Những thông tin hữu ích về bệnh gan do rượu

(3.63) - 49 đánh giá

Tìm hiểu chung

Suy gan là bệnh gì?

Việc tiếp xúc với virus hoặc hóa chất độc hại có thể gây hại cho gan. Khi gan bị tổn thương, bạn có thể bị suy gan. Ở những người bị tổn thương gan, gan có thể không còn hoạt động chính xác.

Suy gan là một tình trạng nghiêm trọng. Nếu bị suy gan, bạn sẽ được điều trị ngay lập tức.

Các dạng suy gan

Suy gan có thể cấp tính hoặc mạn tính.

Suy gan cấp tính

Suy gan cấp tính thường tấn công nhanh. Bạn sẽ bị mất chức năng gan trong vài tuần hoặc thậm chí vài ngày. Bệnh có thể xảy ra đột ngột, mà không hiển thị bất kỳ triệu chứng nào.

Nguyên nhân thường gặp gây ra suy gan cấp tính bao gồm ngộ độc nấm hoặc quá liều thuốc, có thể xảy ra do uống quá nhiều acetaminophen (Tylenol).

Suy gan mãn tính

Suy gan mãn tính phát triển chậm hơn. Nó có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm trước khi bạn có bất kỳ triệu chứng nào. Suy gan mạn tính thường là kết quả của xơ gan, thường do sử dụng rượu lâu dài. Xơ gan xảy ra khi mô gan khỏe mạnh trở thành mô sẹo.

Trong thời gian suy gan mãn tính, gan của bạn bị viêm. Tình trạng viêm này gây ra sự hình thành mô sẹo theo thời gian. Khi các mô bị sẹo, bạn sẽ bị suy gan.

Ngoài ra, có ba loại suy gan liên quan đến rượu:

  • Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu: bệnh gan nhiễm mỡ do rượu là kết quả của các tế bào mỡ lắng đọng trong gan. Bệnh thường xuất hiện ở những người uống nhiều rượu và những người béo phì.
  • Viêm gan do rượu: viêm gan do rượu được đặc trưng bởi các tế bào mỡ trong gan, viêm và xơ gan.
  • Xơ gan do rượu: xơ gan do rượu được coi là loại nặng nhất trong ba loại.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của suy gan là gì?

Các triệu chứng của suy gan gồm:

  • Buồn nôn
  • Mất vị giác
  • Mệt mỏi
  • Tiêu chảy
  • Vàng da và vàng mắt
  • Giảm cân
  • Bầm tím hoặc dễ chảy máu
  • Phù nề, tích tụ dịch trong chân
  • Cổ trướng, tích tụ dịch trong bụng

Những triệu chứng này cũng có thể liên quan đến các vấn đề hoặc rối loạn khác, có thể làm cho bác sĩ khó chẩn đoán suy gan. Một số người không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi suy gan của họ tiến triển đến giai đoạn tử vong. Bạn có thể bị mất phương hướng, buồn ngủ hoặc thậm chí hôn mê khi bạn đạt đến giai đoạn này.

Nếu bạn mắc bệnh gan do rượu, bạn có thể bị vàng da. Độc tố có thể tích tụ trong não và gây mất ngủ, thiếu tập trung và thậm chí giảm chức năng tâm thần. Bạn cũng có thể bị lách to, xuất huyết dạ dày và suy thận. Ung thư gan cũng có thể phát triển.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của hội chứng hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây suy gan là gì?

Các nguyên nhân phổ biến gây suy gan mạn tính gồm:

  • Viêm gan B
  • Viêm gan C
  • Uống nhiều rượu
  • Xơ gan
  • Hemochromatosis (một rối loạn di truyền làm cho cơ thể hấp thu và lưu trữ quá nhiều chất sắt)
  • Suy dinh dưỡng

Nguyên nhân gây suy gan cấp tính gồm:

  • Quá liều acetaminophen (Tylenol)
  • Virus gây viêm gan B, A và C (đặc biệt ở trẻ em)
  • Phản ứng với một số loại thuốc theo toa và thảo dược nhất định
  • Ăn nấm độc

Chẩn đoán & Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán suy gan?

Nếu bạn đang có các triệu chứng của suy gan, hãy đến gặp bác sĩ. Hãy chắc chắn cho bác sĩ biết nếu bạn có tiền sử nghiện rượu, bất thường về di truyền hoặc các tình trạng sức khỏe khác. Một số xét nghiệm sàng lọc máu có thể được thực hiện để phát hiện bất kỳ bất thường trong máu liên quan đến suy gan.

Nếu bạn bị ngộ độc thuốc, chẳng hạn như từ acetaminophen, bác sĩ có thể kê toa thuốc để đảo ngược tác dụng. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc để ngăn chặn bất kỳ tình trạng xuất huyết trong.

Sinh thiết là một xét nghiệm thông thường được sử dụng để xác định tổn thương gan. Trong sinh thiết gan, một mảnh gan nhỏ của bạn được lấy và kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Một số tổn thương gan có thể điều trị và phục hồi được nếu phát hiện sớm. Gan bị tổn thương có thể tự phục hồi hoặc nhờ đến thuốc.

Bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nếu thừa cân hoặc có chế độ ăn nhiều chất béo. Thay đổi lối sống với chế độ ăn uống lành mạnh có thể tốt cho sức khỏe. Nếu bạn bị tổn thương gan và uống rượu, việc cai rượu cũng rất quan trọng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị suy gan?

Việc điều trị phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Bác sĩ có thể kê toa thuốc để điều trị bệnh. Nếu chỉ một phần gan bị tổn thương, bạn cần được phẫu thuật để loại bỏ phần bị tổn thương. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra hình ảnh của gan để tìm tổn thương.

Nếu một gan khỏe mạnh bị tổn thương, nó có thể khỏe mạnh trở lại. Nếu tổn thương quá nặng, đôi khi có thể xảy ra trường hợp suy gan cấp tính. Lúc này, bạn cần phải ghép gan.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý suy gan?

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Khó thở: Các nguyên nhân và cách ngăn ngừa tình trạng này

(86)
Bạn đã bao giờ cảm thấy khó thở hay chưa? Đó có phải là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó hay không? Làm thế nào để bạn nắm rõ nguyên nhân cũng như ... [xem thêm]

Mẹo phân xử khi các con cãi nhau

(44)
Trong khi nhiều gia đình có các con yêu thương nhau thì một vài gia đình lại có con cái bất hòa với anh chị em của mình. Sự mâu thuẫn giữa các con có thể bắt ... [xem thêm]

Sử dụng máy điều hòa thế nào trong phòng trẻ sơ sinh?

(54)
Trẻ nhỏ ở trong máy lạnh lâu dễ bị mất nước, các bệnh về đường hô hấp. Do đó, bạn cần biết cách sử dụng máy điều hòa đúng để bảo vệ sức ... [xem thêm]

Vượt qua ý định tự tử không khó!

(44)
Đã bao giờ bạn cảm thấy nỗi đau quá choáng ngợp đến nỗi bạn nghĩ về việc tự làm đau chính mình hay tự tử? Bạn không hề đơn độc. Nhiều người trong ... [xem thêm]

7 thói quen không tốt khi nuôi con bằng sữa mẹ

(12)
Trong giai đoạn cho con bú sữa mẹ, có một số thói quen của mẹ có thể ảnh hưởng đến bé. Hãy sớm thay đổi để con luôn được bú dòng sữa ngọt ... [xem thêm]

Dầu cám gạo: Gợi ý mới cho căn bếp của gia đình

(60)
Dầu cám gạo ngày càng được ưa chuộng và quảng bá rộng rãi nhờ vào những tác dụng tốt cho sức khỏe chẳng hạn như giúp giảm cân, có lợi cho tim…Dầu ... [xem thêm]

Liệu pháp Chelation cho người mắc bệnh tim mạch

(43)
Làm thế nào để kiểm soát được cân nặng nếu bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đã từng gặp những vấn đề liên quan chẳng hạn như đau ... [xem thêm]

13 cách làm mặt nạ chuối trị nám da và tóc xơ rối

(42)
Ở Việt Nam, chuối là loại trái cây rất được ưa chuộng. Chúng không chỉ là loại thực phẩm giàu chất xơ tốt cho cơ thể mà còn có rất nhiều công dụng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN