Rối loạn trầm cảm dai dẳng

(4.03) - 41 đánh giá

Tìm hiểu chung

Rối loạn trầm cảm dai dẳng là bệnh gì?

Rối loạn trầm cảm dai dẳng, hay còn gọi là chứng trầm cảm thường xuyên, là một loại bệnh trầm cảm mãn tính. Bạn có thể mất hứng thú trong các hoạt động bình thường hàng ngày, cảm thấy vô vọng, năng suất giảm, lòng tự trọng thấp và có cảm giác hụt hẫng. Những cảm xúc này kéo dài trong nhiều năm và có thể ảnh hưởng đáng kể đến các mối quan hệ, học tập, công việc cũng như các hoạt động hàng ngày của bạn.

Nếu mắc rối loạn trầm cảm dai dẳng, bạn khó tìm thấy cảm giác lạc quan thậm chí vào những dịp hạnh phúc nhất. Bạn có thể được mọi người mô tả là người có tính cách ảm đạm, hay phàn nàn hoặc buồn chán. Mặc dù rối loạn trầm cảm dai dẳng không nghiêm trọng như trầm cảm nặng, nhưng tâm trạng chán nản hiện tại của bạn có thể từ mức độ nhẹ, trung bình đến nặng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn trầm cảm dai dẳng?

Các triệu chứng phổ biến của rối loạn trầm cảm dai dẳng là:

  • Mất hứng thú trong các hoạt động hàng ngày
  • Buồn, trống rỗng hoặc tụt cảm giác
  • Tuyệt vọng
  • Mệt mỏi và thiếu năng lượng
  • Lòng tự trọng thấp, tự chê trách hoặc cảm thấy không có khả năng
  • Khó tập trung và đưa ra các quyết định
  • Khó chịu hoặc nóng giận quá mức
  • Kém năng động, hiệu quả và năng suất thấp
  • Tránh các hoạt động xã hội
  • Cảm giác tội lỗi và những lo lắng về quá khứ
  • Mất cảm giác ngon miệng hoặc ăn quá nhiều
  • Rối loạn giấc ngủ

Ở trẻ em, triệu chứng của rối loạn trầm cảm dai dẳng có thể bao gồm tâm trạng chán nản và cáu gắt.

Các triệu chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng thường đến và đi trong một khoảng thời gian vài năm, cường độ của chúng có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, các triệu chứng thường không biến mất trong vòng hơn hai tháng mỗi đợt. Bên cạnh đó, các đợt trầm cảm nặng có thể xảy ra trước hoặc trong thời gian rối loạn trầm cảm dai dẳng – điều này đôi khi được gọi là trầm cảm đúp.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Khi những cảm xúc này tồn tại một thời gian dài, bạn có thể cho rằng chúng là một phần cuộc sống của mình. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng của rối loạn trầm cảm dai dẳng, hãy đến gặp bác sĩ.

Nói chuyện với bác sĩ về các triệu chứng của bạn hoặc tìm sự giúp đỡ trực tiếp từ các phòng khám về sức khỏe tâm thần. Nếu bạn chưa muốn gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần, chia sẻ với những người có thể hướng dẫn bạn điều trị, cho dù đó là bạn bè, người thân, giáo viên hoặc ai đó mà bạn tin tưởng.

Nếu bạn nghĩ mình có thể gây tổn thương cho bản thân hoặc tìm cách tự tử, hãy nói với người thân trong gia đình ngay lập tức.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra rối loạn trầm cảm dai dẳng?

Nguyên nhân chính xác của rối loạn trầm cảm dai dẳng vẫn chưa rõ. Trầm cảm nặng có thể bao gồm nhiều nguyên nhân như:

  • Sự khác biệt sinh học. Những người bị rối loạn trầm cảm dai dẳng có những thay đổi về thể chất trong não của họ. Mức độ thay đổi này dù chưa chắc chắn cũng có thể giúp xác định nguyên nhân.
  • Các chất hóa học trong não. Các chất dẫn truyền thần kinh là các chất hóa học tự nhiên trong não có thể đóng một vai trò trong trầm cảm. Nghiên cứu gần đây cho thấy những thay đổi chức năng và tác động của các chất dẫn truyền thần kinh và cách chúng tương tác với các mạch thần kinh liên quan đến việc duy trì sự ổn định tâm trạng, đóng một vai trò quan trọng trong trầm cảm và cách điều trị nó.
  • Đặc điểm di truyền. Rối loạn trầm cảm dai dẳng dường như phổ biến hơn ở những người có người thân mắc bệnh này. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm ra gen liên quan đến bệnh trầm cảm.
  • Các sự kiện cuộc sống. Với trầm cảm nặng, các sự kiện đau buồn như mất người thân, vấn đề tài chính hoặc căng thẳng quá mức có thể gây ra rối loạn trầm cảm dai dẳng ở một số người.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị rối loạn trầm cảm dai dẳng?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra rối loạn trầm cảm dai dẳng như:

  • Có người thân gần nhất bị trầm cảm hoặc các rối loạn trầm cảm khác
  • Các sự kiện đau buồn và căng thẳng như mất người thân hoặc vấn đề tài chính
  • Các tính cách bao gồm tiêu cực, lòng tự trọng thấp và quá phụ thuộc, tự chỉ trích bản thân hoặc bi quan
  • Lịch sử bị các rối loạn sức khỏe tâm thần khác như rối loạn nhân cách

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ..

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán rối loạn trầm cảm dai dẳng?

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử về tâm trạng của bạn và các triệu chứng sức khỏe tâm thần khác. Kiểm tra máu và nước tiểu được thực hiện để loại trừ các nguyên nhân gây bệnh trầm cảm.

Những phương pháp nào dùng để điều trị rối loạn trầm cảm dai dẳng?

Hai phương pháp điều trị chính cho rối loạn trầm cảm dai dẳng là thuốc và liệu pháp tâm lý. Các phương pháp điều trị bác sĩ khuyến cáo tuỳ thuộc vào các yếu tố như:

  • Mức độ nghiêm trọng các triệu chứng bạn có
  • Mong muốn giải quyết các vấn đề tình cảm hoặc các tình huống ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn
  • Sở thích cá nhân của bạn
  • Các phương pháp điều trị trước đây
  • Khả năng chịu đựng thuốc
  • Các vấn đề tình cảm khác bạn có thể có

Tâm lỳ trị liệu có thể được đề nghị đầu tiên cho trẻ em và thanh thiếu niên bị rối loạn trầm cảm dai dẳng, nhưng điều này phụ thuộc vào từng cá nhân. Đôi khi, thuốc chống trầm cảm cũng cần thiết.

Thuốc

Các loại thuốc chống trầm cảm phổ biến nhất dùng để điều trị rối loạn trầm cảm dai dẳng bao gồm:

  • Các chất ức chế tái hấp thu serotonin (SSRIs) chọn lọc
  • Thuốc thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs)
  • Serotonin và chất ức chế tái hấp thu norepinephrine (SNRIs)

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ về các tác dụng phụ của thuốc.

Tâm lý trị liệu

Liệu pháp tâm lý là một thuật ngữ chung cho điều trị trầm cảm bằng cách nói chuyện về tình trạng và các vấn đề có liên quan của bạn với bác sĩ tâm thần. Tâm lý trị liệu còn được gọi là liệu pháp nói chuyện hoặc tư vấn tâm lý.

Các loại khác nhau của tâm lý trị liệu như liệu pháp nhận thức hành vi có thể cải thiện rối loạn trầm cảm dai dẳng. Bạn và bác sĩ chuyên khoa có thể thảo luận về loại hình điều trị phù hợp, mục tiêu điều trị và các vấn đề khác như thời gian điều trị.

Tâm lý trị liệu có thể giúp bạn:

  • Điều chỉnh khi gặp khủng hoảng hay các khó khăn hiện tại
  • Xác định các vấn đề làm tăng trầm cảm và thay đổi những hành vi làm cho bệnh nặng hơn
  • Xác định niềm tin, các hành vi tiêu cực và thay thế chúng với những thứ tích cực, lành mạnh
  • Tìm cách tốt hơn để đối phó và giải quyết vấn đề
  • Khám phá các mối quan hệ, trải nghiệm và phát triển các tương tác tích cực với những người khác
  • Lấy lại cảm giác hài lòng và kiểm soát cuộc sống của bạn giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm như vô vọng và tức giận
  • Học cách thiết lập các mục tiêu thực tế cho cuộc sống.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn trầm cảm?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với rối loạn trầm cảm dai dẳng:

  • Tuân thủ kế hoạch điều trị. Đừng bỏ các buổi trị liệu tâm lý hoặc các cuộc hẹn khám. Dù bạn cảm thấy tốt hơn cũng không tự bỏ thuốc. Hãy cho mình thời gian để các triệu chứng cải thiện dần dần.
  • Tìm hiểu về rối loạn trầm cảm dai dẳng. Tìm hiểu về tình trạng của bạn có thể giúp bạn tuân thủ điều trị tốt hơn. Khuyến khích gia đình cùng tìm hiểu về rối loạn trầm cảm để giúp họ hiểu và ủng hộ bạn.
  • Hãy chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo. Đến gặp bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu những yếu tố có thể kích hoạt các triệu chứng của bạn. Lên kế hoạch để bạn biết phải làm gì nếu các triệu chứng tồi tệ hơn hoặc tái lại. Liên lạc bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa nếu bạn nhận thấy sự thay đổi các triệu chứng. Hãy nhờ các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè theo dõi các dấu hiệu cảnh báo cho bạn.
  • Chăm sóc bản thân. Ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất và ngủ đủ giấc. Cân nhắc đi bộ, chạy bộ, bơi lội, làm vườn hay cách khác hoạt động mà bạn thích. Giấc ngủ rất quan trọng cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ, hãy nói chuyện với bác sĩ để có giấc nhủ tốt hơn .
  • Tránh uống rượu và các loại thuốc giải trí. Rượu hay ma túy có vẻ làm giảm bớt các triệu chứng trầm cảm, nhưng về lâu dài chúng thường làm tình trạng trầm cảm xấu đi và khó khăn hơn để điều trị. Nói chuyện với bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa nếu bạn cần cai rượu hoặc lạm dụng ma túy.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sốt chikungunya

(77)
Tìm hiểu chungSốt chikungunya là bệnh gì?Chikungunya là virus lây truyền bởi muỗi. Bệnh nhân nhiễm bệnh thường bắt đầu sốt đột ngột và đau khớp nặng.Virus ... [xem thêm]

Hội chứng rượu bào thai

(28)
Tìm hiểu chungHội chứng rượu bào thai gì?Uống rượu khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh và chậm phát triển trí não cho trẻ khi sinh ra. Trong thực tế, ... [xem thêm]

Phẫu thuật mắt LASIK

(41)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật mắt LASIK là gì?Phẫu thuật mắt LASIK là một phẫu thuật được sử dụng để điều chỉnh thị lực ở những người cận thị, loạn ... [xem thêm]

Bệnh hạch nền

(57)
Tìm hiểu chungBệnh hạch nền là gì?Bệnh hạch nền là một nhóm các rối loạn chức năng thực thể xảy ra khi nhóm các nhân trong não (hạch nền) không thể đè ... [xem thêm]

Sa tử cung (Sa sinh dục)

(100)
Tìm hiểu chung về sa tử cungSa tử cung là gì?Tương tự như sa nội tạng, sa tử cung hay còn gọi sa sinh dục, xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng bị giãn ra và ... [xem thêm]

Vỡ xương hốc mắt

(22)
Tìm hiểu chungVỡ xương hốc mắt là gì?Hốc mắt tưởng chừng là một cấu trúc vững chắc, được kết nối bằng bảy xương và tạo ra bốn khu vực khác ... [xem thêm]

Nói lắp

(56)
Tìm hiểu chungNói lắp là bệnh gì?Nói lắp là rối loạn ngôn ngữ mà âm tiết, từ được lặp đi lặp lại hoặc kéo dài, làm gián đoạn lời nói. Những gián ... [xem thêm]

Thông liên nhĩ

(88)
Tìm hiểu chungBệnh thông liên nhĩ là gì?Thông liên nhĩ là một dị tât bẩm sinh của tim. Khi mắc phải bệnh lý này, tim bệnh nhân sẽ có một lỗ hở ở vách ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN