Huyết khối (Cục máu đông)

(3.55) - 49 đánh giá

Tìm hiểu chung

Huyết khối (cục máu đông) là gì?

Huyết khối là quá trình tập trung máu đến các mạch máu bị rách và làm ngừng chảy máu khi bạn bị thương, ví dụ như bạn vô tình làm mình chảy máu, lúc này quá trình tạo máu đông sẽ được kích hoạt. Các tiểu cầu được triệu tập đến vùng tổn thương để tạo ra nút chặn ban đầu. Các yếu tố đông máu trong máu gây ra một phản ứng dây chuyền nhanh chóng, dẫn đến hình thành các sợi fibrin giữ các tiểu cầu với nhau. Nhiều tiểu cầu phóng thích các chất hóa học để thu hút các tiểu cầu khác tạo thành một cục máu đông bền hơn và ngăn chặn tình trạng chảy máu. Các protein trong cơ thể giúp xác định thời điểm dừng lại quá trình tạo cục máu đông khi nó đủ lớn. Khi vết thương được chữa lành, các sợi sẽ tự hòa tan và những tiểu cầu quay trở lại mô máu bình thường.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng huyết khối (cục máu đông)?

Khi bị chảy máu, bạn sẽ thấy có một vùng sưng nhỏ xung quanh vết cắt, đôi khi ngứa và tất nhiên là đau. Khi huyết khối xảy ra trong các tĩnh mạch, vùng đó sẽ tấy đỏ, đau, sưng và có thể ấm. Đôi khi, vùng bị thương sưng lên, có màu xanh do cục máu đông lớn.

Tuy nhiên, nếu đông máu xảy ra trong các động mạch, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Máu chảy qua động mạch để thực hiện các chức năng sinh học như hô hấp, do đó nếu bị cục máu đông làm tắc bạn có thể sẽ đổ mồ hôi, khó thở, đôi khi buồn nôn, đau ngực hoặc tăng huyết áp, khó tiêu. Máu không đến được não sẽ gây ra lú lẫn, mất thị lực hoặc lời nói. Một cơn đột quỵ có thể liên quan đến việc xuất hiện huyết khối ở một nơi nào đó trong cơ thể.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra huyết khối (cục máu đông)?

Cục máu đông hình thành khi bạn bị chảy máu. Tuy nhiên, nếu dòng máu gặp khó khăn khi di chuyển hoặc trở nên trì trệ, máu đông cũng sẽ hình thành.

Huyết khối tĩnh mạch sâu và rung nhĩ là hai nguyên nhân phổ biến hình thành cục máu đông khi máu di chuyển chậm trong các tĩnh mạch. Huyết khối tĩnh mạch sâu là khi máu chảy chậm và rung nhĩ (lúc nhịp tim đập không đều và bơm máu một cách hỗn loạn).

Cholesterol cao trong máu có thể là nguyên nhân gay ra bệnh vì tạo ra các mảng xơ vữa bám trong động mạch. Khi những mảng xơ vữa vỡ, sẽ bắt đầu hình thành cục máu đông.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải huyết khối (cục máu đông)?

Bệnh huyết khối là tình trạng rất thường gặp. Bệnh này có thể ảnh hưởng bất kì ai trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc huyết khối (cục máu đông)?

Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh huyết khối như là:

  • Cao huyết áp;
  • Nồng độ cholesterol cao;
  • Đái tháo đường;
  • Hút thuốc lá;
  • Bệnh sử gia đình về đau tim hoặc đột quỵ;
  • Ung thư;
  • Hạn chế vận động (do chấn thương hoặc ngồi lâu);
  • Bất thường bộ gen.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán huyết khối (cục máu đông)?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử để xác định xem tình trạng nào trước đây có khả năng gây ra huyết khối. Tạo cục máu đông là quá trình tự nhiên của cơ thể khi chảy máu vì vậy hiểu rõ quá trình này sẽ giúp bạn đề ra cách điều trị hiệu quả.

Mỗi loại huyết khối có phương pháp điều trị khác nhau vì huyết khối có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể từ não tới chân. Siêu âm, điện não đồ, điện tâm đồ, CT scan hoặc bất cứ xét nghiệm cần thiết nào đều được dùng để chẩn đoán.

Những phương pháp nào dùng để điều trị huyết khối (cục máu đông)?

Nguyên nhân gây ra bệnh đông máu rất nhiều, nên có nhiều cách điều trị bệnh từ dùng thuốc đến phẫu thuật. Vị trí và độ nặng của huyết khối sẽ xác định cách điều trị phù hợp.

Nhìn chung, mục tiêu của điều trị là làm cho máu lưu thông lại bình thường. Bạn cũng có thể tham gia quá trình điều trị không dùng thuốc bằng cách thực hiện lối sống khỏe mạnh. Bạn nên bắt đầu tập thể dục để máu lưu thông hiệu quả.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của huyết khối (cục máu đông)?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Hoạt động nhiều;
  • Giữ mức độ cholesterol bằng việc ăn uống lành mạnh;
  • Chế độ ăn với hàm lượng chất béo bão hòa, choleterol và muối thấp;
  • Kiểm soát huyết áp;
  • Giảm cân;
  • Giảm đường huyết;
  • Ngưng hút thuốc lá.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm mạch bạch huyết

(52)
Mạch bạch huyết là một trong những thành phần chính của hệ thống miễn dịch, giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại. Viêm mạch bạch huyết gây ... [xem thêm]

Hẹp van động mạch chủ

(97)
Hẹp van động mạch chủ là một trong những bệnh khá phổ biến hiện nay. Theo thống kê, nam giới – đặc biệt ở những người lớn tuổi – có tỉ lệ mắc ... [xem thêm]

Sốt siêu vi

(74)
Tìm hiểu chung về bệnh sốt siêu viBệnh sốt siêu vi là gì?Sốt đề cập đến tình trạng nhiệt độ cơ thể cao hơn thân nhiệt bình thường (37°C), thường là ... [xem thêm]

Hội chứng Freeman-Sheldon

(70)
Tìm hiểu chungHội chứng Freeman-Sheldon là gì?Hội chứng Freeman Sheldon là một rối loạn ở trẻ từ khi sinh có (bẩm sinh) đặc trưng bởi biến dạng khớp (co ... [xem thêm]

Ù tai

(72)
Ù tai không phải là bệnh mà là triệu chứng của một tình trạng sức khỏe khác, như mất thính lực, chấn thương tai hoặc rối loạn hệ tuần hoàn máu.Hiện ... [xem thêm]

Biên trùng do Anaplasma (bệnh Ehrlichiosis bạch cầu hạt)

(100)
Tìm hiểu chungBệnh biên trùng do Anaplasma (bệnh Ehrlichiosis bạch cầu hạt) là bệnh gì?Bệnh biên trùng do Anaplasma, hay còn được gọi là bệnh Ehrlichiosis bạch ... [xem thêm]

Bệnh phong

(91)
Bệnh phong có tên gọi dân gian là bệnh phong cùi, phong hủi. Vây đâu là nguyên nhân, triệu chứng bệnh phong? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau từ ... [xem thêm]

Giới tính mơ hồ

(97)
Tìm hiểu chungGiới tính mơ hồ là bệnh gì?Giới tính mơ hồ là tình trạng hiếm gặp xảy ra khi bộ phận sinh dục ngoài của trẻ sơ sinh không rõ ràng là nam hay ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN