Bạn cần biết gì khi cho trẻ 1-3 tháng tuổi ăn?

(4.38) - 50 đánh giá

Trong ba tháng đầu đời, sữa mẹ hoặc sữa bột sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Nhưng đến giai đoạn bé bắt đầu phát triển cả thể chất và trí não, quá trình cho ăn của bé sẽ tiến triển nhanh chóng. Nhìn chung, bé sẽ uống nhiều sữa hơn trong lúc bú (vì vậy bạn sẽ không cần phải cho bé bú thường xuyên như trước) và bé cũng sẽ ngủ lâu hơn vào buổi tối.

Mặc dù ở giai đoạn này bé không có bất cứ thay đổi nào trong chế độ dinh dưỡng, bạn vẫn có thể nhận biết được một vài thay đổi trong việc đại tiện của bé. Ruột của con bạn có thể chứa nhiều thức ăn hơn và hấp thụ được dinh dưỡng nhiều hơn từ sữa, do đó phân bé có thể bị lỏng, phản xạ dạ dày giảm dần, do đó bé không còn đi đại tiện sau mỗi lần bú. Thực tế vào giữa tháng thứ 2-3, tần suất đi đại tiện của trẻ bú sữa mẹ cũng như trẻ uống sữa bột có thể giảm rõ rệt. Vài trẻ bú mẹ chỉ đi đại tiện 3-4 lần mỗi ngày, một vài bé bú mẹ khỏe mạnh chỉ đi đại tiện một lần một tuần. Miễn là bé ăn tốt, tăng cân và phân không quá khô hoặc cứng thì bạn không có lý do gì phải lo lắng về điều này cả.

Con bạn có đang uống đủ lượng sữa cần thiết?

Cách tốt nhất để xem bé có dùng đủ sữa hay không là giám sát sự phát triển của bé. Bác sĩ sẽ đo cân nặng, chiều cao và kích thước đầu cho bé mỗi lần thăm khám. Hầu hết trẻ bú sữa mẹ đều sẽ tiếp tục yêu cầu được cho bú suốt ngày và đêm. Lượng sữa trung bình mà bé tiêu thụ ở một lần bú sẽ tăng lên từ từ, từ khoảng 120 -150 ml trong tháng thứ 2 lên tới 150-180 ml ở tháng thứ 4, tuy nhiên lượng tăng sữa này rất khác nhau giữa các bé. Lượng sữa bé nạp vào hàng ngày nên nằm trong khoảng từ 750-900 ml ở tháng thứ 4. Thông thường, lượng sữa này sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho các bé ở độ tuổi này.

Nếu con bạn cứ có vẻ đói liên tục sau khi đã được ăn đủ lượng sữa mà bạn nghĩ rằng là vừa phải, hãy dẫn bé đi khám bác sĩ khoa nhi. Khi trẻ sơ sinh bú mẹ không tăng cân, rất có thể lượng sữa mà bạn cung cấp đã giảm. Nếu lượng cung cấp sữa cho bé từng đủ nhưng bây giờ lại giảm thì việc sụt giảm này có thể liên quan đến việc người mẹ đi làm trở lại mà không bơm đủ sữa hoặc do người mẹ bị stress, do khoảng cách giữa các giấc ngủ của bé dài hơn nên không bú đủ số lượng sữa cần thiết hoặc hàng loạt các yếu tố khác. Bạn có thể áp dụng một vài kỹ thuật để làm tăng lượng cung cấp sữa và lượng tiêu thụ của bé. Hãy thử làm tăng số lần cho bé bú và dùng dụng cụ hút sữa để làm tăng lượng sữa sản xuất trong cơ thể bạn. Nếu bạn vẫn tiếp tục lo lắng về lượng cung cấp sữa, hãy xin ý kiến của bác sĩ hoặc tư vấn viên về việc có nên tiếp tục cho bé uống sữa mẹ.

Bé có nên ăn dặm vào thời điểm này?

Thông thường, bạn nên tránh cho trẻ em ăn dặm trước khi được sáu tháng tuổi và hoàn toàn không được cho bé ăn loại thức ăn này trước khi được bốn tháng tuổi. Nguyên nhân của lời khuyên trên là khi bạn đút cho trẻ nhỏ hơn bốn tháng tuổi ăn bằng muỗng, bé sẽ duỗi lưỡi ra và đẩy thức ăn ra ngoài – đây là một phản xạ bình thường ở giai đoạn này. Ở độ tuổi từ 4-5 tháng tuổi, phản xạ đẩy lưỡi sẽ biến mất và khi con bạn được sáu tháng tuổi, bé có thể đưa một lượng nhỏ thức ăn được xay nhuyễn từ trước miệng sang sau khoang miệng và nuốt thức ăn. Nhưng nếu bé có vẻ không muốn ăn thức ăn dặm, hãy tránh cho bé ăn thức ăn dặm trong khoảng 1-2 tuần và sau đó cho bé thử lại lần nữa. Nếu tình trạng kháng cự thức ăn vẫn tiếp diễn, bạn nên nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để chắc chắn rằng sự kháng cự của bé không phải là dấu hiệu của bất kỳ bệnh tật nào.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 thói quen giúp bạn đảm bảo sức khỏe khi làm mẹ

(54)
Với bao nhiêu lo lắng từ công ty về đến nhà, việc dậy sớm tập thể dục bỗng trở nên thật xa xỉ khi bạn chỉ muốn được ngủ thoải mái đến sáng. ... [xem thêm]

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không?

(26)
Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không là băn khoăn thường gặp của rất nhiều bà mẹ. Mặc dù nước là thành phần quan trọng của cơ thể nhưng ở giai ... [xem thêm]

Mẹ bầu nên biết gì về tình trạng chuyển dạ nhanh?

(78)
Một số yếu tố dẫn đến việc chuyển dạ nhanh bao gồm trẻ sơ sinh có thân hình nhỏ hơn, tử cung co bóp mạnh, đã từng chuyển dạ nhanh ở lần mang thai ... [xem thêm]

Bị nhiệt miệng, phải đối phó làm sao?

(20)
Cơn đau khi bị nhiệt miệng tuy không quá lớn nhưng cũng đủ để khiến bạn không thể ăn uống, sinh hoạt hay ngủ nghỉ bình thường. Thế nhưng nếu biết rõ ... [xem thêm]

Chăm sóc người bệnh ung thư đại tràng hiệu quả

(65)
Trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật hoặc do các tác dụng phụ không mong muốn của hóa trị, bạn có thể cảm thấy chán ăn. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng ... [xem thêm]

Vỏ gối lụa: Bí quyết giúp bạn ngủ ngon và làm đẹp

(49)
Vỏ gối lụa tơ tằm không chỉ khiến phòng ngủ của bạn thêm sang trọng mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp. Bạn có biết vỏ gối ... [xem thêm]

Các bệnh về túi mật gây khó chịu trong thai kỳ thường gặp

(94)
Phụ nữ trong độ tuổi từ 20 – 60 sẽ dễ bị sỏi mật hơn so với nam giới. Có 2 – 4% phụ nữ mang thai bị sỏi mật được phát hiện qua siêu âm. Vẫn còn ... [xem thêm]

Làm thế nào khi “cậu nhỏ” bị đau?

(45)
Hẳn là bạn đã từng nhìn thấy trên phim cảnh một anh chàng bị đánh vào ngay vùng kín và lăn ra vì đau đớn. Tại sao khu vực này lại nhạy cảm đến vậy và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN