Bố mẹ nên dạy con quy tắc an toàn để tránh sự cố đáng tiếc

(4.32) - 73 đánh giá

Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là một kỹ năng sống cần thiết mà bố mẹ cần dạy cho con. Bắt cóc trẻ em là nỗi sợ hãi, ám ảnh của bất cứ bậc làm cha mẹ nào. Tuy nhiên, cha mẹ không thể lúc nào cũng ở cạnh để bảo vệ con. Do đó, để đảm bảo sự an toàn cho bé, ba mẹ nên dạy cho bé những kỹ năng và bí quyết để tự bảo vệ bản thân.

Trang bị kỹ năng để bé tự bảo vệ mình luôn là quan điểm được các chuyên gia tâm lý giáo dục nhấn mạnh. Hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về vấn đề này nhé.

1.Dạy trẻ không tiết lộ tên bé

Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em đầu tiên là đừng viết tên bé lên đồ dùng cá nhân, cũng đừng gắn tên bé lên ba lô đeo lưng hay hộp cơm. Việc này sẽ khiến cho người lạ dễ dàng tiếp cận được thông tin cá nhân của bé. Bạn cứ thử tưởng tượng xem, nếu một người lạ đến nói chuyện với bé mà còn biết được tên của bé thì chắc chắn sẽ dễ dàng lấy được lòng tin của bé. Điều này sẽ đưa bé đến những tình huống nguy hiểm.

Tốt hơn, bố mẹ nên viết số điện thoại của mình lên đó, điều này sẽ có ích nếu món đồ bị thất lạc hay mất cắp.

2. Chạy khỏi các xe đang đến gần theo hướng ngược lại

Ba mẹ nên dạy bé không được lại gần xe của người lạ. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ, ba mẹ nên dạy cho bé thêm một nguyên tắc nữa. Đó là nếu một chiếc xe tiến lại gần mà người trong xe đang cố gắng thu hút sự chú ý của bé thì hãy nhanh chóng chạy theo hướng ngược lại với chiếc xe này. Điều này sẽ giúp bé có thêm thời gian để gọi người giúp đỡ.

3. Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em: Nghĩ ra mật khẩu gia đình

Đưa ra mật khẩu gia đình là một ý tưởng khác hay khi dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em. Ba mẹ hãy dạy bé rằng nếu có ai đó đến nói với con: “Đi với chú. Chú sẽ đưa cháu đến gặp bố mẹ” thì điều đầu tiên bé phải làm là hỏi lại: “Bố mẹ cháu tên gì? Mật khẩu gia đình cháu là gì?”. Bố mẹ nên dạy bé một câu mật mã trong tình huống khẩn cấp (ví dụ như nếu bạn nhờ một người khác đến đón bé ở trường thì người đó cần phải biết được câu mật mã của gia đình). Ngoài ra, bạn cũng cần nghĩ ra một câu mật mã mà ít người nghĩ đến như “mèo tơ lông vàng”.

4. Cài đặt ứng dụng theo dõi bé

Nhờ chức năng định vị GPS, các ứng dụng này sẽ giúp bạn giám sát vị trí chính xác của bé và lượng pin điện thoại mà bé còn.

5. Đeo đồng hồ có nút khẩn cấp

Các thiết bị có nút khẩn cấp có thể dưới dạng đồng hồ, dây chìa khóa, vòng tay… Với thiết bị này, bạn có thể theo dõi vị trí của bé. Khi bé bấm nút, bạn hoặc cảnh sát sẽ nhận được tín hiệu.

6. La lên: “Cháu không biết ông ấy/bà ấy”

Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em: La lên:

Dạy bé rằng khi bị người lạ bắt lấy, bé có thể cư xử xấu hơn thông thường như cắn, đá, cào và cố gắng thu hút sự chú ý của những người xung quanh bằng mọi giá. Ngoài ra, bé cũng nên la lớn: “Cháu không quen biết ông ấy/bà ấy. Ông ấy/bà ấy đang muốn bắt cóc cháu”.

7. Ngừng trò chuyện và giữ khoảng cách

Giữ khoảng cách và không nên nói chuyện với người lạ là một điều quan trọng trong kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em. Bạn nên dạy bé rằng bé không bắt buộc phải nói chuyện với người lạ, nếu cuộc trò chuyện dài hơn 5 – 7 giây, tốt hơn là bỏ đi, đến chỗ an toàn. Khi nói chuyện, bé nên đứng cách xa từ 2 – 2,5m. Nếu người tiến lại gần, hãy lùi ra sau. Thực tập tình huống này với bé, cho bé thấy 2,5m là như thế nào và nhấn mạnh rằng luôn giữ khoảng cách đó dù có chuyện gì đi nữa.

8. Tránh vào thang máy với người lạ

Bạn hãy dạy bé chờ thang máy trong tư thế dựa lưng vào tường để có thể quan sát mọi người xung quanh. Nếu có người lạ bước vào thang chung với bé, hãy dạy bé tìm cách kiếm cớ để không phải đi chung thang máy với người này. Tốt nhất là giả vờ quên một thứ gì đó để rời đi. Nếu người đó kiên trì mời bé vào thang máy cùng, bé nên đáp lại một cách lịch sự: “Bố mẹ dặn cháu chỉ đi thang máy một mình hoặc cùng hàng xóm”. Nếu người lạ cố gắng lôi bé vào thang máy, bịt miệng bé thì bé phải hét lên, cắn người đó đó để thoát ra và tìm sự giúp đỡ.

9. Không để người lạ biết ba mẹ vắng nhà

Giải thích với bé rằng nếu có người gõ cửa nhưng không nhìn thấy rõ ai ở bên ngoài, không có ai trả lời khi bé hỏi: “Ai đấy?” thì bé không được phép mở cửa, dù là mở hé để nhìn ra bên ngoài xem. Ngoài ra, bạn nên dạy bé không nên cho người lạ biết là bố mẹ không ở nhà, dù người đó khẳng định họ là bạn của bố mẹ hoặc người đến sửa điện. Nếu người lạ kiên trì và cố gắng tìm cách mở cửa, bé phải gọi cho bố mẹ hoặc hàng xóm ngay.

10. Tránh gặp những bạn trên mạng một mình

Cảnh báo với bé rằng ngày nay tội phạm có thể tìm thấy con mồi thông qua Internet và nếu người bạn trên mạng nói rằng anh ta là “cậu Minh gần nhà” thì chưa chắc đó là cậu bạn 10 tuổi mà bé quen. Việc trò chuyện với bạn trên mạng khiến bé dễ rơi vào tình huống nguy hiểm.

Trẻ phải nhớ không được nói với người lạ, kể cả trẻ con, số điện thoại, địa chỉ, hoặc tên của mình. Bé không được gửi hình ảnh của mình cho người bạn trên mạng cũng như không được gặp riêng người lạ quen trên mạng.

Ngoài kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em, bố mẹ cần dạy trẻ thêm nhiều kỹ năng sống để bé tự tin bước vào đời. Bố mẹ hãy tham khảo thêm bài viết “18 kỹ năng sống cho trẻ, bố mẹ cần đang bị cho con“.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đái tháo đường típ 2 hủy hoại cơ thể người bệnh như thế nào?

(58)
Nhiều người khi được chẩn đoán mắc đái tháo đường típ 2 liền đặt ra câu hỏi liệu đái tháo đường típ 2 có nguy hiểm không? Thật sự, đây là một ... [xem thêm]

Suy gan cấp ở trẻ nhỏ: Những điều bố mẹ cần lưu ý

(93)
Suy gan cấp là tình trạng sức khỏe nguy hiểm không chỉ tác động đến gan mà nhiều bộ phận khác trong cơ thể cũng có nguy cơ chịu ảnh hưởng. Căn bệnh này ... [xem thêm]

Đi tìm nguyên nhân và triệu chứng dị ứng thuốc

(76)
Tìm hiểu chungDị ứng thuốc là gì?Dị ứng thuốc được định nghĩa là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch trước một loại thuốc mà bạn đang dùng. Tất ... [xem thêm]

Những thông tin hữu ích về bệnh gan do rượu

(49)
Tìm hiểu chungSuy gan là bệnh gì?Việc tiếp xúc với virus hoặc hóa chất độc hại có thể gây hại cho gan. Khi gan bị tổn thương, bạn có thể bị suy gan. Ở ... [xem thêm]

10 dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu dễ nhận biết

(15)
Tham khảo: Tính ngay ngày dự sinh của bạn nhanh, chính xác Thực tế là rất khó xác định thời điểm chính xác bạn sẽ chuyển dạ là khi nào để có thể chuẩn ... [xem thêm]

Những thông tin hữu ích về bệnh Rosacea

(87)
Bệnh Rosacea (hay còn gọi là chứng đỏ mặt) là một bệnh về da, gây mẩn đỏ ở mặt và thường tạo ra những vết màu đỏ, mụn đỏ hay mụn mủ. Bệnh làm ... [xem thêm]

Bạn cần biết gì khi cho trẻ 1-3 tháng tuổi ăn?

(50)
Trong ba tháng đầu đời, sữa mẹ hoặc sữa bột sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Nhưng đến giai đoạn bé bắt đầu phát ... [xem thêm]

Những điều mẹ nên chú ý khi mang thai lần 2

(38)
Nhiều bà mẹ nghĩ rằng mang thai lần 2 sẽ thoải mái và dễ chịu hơn, nhưng thực chất ngược lại. Lần thai kỳ kế tiếp sẽ mệt mỏi và đau nhức hơn. Lần ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN