Loạn sản cổ tử cung

(3.65) - 47 đánh giá

Loạn sản cổ tử cung là một tình trạng phổ biến, xảy ra ở phụ nữ dưới 30 tuổi và thường gắn liền với các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Loạn sản cổ tử cung là gì?

Loạn sản cổ tử cung là một tình trạng lành tính, trong đó các tế bào bất thường phát triển ở trong và xung quanh cổ tử cung.

Những thay đổi bất thường trong tế bào có thể nhẹ, vừa hoặc nặng. Mắc loạn sản không có nghĩa là bạn sẽ mắc ung thư cổ tử cung, vì các tế bào bất thường là lành tính. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển thành ung thư.

Vì sao bạn bị loạn sản cổ tử cung?

Các chuyên gia thường phát hiện virus HPV trong tế bào cổ tử cung ở những phụ nữ bị loạn sản. Nhiễm HPV là một tình trạng phổ biến ở cả nam và nữ, đặc biệt là phụ nữ dưới 20 tuổi có quan hệ tình dục.

Trong hầu hết trường hợp, hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt virus và chấm dứt nhiễm trùng. Tuy nhiên, ở một số người, nếu nhiễm trùng kéo dài có thể dẫn đến loạn sản cổ tử cung.

Theo thống kê, có hơn 100 chủng virus HPV khác nhau và hơn 1/3 trong số chúng lây truyền qua đường tình dục. Đặc biệt, hai dạng (type) virus HPV-16 và HPV-18 thường là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung.

HPV có thể lây truyền khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc đường miệng. Nó cũng có thể lây qua người khỏe mạnh khi tiếp xúc da với người nhiễm bệnh.

Khi vào trong cơ thể, virus có thể lây lan từ cơ quan này sang cơ quan khác, như cổ tử cung.

Trong số những phụ nữ nhiễm HPV mạn tính, những người hút thuốc sẽ có nguy cơ gấp đôi mắc loạn sản cổ tử cung nghiêm trọng vì thuốc lá ức chế hệ miễn dịch.

Tình trạng nhiễm HPV mạn tính và loạn sản cũng liên quan đến các yếu tố làm suy yếu hệ miễn dịch, như dùng thuốc ức chế miễn dịch để điều trị HIV/AIDS hoặc dùng sau khi cấy ghép nội tạng.

Một số phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác nếu có các yếu tố sau đây:

  • Có một tình trạng sức khỏe ức chế hệ miễn dịch
  • Đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
  • Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình
  • Sinh con trước 16 tuổi
  • Quan hệ tình dục trước 18 tuổi
  • Hút thuốc lá

Để giảm nguy cơ nhiễm HPV, bạn nên sử dụng bao cao su cho nữ hoặc đề nghị bạn tình sử dụng bao cao su.

Triệu chứng loạn sản cổ tử cung là gì?

Tình trạng này thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Đó là lý do bạn cần phải thường xuyên làm tầm soát và kiểm tra phụ khoa.

Thông thường để chẩn đoán bệnh, bác sĩ thường đề nghị làm xét nghiệm PAP. Thủ thuật này sẽ giúp bác sĩ xác định mức độ nghiêm trọng của chứng loạn sản. Bên cạnh đó, họ cũng có thể đề nghị thêm các xét nghiệm khác, như:

  • Lặp lại các xét nghiệm PAP
  • Soi cổ tử cung để phát hiện các tế bào bất thường, từ đó bác sĩ sẽ đề xuất sinh thiết
  • Nạo kênh cổ tử cung để kiểm tra các tế bào bất thường trong ống cổ tử cung
  • Sinh thiết chóp cổ tử cung hoặc khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện (LEEP) để loại trừ nguyên nhân ung thư di căn
  • Xét nghiệm ADN HPV để xác định chủng virus gây ung thư tử cung

Làm sao để điều trị loạn sản cổ tử cung?

Điều trị loạn sản sẽ phụ thuộc vào mức độ bất thường của các tế bào và bệnh sử của bạn. Hầu hết các trường hợp nhẹ sẽ hết mà không cần điều trị. Bác sĩ có thể đề nghị làm xét nghiệm PAP mỗi 6-12 tháng, thay vì cứ sau 3-5 năm. Tuy nhiên, nếu tình trạng không biến mất hoặc trở nên tồi tệ hơn, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị.

Trường hợp loạn sản vừa hoặc nặng có thể cần điều trị ngay lập tức. Các lựa chọn điều trị bao gồm:

  • Phẫu thuật lạnh để đóng băng các mô cổ tử cung bất thường
  • Khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện (LEEP) để đốt các tế bào bất thường bằng vòng điện
  • Phẫu thuật để loại bỏ các tế bào bất thường bằng laser, dao mổ hoặc cả hai

Đối với các trường hợp hiếm gặp của chứng loạn sản cổ tử cung nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu cắt tử cung để loại bỏ hoàn toàn cổ tử cung.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh hiệu quả?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa chứng loạn sản cổ tử cung là tiêm vắc-xin HPV, được chứng minh làm giảm nguy cơ mắc HPV. Tuy nhiên, vắc-xin này không hoàn toàn ngăn ngừa loạn sản. Để thuốc có hiệu quả tốt nhất, phụ nữ nên tiêm vắc-xin trước 26 tuổi và vẫn chưa quan hệ tình dục.

Bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp sau để giảm nguy cơ phát triển chứng loạn sản:

  • Không hút thuốc lá
  • Không quan hệ tình dục khi dưới 18 tuổi
  • Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
  • Không quan hệ với nhiều người

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giãn mao mạch xuất huyết di truyền

(70)
Tìm hiểu chungGiãn mao mạch xuất huyết di truyền là bệnh gì?Giãn mao mạch xuất huyết di truyền là một rối loạn ảnh hưởng đến mạch máu. Nó có thể gây ra ... [xem thêm]

Đau lưng mạn tính

(74)
Tìm hiểu về đau lưng mạn tínhĐau lưng mạn tính là gì?Đau lưng mạn tính hay đau lưng mãn tính là tình trạng đau lưng kéo dài hơn 3 tháng. Cơn đau lưng này có ... [xem thêm]

Tiền sản giật: Biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ

(19)
Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý nghiêm trọng xuất hiện nửa sau thai kỳ. Ở một phụ nữ bình thường khi mang thai với chỉ số huyết áp ≥ ... [xem thêm]

Hội chứng ống trụ

(41)
Định nghĩaHội chứng ống trụ là bệnh gì?Hội chứng ống trụ là tình trạng dây thần kinh trụ tại khuỷu tay bị tổn thương khi có áp lực đè lên nó. Dây ... [xem thêm]

Giãn tĩnh mạch: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

(18)
Tìm hiểu chungGiãn tĩnh mạch là gì?Đây là tình trạng tĩnh mạch bị xoắn ngoằn ngoèo và phì đại. Bất kỳ tĩnh mạch nông nào cũng có thể bị giãn nhưng phổ ... [xem thêm]

Hội chứng Meigs

(48)
Tìm hiểu chungHội chứng Meigs là gì?Hội chứng Meigs là một bộ ba các tình trạng bệnh lý bao gồm một khối u buồng trứng lành tính (cụ thể là u xơ buồng ... [xem thêm]

Ung thư miệng

(39)
Tìm hiểu chungUng thư miệng là bệnh gì?Ung thư miệng là ung thư phát triển trong mô của vùng miệng. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ phần nào trong miệng như ... [xem thêm]

Nghiện ăn

(40)
Tìm hiểu chungNghiện ăn là bệnh gì?Thống kê cho thấy lượng người mắc chứng bệnh này đang ngày càng tăng. Các thống kê xuất phát từ hình ảnh của bộ não ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN