Sút cân khi bị nhiễm HIV: Giải pháp nào cho người bệnh?

(3.95) - 47 đánh giá

Sút cân, ho, chán ăn, tiêu chảy…được xem là những biểu hiện thường gặp ở người bị nhiễm HIV. Để cải thiện phần nào hệ miễn dịch và tình trạng sụt cân khi bị nhiễm HIV, người bệnh cần có những biện pháp để đối phó kịp thời.

Mặc dù phần lớn những người nhiễm HIV không cần đến một chế độ ăn uống đặc biệt, nhưng nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy hoặc sút cân, bạn sẽ cần đến một chế độ ăn uống lành mạnh hơn nhằm ngăn chặn tình trạng giảm cân. Sút cân khi bị nhiễm HIV rất nguy hiểm vì việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Bạn cần đảm bảo cung cấp cho cơ thể đủ lượng calo cần thiết. Việc tập thể dục có thể khiến bạn mất nhiều calo hơn nên bạn cần bổ sung thêm phần năng lượng bị đốt cháy.

Ăn nhiều bữa ăn nhỏ và ăn nhẹ trong ngày nếu bạn gặp vấn đề với việc ăn 3 bữa lớn một ngày như thông thường.

Bạn không nên bỏ bữa sáng vì đây là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày và ảnh hưởng đến các hoạt động trong cả ngày dài.

Dùng thuốc đúng cách

Các loại thuốc dùng trong quá trình điều trị HIV có thể gây ra tác dụng phụ là giảm cảm giác thèm ăn cũng như sự hấp thụ chất dinh dưỡng. Bạn cần trao đổi với bác sĩ để tìm được loại thuốc phù hợp nhé.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên hỏi bác sĩ về một số thực phẩm chức năng hỗ trợ, giúp ăn ngon miệng hơn. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu phản ứng nào, bạn cần báo ngay với bác sĩ.

Tập thể dục

Tập thể dục là điều quan trọng hơn cả đối với bệnh nhân HIV. Vì virus HIV sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, đó là lý do khiến bạn sụt cân. Vậy nên, bạn cần phải cải thiện tình trạng này bằng nhiều cách. Phương pháp quan trọng nhất để cải thiện hệ miễn dịch chính là tập luyện thể thao.

Bạn nên tập thể dục ít nhất 2 đến 3 lần một tuần, bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng và tăng dần độ khó. Những hoạt động này sẽ giúp tăng cường sản sinh tế bào cơ bắp và ngăn chặn sút cân khi bị nhiễm HIV.

Tìm người đồng hành, sẻ chia

Bệnh nhân HIV thường xuyên trầm cảm, đây cũng là nguyên nhân gây mất cảm giác thèm ăn hay ý thức quan tâm chăm sóc bản thân. Vậy nên, việc trao đổi với một cố vấn hoặc nhà trị liệu liên quan đến căn bệnh có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn.

Bạn cũng có thể chia sẻ với người thân hoặc bạn bè và tìm sự giúp đỡ khi cảm thấy mệt mỏi hoặc vô vọng. Tham gia vào một hội nhóm xã hội để giúp đỡ những người bị HIV khác cũng chính là cách để cải thiện tình trạng của bạn, đồng thời giúp bạn không cảm thấy cô đơn và suy nghĩ tích cực hơn.

Nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu sụt cân bất thường nào, bạn cần đi khám bác sĩ ngay nhé. Bạn cần nhớ rằng, sức khỏe của bạn chính là niềm hạnh phúc của gia đình. Do đó, bạn có thể áp dụng những chia sẻ trên để lấy lại cảm giác thèm ăn cho mình và duy trì cân nặng khỏe mạnh nếu được chẩn đoán mắc bệnh HIV nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lá Xoài chữa bệnh tiểu đường, thực hư thế nào?

(52)
Ngay cả khi y học hiện đại đã có nhiều bước tiến mới, tác dụng kỳ diệu lá Xoài chữa bệnh tiểu đường đến tận bây giờ vẫn còn được lưu truyền ... [xem thêm]

Có nên cho bé uống nước đóng chai không?

(52)
Nước đóng chai là một thức uống quen thuộc đối với người lớn. Thế nhưng, trong những tình huống cần cho bé uống nước đóng chai, liệu thức uống này có ... [xem thêm]

Tác dụng của đạp xe tại chỗ: Giảm cân, tăng cường hormone hạnh phúc

(18)
Đạp xe là một bài tập hữu ích mà NHS (Tổ chức Y tế Quốc gia Anh) khuyến khích nhiều người thực hiện. Thế nhưng, nếu bạn ngại ra đường hoặc bạn không ... [xem thêm]

Bạn nên ăn gì khi bị bệnh chàm?

(25)
Bạn có biết rằng có những loại thực phẩm rất tốt trong việc điều trị bệnh chàm, nhưng cũng có những thực phẩm sẽ làm cho bệnh nặng hơn.Chàm là một ... [xem thêm]

8 bí quyết an toàn thực phẩm cho mẹ bầu

(68)
Bạn đã mua được những thực phẩm dinh dưỡng nhất và đã sẵn sàng để biến chúng thành một bữa ăn ngon lành. Để đảm bảo những thực phẩm này luôn an ... [xem thêm]

3 siêu thực phẩm làm tăng chất lượng tinh binh

(75)
Ai cũng biết tinh trùng là thành phần không thể thiếu để tạo nên một đứa trẻ. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi ngoài việc kết hợp với trứng thì tinh trùng ... [xem thêm]

2 tuần

(42)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Tuần thứ hai của bé sẽ không có gì quá khác biệt so với tuần thứ nhất. Bé vẫn sẽ ngủ nhiều. Âm thanh ... [xem thêm]

5 cách giúp âm đạo “hồi xuân” tại nhà

(98)
Hiện nay, vẫn còn nhiều chị em tỏ ra khá ngại ngùng khi chia sẻ các vấn đề liên quan đến vùng kín. Tuy nhiên, việc nắm rõ các kiến thức cơ bản về cấu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN