Apo_Amilzide®

(3.66) - 31 đánh giá

Tên gốc: amiloride, hydrochlorothiazide

Tên biệt dược: Apo_Amilzide®

Phân nhóm: thuốc lợi tiểu

Tác dụng

Tác dụng của thuốc Apo_Amilzide® là gì?

Bạn dùng thuốc này để điều trị tăng huyết áp hoặc suy tim sung huyết đối với những bệnh nhân hạ kali máu khi sử dụng thuốc lợi tiểu thiazide hoặc lợi tiểu kali khi sử dụng đơn lẻ hoặc ở bệnh nhân cần duy trì nồng độ kali huyết. Thuốc có thể sử dụng đơn lẻ hoặc phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Apo_Amilzide® cho người lớn như thế nào?

Bạn uống 1-2 viên thuốc (5mg amolorid/50 mg hydroclothiazid) mỗi ngày với bữa ăn.

Liều dùng thuốc Apo_Amilzide® cho trẻ em như thế nào?

Liều lượng chưa được thành lập ở trẻ, nên có thể không an toàn cho con của bạn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin về thuốc.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Apo_Amilzide® như thế nào?

Bạn nên uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và thực hiện theo các hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

Nếu bạn không chắc chắn về bất kì thông tin nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sỹ trước khi sử dụng.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Các triệu chứng quá liều bao gồm mất nước, mất cân bằng điện giải (tăng kali huyết), giảm điện giải (hạ kali huyết, hạ natri huyết, hạ clo huyết).

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Apo_Amilzide®?

Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng sau:

  • Đau bụng;
  • Tiêu chảy;
  • Chán ăn;
  • Đau dạ dày;
  • Ợ hơi;
  • Đau đầu.

Nếu bạn gặp các triệu chứng sau đây, hãy gọi bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế ngay lập tức:

  • Khô miệng, khát nước, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, buồn ngủ, bồn chồn, nhầm lẫn, yếu cơ, đau hoặc chuột rút, nhịp tim nhanh và các dấu hiệu của mất nước và mất cân bằng điện giải;
  • Nhịp tim chậm hoặc không bình thường;
  • Chảy máu bất thường hoặc bầm tím;
  • Vàng da hay mắt;
  • Phát ban;
  • Ngứa;
  • Khó thở hoặc khó nuốt.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Apo_Amilzide®, bạn cần lưu ý điều gì?

Trước khi dùng thuốc này, bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn dị ứng với thuốc có chứa thành phần amilorid, hydroclothiazid, sulfonamide, các thuốc khác hoặc bất kỳ thành phần trong amilorid và hydroclothiazid;
  • Bạn đang sử dụng spirnolacton, các thuốc khác có chứa amteren hoặc bổ sung kali, các thuốc có chứa kali;
  • Bạn đang dùng thuốc theo toa và không kê toa, vitamin, các chất dinh dưỡng, và các sản phẩm thảo dược bạn đang dùng. Hãy chắc chắn đề cập đến bất kỳ những thuốc sau đây: enzyme chuyển hóa angiotensin (ACE) như benazepril (Lotensin®, Lotrel®), captopril (Capoten®), fosinopril, lisinopril (Prinzide®, Zestoretic®), moexipril (Univasc®, Uniretic®) , perindopril (Aceon®), quinapril (Accupril®, Accuretic®), ramipril (Altace®) và trandolapril (Mavik®, Tarka®). Thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II (ARB) như azilsartan (Edarbi®, Edarbyclor®), candesartan (Atacand®, Atacand® HCT), eprosartan (Teveten®, Teveten® HCT), irbesartan (Avapro®, Avalide®), losartan (Cozaar®, Hyzaar®), olmesartan (Benicar®, Azor®, Benicar® HCT), telmisartan (Micardis®, Micardis® HCT) và valsartan (Diovan®, Diovan® HCT, EXFORGE®); barbiturate như phenobarbital và secobarbital (Seconal®), corticosteroid như betamethasone (Celestone®), budesonide (Entocort®), cortisone (Cortone®), dexamethasone (Decadron®), fludrocortisone (Floriner®), hydrocortisone (Cortef®, Hydrocortone®), methylprednisolone (Medrol®), prednisolone (Prelone®), prednisone (Rayos®) và triamcinolone (Aristocort®, Azmacort®), corticotropin (ACTH H.P.®, Acthar® Gel), cyclosporine (Gengraf®, Neoral®, SANDIMUNE®), digoxin (Lanoxin®), insulin và thuốc uống cho bệnh tiểu đường, lithium (Lithobid®), thuốc chống huyết áp cao hoặc các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen (Advil®, Motrin®, những biệt dược khác), indomethacin (Indocin®) và naproxen (Aleve®, Naprosyn®, những biệt dược khác) hoặc tacrolimus (Astagraf XL®, Prograf®). Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều thuốc của bạn hoặc theo dõi một cách cẩn thận về các tác dụng phụ;
  • Bạn bị bệnh thận. Bác sĩ có thể sẽ không kê đơn thuốc Apo_Amilzide®;
  • Bạn có hoặc đã từng có bệnh tiểu đường, bệnh gút, bệnh gan;
  • Bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú. Nếu bạn có thai trong khi dùng amiloride và hydrochlorothiazide, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức;
  • Bạn định phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, báo cho bác sĩ hoặc nha sĩ rằng mình đang dùng amiloride và hydrochlorothiazide.

Bạn nên biết rằng amiloride và hydrochlorothiazide có thể gây chóng mặt, choáng váng và ngất xỉu khi đứng lên đột ngột sau khi nằm, điều này phổ biến hơn khi bạn lần đầu tiên bắt đầu dùng amiloride và hydrochlorothiazide. Để tránh vấn đề này, bạn nên ngồi dậy khỏi giường từ từ, để chân nghỉ ngơi trên sàn nhà trong một vài phút trước khi đứng dậy. Rượu có thể làm tăng các tác dụng phụ.

Nếu đang dùng cholestyramin hoặc colestipol, bạn uống chúng 1 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi uống amiloride và hydrochlorothiazide.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Với phụ nữ có thaicho con bú:

Vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh amiloride có tác hại với phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, hydorclothiazid đi qua sữa mẹ, vì vậy bạn không nên dùng thuốc này khi cho con bú hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này.

Đối với trẻ em:

Tính hiệu quả và an toàn của thuốc chưa được xác định.

Tăng kali huyết

Thuốc này có thể làm tăng kali trong máu. Nguy cư tăng kali máu có thể tăng lên ở những bệnh nhân suy thận hoặc đái tháo đường. Nếu có thể, bạn phải tránh sử dụng thuốc nếu bị suy thận hoặc đái tháo đường.

Tương tác thuốc

Thuốc Apo_Amilzide® có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc Apo_Amilzide® có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ, đặc biệt là:

  • Các chất thuộc nhóm ACEi (ví dụ như captopril) có thể dẫn đến tăng kali nghiêm trọng;
  • Thuốc có chứa kali: tăng nồng độ kali huyết, có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim hoặc tim ngưng đập;
  • Axit bile sequestrant có thể giảm hấp thu thiazide, sử dụng thiazide trước 2 giờ sử dụng axit bile sequestrant;
  • Diazoxide có thể gây tăng đường huyết;
  • Digitalis glycoside, hạ kali huyết gây ra bởi thuốc lợi tiểu và hạ magie huyết có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim do digitalis gây ra;
  • Litium, tình trạng bài tiết litium qua thận có thể giảm xuống;
  • Thuốc lợi tiểu quai (ví dụ như furosemide), làm tăng tác dụng hiệp đồng, kết quả là tăng lợi tiểu và dẫn đến bất thường điện giải;
  • Sulfonylurea (ví dụ như clopropamid), tác dụng hạ đường huyết của sulfonylurea giảm, cần phải tăng liều của sulfonylurea;
  • Tương tác với các xét nghiệm: hydroclothiazid có thể làm giảm nồng độ i-ốt gắn với protein. Thuốc này có thể gây nhiễu chuẩn đoán nồng độ các chất điện giải, nồng độ đường máu và nước tiểu, nồng độ bilirubin huyết và nồng độ axit uric huyết.

Thuốc Apo_Amilzide® có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Apo_Amilzide®?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc Apo_Amilzide® như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Thuốc Apo_Amilzide® có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc Apo_Amilzide® có dạng viên nén hàm lượng 500 mg.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc Chestal®

(29)
Tên gốc: antimonium tartaricum/bryonia alba/coccus cacti/drosera rotundifolia/ipecacuanha/pulsatilla/rumex crispus/spongia tosta/sticta pulmonariaTên biệt dược: Chestal®Phân nhóm: ... [xem thêm]

Thuốc Movicol®

(57)
Tên gốc: macrogol, natri bicarbonate, kali chloride, natri chlorideTên biệt dược: Movicol®Phân nhóm: thuốc nhuận trường, thuốc xổTác dụngTác dụng của thuốc Movicol® ... [xem thêm]

Dipyridamole

(27)
Tên gốc: DipyridamolePhân nhóm: Thuốc kháng đông, chống kết dính tiểu cầu & tiêu sợi huyếtTên biệt dược: Aggrenox®Tìm hiểu chungTác dụng của dipyridamole là ... [xem thêm]

Thuốc pregabalin

(52)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc pregabalin là gì?Thuốc pregabalin được sử dụng để điều trị các cơn đau do tổn thương thần kinh do bệnh đái tháo đường ... [xem thêm]

Thuốc Anginovag®

(50)
Tên gốc: tyrothricin, hydrocortisone acetate, axit beta – glycyrrhetinic, dequalinium, lidocaine hydrochlorideTên biệt dược: Anginovag®Phân nhóm: thuốc dùng trong viêm & loét ... [xem thêm]

Thuốc Bổ phế Nam Hà

(80)
Tên hoạt chất: Bạch linh, mơ muối, bạc hà diệp, tỳ bà diệp, ma hoàng, tang bạch bì, bách bộ, thiên môn, cát cánh, phèn chua, bán hạ, tinh dầu bạc hà, cam ... [xem thêm]

Zidovudine

(35)
Tác dụngTác dụng của zidovudine là gì?Zidovudine thuộc nhóm thuốc kháng khuẩn, phân nhóm thuốc kháng retrovirus.Zidovudine được dùng chung với các loại thuốc trị ... [xem thêm]

Sữa EnfaMama A+Vanilla®

(60)
Tên gốc: sữa bột tách béo (sữa bò), sữa toàn phần (sữa bò), sirô mật bắp (thực vật), đường sucrose (thực vật), khoáng chất (Ca carbonat, Ca phosphat, Cu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN