodopa có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể thay đổi hiệu quả của thuốc hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Không nên dùng levodopa nếu bạn đang dùng chất ức chế monoamine oxidase (MAOI) như isocarboxazid, tranylcypromin hoặc phenelzine trong 2 tuần qua.

Thuốc kháng axit có thể làm tăng tác động của levodopa và dẫn đến tác dụng phụ. Hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng các thuốc kháng axit. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng thuốc để điều trị huyết áp cao. Thuốc dùng để điều trị huyết áp cao có thể hiệu quả hơn khi dùng cùng với levodopa và có thể dẫn đến tụt huyết áp.

Nhiều loại thuốc có thể làm giảm tác dụng của levodopa. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào sau đây:

  • Thuốc dùng để điều trị động kinh, chẳng hạn như phenytoin, ethotoin và mephenytoin
  • Papaverine
  • Pyridoxine hay vitamin B6
  • Thuốc chống trầm cảm như amitriptyline, doxepin, nortriptyline, desipramine và amoxapin

Levodopa có thể ảnh hưởng tới các xét nghiệm nước tiểu ở bệnh tiểu đường và ceton. Nếu nồng độ đường trong máu của bạn thay đổi, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi trong việc điều trị tiểu đường.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới levodopa không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến levodopa?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Bất kỳ loại bệnh tim mạch, bao gồm huyết áp cao, xơ vữa động mạch, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim hoặc rối loạn nhịp tim bất thường
  • Bệnh hô hấp, bao gồm cả bệnh hen suyển và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
  • Bệnh gan
  • Bệnh thận
  • Bệnh rối loạn nội tiết (hormone)
  • Loét dạ dày hoặc loét đường ruột
  • Glaucoma góc mở
  • Trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần khác

Khẩn cấp/ Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu bạn quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Gadoterate meglumine

(14)
Tên gốc: gadoterate meglumineTên biệt dược: Dotarem®Phân nhóm: các tác nhân dùng trong chẩn đoán hình ảnh & các chẩn đoán khácTác dụngTác dụng của thuốc ... [xem thêm]

Stresam®

(33)
Tên gốc: etifoxineTên biệt dược: Stresam®Phân nhóm: thuốc an thần, giảm lo âu nhóm benzoxazine.Tác dụngTác dụng của thuốc Stresam® là gì?Stresam® là một chế ... [xem thêm]

Amlodipine + Telmisartan

(43)
Tác dụngTác dụng của amlodipine + telmisartan là gì?Thuốc này được sử dụng để điều trị tăng huyết áp, giúp ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim, và các ... [xem thêm]

Clindamycin là thuốc gì?

(75)
Phân nhóm: các loại kháng sinh khácTác dụngTác dụng của clindamycin là gì?Clindamycin được sử dụng để điều trị mụn trứng cá và tình trạng nhiễm trùng ... [xem thêm]

Thuốc lovastatin

(50)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc lovastatin là gì?Lovastatin được sử dụng kèm chung với một chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp hạ thấp lượng cholesterol ... [xem thêm]

Thuốc oprelvekin

(95)
Tên gốc: oprelvekinTên biệt dược: Neumega®Phân nhóm: các tác nhân tạo máuTác dụngTác dụng của thuốc oprelvekin là gì?Thuốc oprelvekin có tác dụng giúp cơ thể ... [xem thêm]

Tiotropium

(91)
Tên gốc: tiotropiumTên biệt dược: Spiriva®Phân nhóm: thuốc trị hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhTác dụngTác dụng của thuốc tiotropium là gì?Thuốc ... [xem thêm]

Midantin®

(15)
Tên gốc: amoxicillin + axit clavulanicPhân nhóm: thuốc kháng sinh – PenicillinTên biệt dược: Midantin®Tác dụng của thuốc Midantin®Tác dụng của thuốc Midantin® là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN