Bố mẹ nên dùng Enterogermina cho con khi bị tiêu chảy ra sao?

(4.01) - 17 đánh giá

Với những bố mẹ có con gặp vấn đề về tiêu hóa thì Enterogermina là một sản phẩm không còn mấy xa lạ. Tuy nhiên, bạn có chắc rằng mình đã dùng Enterogermina đúng cách? Hiểu về sản phẩm này sẽ giúp bạn sử dụng Enterogermina cho bé một cách hiệu quả và an toàn hơn.

Nhiều bố mẹ cảm thấy lo lắng vì con thường xuyên gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Enterogermina được xem là lựa chọn hiệu quả giúp bạn cân bằng lại hệ vi sinh vật đường ruột cho con. Việc hiểu rõ về công dụng cũng như đặc điểm của thuốc sẽ giúp bố mẹ sử dụng chúng một cách hiệu quả hơn. Trong bài viết này, Chúng tôi xin giới thiệu cho bạn một số thông tin và lưu ý khi sử dụng Enterogermina cho bé bị tiêu chảy.

Enterogermina là thuốc gì?

Enterogermina (Bacillus clausii) là một dạng thuốc sinh học có tác dụng bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, đồng thời hỗ trợ điều trị tiêu chảy hiệu quả. Enterogermina khôi phục sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột, tăng hấp thụ chất dinh dưỡng và tăng khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài. Thuốc có 2 dạng là dạng viên nang và dung dịch uống.

Tác dụng của thuốc Enterogermina là gì?

Enterogermina được sử dụng để kiểm soát tiêu chảy và điều trị tình trạng thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột rất hiệu quả. Loại thuốc này giúp phục hồi trạng thái cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột trong quá trình bị tiêu chảy hoặc điều trị bằng thuốc, góp phần điều chỉnh chứng rối loạn do thiếu hụt vitamin. Thuốc Enterogermina còn giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng thiết yếu và kích thích hệ miễn dịch chống lại các đợt tấn công của vi khuẩn có hại, từ đó thúc đẩy quá trình làm lành vết thương nhanh hơn. Không chỉ dùng cho trẻ nhỏ và người lớn, bác sĩ có thể chỉ định Enterogermina cho trẻ sơ sinh để giúp duy trì và củng cố sức khỏe đường ruột của bé.

Enterogermina có sẵn ở cả dạng viên nang và dung dịch uống (5 ml). Thuốc này được chỉ định để uống và điều trị:

  • Tiêu chảy cấp tính với thời gian dưới 14 ngày do nhiễm trùng hoặc ngộ độc
  • Tiêu chảy mãn tính với thời gian dài hơn 14 ngày

Những lợi ích tiềm năng khác của Enterogermina cho bé có thể bao gồm cải thiện dinh dưỡng và khả năng tăng trưởng ở trẻ, phòng ngừa và điều trị các bệnh rối loạn dạ dày − ruột khác.

Liều dùng Enterogermina cho bé như thế nào?

Bác sĩ có thể chỉ định Enterogermina cho bé với liều lượng tùy thuộc vào độ tuổi của con:

  • Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ > 1 tháng: 1 đến 2 lọ của 2 tỷ bào tử/5ml dung dịch uống;
  • Đối với trẻ em: 1 đến 2 lọ của 2 tỷ bào tử/5ml dung dịch uống hoặc 1−2 viên uống mỗi ngày;

Bố mẹ nên pha loãng dung dịch thuốc uống trong nước, sữa, trà hoặc nước cam để cho bé uống. Nếu bé đã có thể uống thuốc viên, bạn hãy cho bé uống với một ít nước hoặc sữa. Do kháng thuốc kháng sinh, thuốc này có thể được dùng trong khoảng thời gian giữa hai liều kháng sinh.

Tác dụng phụ của thuốc Enterogermina

Enterogermina là một thuốc tương đối an toàn và có thể được sử dụng cho phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em và người già. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể gây một số tác dụng phụ nhất định như phản ứng quá mẫn, phát ban và nổi mề đay. Vì vậy, khi dùng Enterogermina cho bé, bạn cần đặc biệt lưu ý. Nếu nhận thấy bất kỳ tác dụng không mong muốn nào của thuốc, bố mẹ cần thông báo cho bác sĩ ngay.

Bên cạnh đó, Enterogermina không có báo cáo về biểu hiện lâm sàng khi sử dụng quá liều hay tương tác với bất kỳ loại thuốc nào.

Thận trọng trước khi dùng Enterogermina cho bé

  • Khi sử dụng dung dịch uống, hãy lắc mạnh trước khi sử dụng;
  • Khi lọ được mở, nên uống trong vòng 10−30 phút;
  • Thuốc này chỉ nên dùng cho điều trị ngắn hạn;
  • Nếu các hạt khí nhỏ xuất hiện trong chai thuốc Enterogermina, điều đó không có nghĩa là sản phẩm đã bị hư hỏng. Hạt khí đó là các cụm bào tử của Bacillus Clausii;
  • Bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ không quá 30°C;
  • Thuốc này chỉ dùng để uống và không được dùng để tiêm;
  • Trong quá trình điều trị bằng kháng sinh, bạn nên dùng Enterogermina trong khoảng thời gian giữa các liều kháng sinh;
  • Không sử dụng Enterogermina nếu trẻ quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Không dùng quá liều lượng khuyến cáo khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ;
  • Chỉ sử dụng thuốc này dưới sự cho phép của bác sĩ.
  • Cần giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em vì bé có thể sử dụng quá liều thuốc

Hi vọng với những chia sẻ trên từ Chúng tôi, bố mẹ sẽ biết thêm thật nhiều thông tin bổ ích về cách sử dụng thuốc Enterogermina cho bé để điều trị tiêu chảy hay rối loạn đường ruột. Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho con, bạn cần đặc biệt lưu ý và nên theo dõi sức khỏe của bé thường xuyên. Nếu nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy thông báo ngay cho bác sỹ nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹo nhỏ để giúp con ăn món mình không thích

(27)
Từ lâu, biếng ăn đã là một trong những tình trạng phổ biến đối với trẻ nhỏ ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, tìm giải pháp cho trẻ biếng ăn là điều rất ... [xem thêm]

Mách bạn cách chăm sóc trẻ sau khi ghép nội tạng

(90)
Sinh một con có thể giúp bạn chăm lo cho trẻ tốt nhất. Thế nhưng, việc giáo dục con không hề đơn giản bởi nếu không khéo, trẻ có thể mắc phải hội ... [xem thêm]

Trà hoa nhài: Thú vui dành cho những ai thích sống chậm rãi

(79)
Giữa dòng đời hối hả, không phải ai cũng có đủ kiên nhẫn ngồi thưởng thức tách trà hoa nhài tỏa hương thơm dịu dàng… Nếu bạn có thú vui thưởng trà, ... [xem thêm]

Hydroquinone – dùng đúng cách sẽ làm da sáng nhanh hơn

(35)
Trong số rất nhiều thành phần có trong các sản phẩm làm sáng da, hydroquinone được xem là chất có hiệu quả điều trị rất cao. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều ... [xem thêm]

8 cách giảm đau răng trước khi bạn gặp nha sĩ

(34)
Những cơn đau răng thường xảy ra do mọc răng khôn, viêm nướu, sâu răng… Nếu không thể thu xếp đến nha sĩ ngay, bạn hãy áp dụng cách giảm đau răng bằng ... [xem thêm]

Các xét nghiệm vô sinh ở nam và nữ

(73)
Vô sinh, hiếm muộn đang là nguyên nhân hàng đầu khiến hạnh phúc của nhiều gia đình đứng trên bờ vực đổ vỡ. Nếu vợ chồng bạn chẳng may bị vô sinh, ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?

(37)
Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều cha mẹ quan tâm vì đây là chứng bệnh tiến triển âm thầm, đến khi phát hiện thì bệnh ... [xem thêm]

Cương cứng dương vật

(78)
Cương cứng dương vật là bệnh hiếm gặp. Bé trai từ 5 – 10 tuổi bị chứng thiếu máu do thiếu hồng cầu hình liềm và nam giới 20 – 50 tuổi là nhóm dễ mắc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN