Da vẽ nổi

(4.02) - 99 đánh giá

Tìm hiểu chung

Chứng da vẽ nổi là gì?

Chứng da vẽ nổi là một tình trạng được gọi là viết trên da. Những người bị bệnh da vẽ nổi chỉ cần bị xước da nhẹ, các vết trầy xước sẽ đỏ lên thành một vết lằn lớn tương tự như phát ban. Những dấu hiệu này thường biến mất trong vòng 30 phút.

Nguyên nhân gây chứng da vẽ nổi không rõ, nhưng nó có thể bị kích hoạt ở một số người bị nhiễm trùng, cảm xúc buồn hoặc sử dụng thuốc như penicillin.

Hầu hết những người có chứng da vẽ nổi không cần điều trị. Nếu các dấu hiệu và triệu chứng đặc biệt khó chịu, bác sĩ có thể đề nghị dùng các loại thuốc chống dị ứng như cetirizine (Zyrtec) hoặc diphenhydramine (Benadryl).

Mức độ phổ biến của chứng da vẽ nổi

Khoảng 5% số người mắc tình trạng này và bệnh phổ biến nhất ở trẻ lớn và người lớn tuổi. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng da vẽ nổi?

Các triệu chứng thường gặp của chứng da vẽ nổi là:

  • Các đường nổi lên, màu đỏ
  • Sưng
  • Viêm
  • Vết lằn giống như bị mề đay
  • Ngứa

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể xảy ra trong vòng vài phút khi da bị cọ xát hoặc trầy xước và thường biến mất trong vòng 30 phút. Hiếm khi các triệu chứng tồn tại lâu hơn và kéo dài vài giờ đến vài ngày.

Tình trạng da vẽ nổi có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra chứng da vẽ nổi?

Nguyên nhân chính xác gây chứng da vẽ nổi không được biết. Tình trạng này được cho là gây ra bởi:

  • Căng thẳng
  • Có lịch sử bị dị ứng
  • Cọ xát quá mức vào quần áo hoặc chăn mền
  • Nhiễm trùng
  • Sử dụng một số loại thuốc bao gồm penicilin
  • Các bài tập gây chà xát da quá mức (như đấu vật).

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng da vẽ nổi?

Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc tình trạng này như:

  • Da khô
  • Có tiền sử viêm da
  • Thanh niên trẻ
  • Thường xuyên bị trầy xước da
  • Có bệnh tuyến giáp
  • Có rối loạn thần kinh hoặc bệnh nội khoa gây ngứa da

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng da vẽ nổi?

Bác sĩ có thể chẩn đoán chứng da vẽ nổi bằng một xét nghiệm đơn giản. Bác sĩ vẽ trên da cánh tay hoặc lưng để xem có xuất hiện một đường màu đỏ, sưng lên hoặc lằn da trong vòng vài phút hay không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng da vẽ nổi?

Các triệu chứng của chứng da vẽ nổi thường biến mất và điều trị cho chứng da vẽ nổi thường không cần thiết. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nặng lên hoặc gây khó chịu, bác sĩ có thể khuyến nghị dùng thuốc kháng histamin như diphenhydramine (Benadryl), fexofenadine (Allegra) hoặc cetirizine (Zyrtec).

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý điều trị chứng da vẽ nổi?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với chứng da vẽ nổi:

  • Tránh kích thích da. Không sử dụng xà phòng mạnh trên da. Không mặc quần áo làm bằng chất liệu gây ngứa như len. Tắm nước nóng hoặc bồn tắm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
  • Không gãi da. Nếu bạn bị chứng da vẽ nổi hoặc các tình trạng da khác có thể gây ngứa thường xuyên, hãy cố gắng tránh làm xước da. Gãi sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng này.
  • Giữ cho da được dưỡng ẩm. Da khô có xu hướng làm cho da bị ngứa. Làm ẩm da bằng cách sử dụng các loại kem và bôi kem sau khi tắm.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm tá tràng

(49)
Tìm hiểu chungViêm tá tràng là bệnh gì?Viêm tá tràng là tình trạng viêm xảy ra ở tá tràng, phần đầu của ruột non. Viêm niêm mạc tá tràng có thể gây ra đau ... [xem thêm]

U răng

(41)
Tìm hiểu chungU răng là bệnh gì?U răng là một khối u lành tính liên quan đến sự phát triển răng. Cụ thể, đó là một u mô thừa nha khoa, bao gồm các mô răng ... [xem thêm]

Bệnh não

(78)
Tìm hiểu chungBệnh não là gì?Bệnh não đề cập đến bất kỳ bệnh lý thoái hóa của bộ não, thường được phân loại thành:Bệnh lý tuần hoàn có ảnh ... [xem thêm]

Lao phổi

(88)
Bệnh lao là thuật ngữ đề cập đến một nhóm bệnh lý mang tính lây truyền cao. Trong đó, phổ biến nhất là lao phổi chiếm tỷ lệ 80 – 85% tổng số ca bệnh. ... [xem thêm]

Tụt nướu

(92)
Tìm hiểu chungTụt nướu là bệnh gì?Tụt nướu (teo rút nướu) là tình trạng mà khi nướu bị kéo trở lại từ bề mặt răng, để lộ bề mặt chân răng. Đây ... [xem thêm]

Bọ chét cắn

(24)
Bọ chét là một bộ côn trùng nhỏ, không có cánh nên đặc điểm chuyển động là nhảy và có thành phần loài rất phong phú. Ở Việt Nam đã phát hiện được ... [xem thêm]

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là bệnh gì? Cách chữa bệnh sao cho hiệu quả?

(46)
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là chứng bệnh tâm lý làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân ... [xem thêm]

Rối loạn phân liệt cảm xúc

(64)
Tìm hiểu chungRối loạn phân liệt cảm xúc là bệnh gì?Rối loạn phân liệt cảm xúc là tình trạng trong đó bao gồm các đặc tính của tâm thần phân liệt và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN