Đi tìm nguyên nhân và triệu chứng dị ứng thuốc

(4.08) - 76 đánh giá

Tìm hiểu chung

Dị ứng thuốc là gì?

Dị ứng thuốc được định nghĩa là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch trước một loại thuốc mà bạn đang dùng. Tất cả các loại thuốc, bao gồm cả thuốc kê toa hay không kê toa và thậm chí là thảo dược đều có thể dẫn đến dị ứng thuốc.

Triệu chứng dị ứng của mỗi người không giống nhau. Các triệu chứng thường gặp nhất khi dị ứng thuốc là nổi mề đay, phát ban hay sốt. Bệnh có thể dẫn tới một tình trạng nặng hơn gọi là sốc phản vệ, đây là tình trạng đe dọa đến tính mạng, biểu hiện của sốc phản vệ là bạn sẽ tụt huyết áp hoặc khó thở do đường dẫn khí bị co thắt. Dị ứng thuốc không phải là tác dụng phụ của thuốc và cũng không phải là do quá liều thuốc.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng thuốc là gì?

Các triệu chứng của dị ứng thuốc thường xảy ra trong vòng một giờ sau khi uống thuốc. Các triệu chứng phổ biến của dị ứng thuốc là:

  • Nổi sẩn, mề đay, hồng ban trên da
  • Ngứa;
  • Sốt;
  • Phù;
  • Khó thở;
  • Thở khò khè;
  • Sổ mũi;
  • Ngứa, chảy nước mắt.

Một số trường hợp dị ứng có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Bạn nên đến phòng cấp cứu khi có những triệu chứng sau đây:

  • Tim đập nhanh hoặc loạn nhịp;
  • Cảm giác bị nghẹn ở cổ họng, gây khó thở;
  • Lo âu hoặc chóng mặt;
  • Bất tỉnh;
  • Phát ban và khó thở.

Tuy nhiên, các phản ứng của dị ứng thuốc có thể xảy ra vài ngày hoặc vài tuần sau khi dùng thuốc, hoặc các phản ứng vẫn tiếp tục mặc dù đã dừng thuốc. Một số triệu chứng kéo dài bao gồm:

  • Sốt, đau khớp, phát ban, phù và buồn nôn;
  • Thiếu máu: suy giảm các tế bào hồng cầu, gây mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, khó thở và các triệu chứng khác;
  • Phát ban, số lượng bạch cầu tăng cao, phù khắp người, sưng hạch bạch huyết và tái phát bệnh viêm gan;
  • Viêm thận, có thể gây sốt, máu trong nước tiểu, phù toàn thân và các triệu chứng khác.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Dị ứng thuốc có thể chỉ làm xuất hiện những triệu chứng nhẹ, nhưng đôi khi triệu chứng có thể nặng và đe dọa tính mạng. Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Xuất hiện các vùng đỏ hoặc phồng rộp gây đau và lan nhanh;
  • Lột da, có thể lộ thịt;
  • Lột da nặng thấy mô cơ ở bên dưới;
  • Cảm giác không thoải mái;
  • Sốt;
  • Xuất hiện phát ban hoặc phồng rộp ở gần mắt, miệng và bộ phận sinh dục.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra dị ứng thuốc?

Dị ứng thuốc là do phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch với chất hóa học trong thuốc. Hệ thống miễn dịch của bạn nhầm lẫn các hóa chất trong thuốc là chất độc hại và tấn công nó. Dị ứng thuốc có thể do trước đây bạn đã từng uống loại thuốc này một lần, khi đó hệ thống miễn dịch của bạn nhầm lẫn và tấn công các phân tử thuốc, tạo ra nhiều kháng thể, tuy nhiên khi đó biểu hiện triệu chứng còn ít hoặc không có bất kỳ triệu chứng nào. Khi bạn uống loại thuốc đó lại lần nữa, những kháng thể có sẵn từ lần trước sẽ tấn công mạnh hơn và dẫn tới các triệu chứng của dị ứng thuốc.

Tất cả các loại thuốc đều có thể gây ra dị ứng, tuy nhiên có một số loại thuốc thường gây dị ứng nhiều hơn các loại khác, bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh như penicillin;
  • Aspirin và các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs);
  • Thuốc hóa trị trong điều trị ung thư;
  • Thuốc điều trị bệnh tự miễn, như viêm khớp dạng thấp;
  • Kem corticosteroid;
  • Thuốc điều trị HIV/AIDS;
  • Các sản phẩm phấn hoa;
  • Hoa cúc dại – một loại thảo dược dùng để điều trị cảm lạnh thông thường;
  • Thuốc cản quang được sử dụng trong xét nghiệm hình ảnh;
  • Thuốc thuộc họ thuốc phiện để điều trị đau;
  • Thuốc gây tê tại chỗ.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường bị dị ứng thuốc?

Dị ứng thuốc có thể xảy ra với bất cứ ai, ở bất kỳ lứa tuổi nào. Rất tiếc là hiện nay vẫn không có cách nào để kiểm tra xem bạn có bị dị ứng với một loại thuốc nào đó hay không. Trong hầu hết các trường hợp, bạn chỉ biết bạn dị ứng với một loại thuốc khi bạn uống nó và xuất hiện các triệu chứng dị ứng.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị dị ứng thuốc?

Có nhiều yếu tố làm tăng khả năng bị dị ứng thuốc, ví dụ như:

  • Đã từng bị dị ứng, ví dụ như dị ứng thức ăn;
  • Đã từng dị ứng với thuốc trước đây;
  • Gia đình có người bị dị ứng thuốc;
  • Uống thuốc với liều lượng cao, uống lại nhiều lần hoặc uống kéo dài;
  • Nhiễm HIV hoặc virut Epstein-Barr.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán dị ứng thuốc?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc khám lâm sàng, hỏi về tiền sử dị ứng và thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm da.

Những phương pháp nào dùng để điều trị ứng thuốc?

Có 2 bước điều trị dị ứng thuốc. Thứ nhất là làm giảm các triệu chứng của bệnh. Thứ hai là giúp cơ thể bạn quen dần với loại thuốc đó để lần sau bạn có thể uống thuốc một cách an toàn.

Điều trị các triệu chứng dị ứng bao gồm:

Phương pháp điều trị thứ hai là giúp cơ thể bạn làm quen với loại thuốc gây dị ứng. Tuy nhiên bệnh nhân khi thực hiện điều trị này cần phải được bác sĩ theo dõi sát sao.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến dị ứng thuốc?

Bạn sẽ có thể kiểm soát dị ứng thuốc nếu áp dụng các biện pháp sau:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

10 tuần

(80)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Nếu con bạn ngủ ngoan suốt đêm và giấc ngủ của bé kéo dài từ 5 đến 6 giờ, bạn chính là một trong số ít ... [xem thêm]

6 cách giúp bạn phòng bệnh tiêu hóa khi đi du lịch

(47)
Bạn đã bao giờ bị buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy khi đi du lịch chưa? Trên thực tế, mỗi khi đi máy bay hoặc ngồi tàu quá lâu, dạ dày của bạn sẽ trở ... [xem thêm]

Mách nhỏ các mẹo chữa ù tai tại nhà

(86)
Một số mẹo chữa ù tai tại nhà có thể giúp kiểm soát tình trạng này, từ đó bạn có thể lấy lại niềm vui và tự tin trong cuộc sống.Khi bị ù tai, bạn có ... [xem thêm]

Bạn biết gì về hen dị ứng?

(65)
Nếu bạn đã từng khó thở trong khoảng thời gian bị dị ứng, bạn có thể đã mắc phải hen suyễn. Hen dị ứng là bệnh hen do một phản ứng dị ứng gây nên. ... [xem thêm]

Xét nghiệm HIV

(31)
Tìm hiểu về xét nghiệm HIVXét nghiệm HIV là gì?Xét nghiệm HIV bao gồm một số xét nghiệm về máu hoặc dịch trong cơ thể để xác định xem bạn có bị nhiễm ... [xem thêm]

Đừng hời hợt với tác hại của rượu bia đối với nam giới!

(52)
Đàn ông uống rượu bia ở mức độ vừa phải có thể mang lại cho bạn những lợi ích về sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng việc uống rượu bia mà ... [xem thêm]

Bạn sẽ thường gặp 2 lỗi này khi xỏ lỗ tai

(67)
Xỏ khuyên tai là một trào lưu thẩm mỹ phổ biến đối với các chị em phụ nữ. Quá trình làm đẹp thường an toàn và hiếm khi để lại biến chứng. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

Con ngủ cùng bố mẹ lợi hay hại?

(46)
Khi con yêu chào đời, có lẽ ông bố bà mẹ nào cũng muốn được gần gũi bên con từng phút giây. Chính vì vậy thói quen cho con ngủ cùng bố mẹ của nhiều gia ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN