Thuốc Bổ phế Nam Hà

(3.94) - 80 đánh giá

Tên hoạt chất: Bạch linh, mơ muối, bạc hà diệp, tỳ bà diệp, ma hoàng, tang bạch bì, bách bộ, thiên môn, cát cánh, phèn chua, bán hạ, tinh dầu bạc hà, cam thảo…

Tên biệt dược: Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ, Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ KĐ, Thuốc ho bổ phế Nam Hà viên ngậm

Tác dụng của thuốc Bổ phế Nam Hà

Tác dụng của thuốc Bổ phế Nam Hà là gì?

Thuốc Bổ phế Nam Hà với công dụng tiêu đờm, bổ phổi, sát trùng họng, chuyên trị ho cảm, ho gió, ho khan, khản tiếng, ngứa rát cổ họng, viêm đau họng, viêm phế quản.

Với sản phẩm Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ KĐ còn thích hợp dùng cho người bị đái tháo đường, béo phì và trẻ em.

Liều dùng thuốc Bổ phế Nam Hà

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Bổ phế Nam Hà cho người lớn như thế nào?

Siro ho bổ phế Nam Hà:

  • Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: uống mỗi lần một muỗng canh (15–20ml), ngày uống 3 lần.

Viên ngậm bổ phế Nam Hà:

  • Người lớn ngậm 4–6 viên/ngày.

Liều dùng thuốc Bổ phế Nam Hà cho trẻ em như thế nào?

Siro ho bổ phế Nam Hà:

  • Trẻ em 1–6 tuổi: mỗi lần 1 thìa cà phê (5–10ml), ngày uống 3 lần.
  • Trẻ em 7–10 tuổi: uống mỗi lần 10–15ml, ngày uống 3 lần.

Viên ngậm bổ phế Nam Hà:

  • Trẻ em: ngậm 2–3 viên/ngày.

Cách dùng thuốc Bổ phế Nam Hà

Bạn nên dùng thuốc Bổ phế Nam Hà như thế nào?

Đối với siro ho bổ phế Nam Hà, bạn uống theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ, mỗi đợt sử dụng từ 7–10 ngày. Nếu dùng dạng viên ngậm, bạn nên ngậm hoặc nhai thuốc trước khi nuốt. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hỏi ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Cho đến nay, chưa có ghi nhận nào về việc dùng thuốc Bổ phế Nam Hà quá liều. Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ của thuốc Bổ phế Nam Hà

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Bổ phế Nam Hà?

Hiện tại, chưa có phát hiện nào về tác dụng không mong muốn của thuốc. Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, bạn hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo khi dùng thuốc Bổ phế Nam Hà

Trước khi dùng thuốc Bổ phế Nam Hà, bạn nên lưu ý những gì?

Không dùng thuốc ho Bổ phế Nam Hà cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Trẻ em dưới 30 tháng tuổi hoặc trẻ có tiền sử động kinh, co giật do sốt cao không được dùng siro Bổ phế Nam Hà.

Thận trọng khi dùng thuốc Bổ phế Nam Hà cho trẻ em dưới 2 tuổi. Siro Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ có chứa 105g đường trong 125ml siro nên bạn cần lưu ý sử dụng nếu bị bệnh đái tháo đường. Bạn có thể dùng dạng siro Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ KĐ sử dụng đường không tạo năng lượng cho người bị đái tháo đường, béo phì.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Bổ phế Nam Hà trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Phụ nữ có thai và đang cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc này. Để đảm bảo an toàn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng thuốc Bổ phế Nam Hà.

Tương tác với thuốc Bổ phế Nam Hà

Thuốc Bổ phế Nam Hà có thể tương tác với những thuốc nào?

Hiện tại chưa ghi nhận tương tác nào xảy ra với thuốc Bổ phế Nam Hà. Tuy nhiên, thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc Bổ phế Nam Hà có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Bổ phế Nam Hà?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc Bổ phế Nam Hà

Bạn nên bảo quản thuốc Bổ phế Nam Hà như thế nào?

Bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30ºC. Để thuốc xa tầm tay trẻ em.

Không dùng siro Bổ phế Nam Hà sau quá 30 ngày kể từ khi mở nắp.

Dạng bào chế thuốc Bổ phế Nam Hà

Thuốc Bổ phế Nam Hà có dạng và hàm lượng như thế nào?

Thuốc Bổ phế Nam Hà có dạng siro dùng đường uống và dạng viên ngậm dùng trị ho.

Thành phần của dạng bào chế như sau:

Thành phần125ml siro thuốc1 viên ngậm
Bạch linh0,900g36mg
Mơ muối1,406g60mg
Bạc hà diệp1,666g65mg
Tỳ bà diệp3,250g130mg
Ma hoàng0,656g26,5mg
Tang bạch bì1,875g75mg
Bách bộ6,250g75mg
Thiên môn (rễ)1,208g48,5mg
Cát cánh1,708g68,5mg
Phèn chua0,208g
Bán hạ1,875g60mg
Tinh dầu bạc hà0,100g2,4mg
Cam thảo0,591g25mg

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc Tadimax

(55)
Tên hoạt chất: Cao khô alkaloid trinh nữ hoàng cung; nhục quế; cao khô hỗn hợp gồm tri mẫu, hoàng bá, ích mẫu, đào nhân, trạch tả, xích thượcPhân nhóm: Thuốc ... [xem thêm]

Boganic

(98)
Biệt dược: Boganic, Boganic ForteThành phần: Cao đặc atiso, cao đặc rau đắng đất, cao đặc bìm bìmVới thành phần từ các dược liệu quen thuộc, Boganic đem lại ... [xem thêm]

Grangel®

(44)
Tên gốc: Aluminium hydroxid gel, Magnesium hydroxid 30% paste, Simethicon 30% emulsion Tên biệt dược: Grangel®Phân nhóm: Thuốc kháng acid, chống trào ngược & chống loétTác ... [xem thêm]

Carteolol

(68)
Tác dụngTác dụng của carteolol là gì?Carteolol được sử dụng riêng hoặc dùng với các thuốc khác để điều trị áp suất cao bên trong mắt do chứng tăng nhãn ... [xem thêm]

Allopurinol

(69)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc allopurinol là gì?Thuốc allopurinol được dùng để điều trị bệnh gút và một số loại sỏi thận. Thuốc cũng được sử ... [xem thêm]

Thuốc rilpivirine

(85)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc rilpivirine là gì?Bạn có thể dùng thuốc rilpivirine kết hợp với các thuốc trị nhiễm HIV khác để giúp kiểm soát tình trạng ... [xem thêm]

Thuốc Movicol®

(57)
Tên gốc: macrogol, natri bicarbonate, kali chloride, natri chlorideTên biệt dược: Movicol®Phân nhóm: thuốc nhuận trường, thuốc xổTác dụngTác dụng của thuốc Movicol® ... [xem thêm]

Thuốc almotriptan

(47)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc almotriptan là gì?Thuốc almotriptan được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu, giúp giảm đau đầu, đau và các triệu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN