Những điều mẹ nên chú ý khi mang thai lần 2

(3.54) - 38 đánh giá

Nhiều bà mẹ nghĩ rằng mang thai lần 2 sẽ thoải mái và dễ chịu hơn, nhưng thực chất ngược lại. Lần thai kỳ kế tiếp sẽ mệt mỏi và đau nhức hơn.

Lần mang thai này đòi hỏi bạn phải chú ý nhiều hơn tới các vấn đề liên quan đến mẹ và bé. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu những điều cần lưu ý nhé.

Tầm soát dị tật thai nhi

Tùy thuộc vào từng thời điểm cụ thể của thai kỳ mà bạn nên làm các xét nghiệm khác nhau để kiểm soát dị tật thai, phổ biến là sàng lọc bệnh Down. Rất nhiều xét nghiệm máu mà bạn đã làm trong lần mang thai trước vẫn cần phải làm lại nhưng không phải tất cả. Ví dụ, nếu bạn và chồng của mình đã được sàng lọc các rối loạn di truyền (như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh xơ nang hoặc Tay Sachs) thì sẽ không cần phải lặp lại vì kết quả sẽ giống nhau.

Chuyện cai sữa cho bé đầu lòng

Bạn vẫn có thể tiếp tục cho con bú trong khi bạn mang thai lần kế tiếp. Một số ý kiến cho rằng, bạn nên dừng việc cho con bú trong thời kỳ mang thai nếu bạn có nguy cơ sinh non hoặc bạn có thể quyết định cai sữa cho bé trong thời kỳ mang thai nếu đầu vú của bạn quá mềm hoặc bạn quá mệt mỏi và không thể tiếp tục cho bé bú.

Điều thú vị là đứa con đầu lòng có thể quyết định thay cho bạn vì đứa trẻ nhận thấy nguồn sữa của bạn giảm đi và hương vị cũng thay đổi trong thời gian bạn mang thai. Một nghiên cứu cho thấy rằng hơn 2/3 số trẻ bú mẹ tự cai sữa khi mẹ của bé đang mang thai.

Sự khác biệt trong lần sinh sau

Đây không phải là một điều chắc chắn, nhưng đa phần các bạn sẽ trải qua thời gian vượt cạn nhanh hơn so với lần đầu tiên. Thời gian chuyển dạ và mở cổ tử cung cũng sẽ rút ngắn. Trong lần đầu, bạn có thể phải trải qua từ 10 đến 20 tiếng trong phòng sanh. Giai đoạn sinh bé cũng nhanh hơn, việc này mất khoảng 20 phút. Bạn cũng có thể không phải bị cắt, may tầng sinh môn như lần đầu.

Bạn có nên thắt vòi dẫn trứng trong lần sinh này?

Nếu bạn đã quyết định không muốn có thêm con, bạn có thể chọn biện pháp thắt ống dẫn trứng. Đây là một thủ thuật đơn giản được làm trong lúc mổ bắt con. Do đây là phương pháp tránh thai vĩnh viễn nên bạn phải cân nhắc trước khi đưa ra quyết định, đồng thời phải ký cam kết thì các bác sĩ sản mới làm thủ thuật này.

Nhiều mẹ có tư tưởng chủ quan khi mang bầu lần hai bởi nghĩ rằng mình đã có kinh nghiệm sinh đẻ rồi. Vậy nhưng mẹ cần nhớ, ở mỗi tuổi, cơ thể sẽ có sự thay đổi nhất định, vậy nên mẹ mang thai dù là lần đầu hay lần tiếp theo cũng đều cần cẩn thận. Biết được những nguy cơ mình có thể mắc phải cũng là cách để mẹ có những biện pháp kịp thời phòng tránh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn biết gì về vật lý trị liệu?

(42)
Hiện nay, vật lý trị liệu được áp dụng khá phổ biến và được công nhận như một phương pháp điều trị hiệu quả giúp chức năng cơ thể hồi phục bình ... [xem thêm]

Chống lão hóa thần kì chỉ bằng những thành phần sau

(68)
Chống lão hóa luôn là tiêu chí hàng đầu cho phái đẹp để lựa chọn sản phẩm tốt. Nhưng bạn đã thực sự biết rõ thành phần làm nên sản phẩm chống lão ... [xem thêm]

Bật mí cho nàng cách tránh móng tay giòn dễ gãy

(98)
Móng tay giòn dễ gãy không những làm bạn bị đau khi cào trúng da mà còn khiến đôi tay mất đi phần nào sức hấp dẫn. Làm sao để bạn khắc phục được tình ... [xem thêm]

Giãn tĩnh mạch chân: 10 lời đồn cần được làm sáng tỏ

(90)
Suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt là giãn tĩnh mạch chân, thường thấy ở người lớn tuổi. Song bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa, nhiều bạn trẻ ở độ ... [xem thêm]

Lợi ích của nước cơm đối với trẻ nhỏ

(19)
Nước cơm là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa và bổ dưỡng, phù hợp với bé hơn 5 tháng tuổi. Bên cạnh những lợi ích của nước cơm, còn có nhược điểm ... [xem thêm]

Nam giới có nên uống sữa đậu nành?

(74)
Nam giới thường hay lo ngại về việc uống sữa đậu nành có thể làm giảm “sức mạnh của đàn ông”. Liệu điều này có đúng hay không?Sữa đậu nành có ... [xem thêm]

9 nguyên tắc chăm sóc sức khỏe cho trẻ không phải lúc nào cũng đúng

(89)
Có một số nguyên tắc chăm sóc sức khỏe cho trẻ dù nghe có vẻ rất quen thuộc nhưng thực tế, bạn hoàn toàn có thể làm “ngược lại” mà không gây ra bất ... [xem thêm]

Bạn cần làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột?

(78)
Bạn cần hiểu rõ bản thân phải làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột để có thể kịp thời ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm xảy ra.Tăng huyết áp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN