Lông quặm

(4.27) - 40 đánh giá

Tìm hiểu chung

Lông quặm là gì?

Lông quặm là tình trạng lông mi mọc sai và hướng vào trong. Các lông mi sai hướng có thể mọc trên cả mi mắt hoặc chỉ phân bố một đoạn nhỏ.

Lông quặm có rất nhiều nguyên nhân và phương pháp điều trị tùy vào sự bất thường gây ra lệch hướng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh lông quặm là gì?

Nếu bạn bị bệnh lông quặm, mắt có thể cảm thấy bị kích thích, có cảm giác:

  • Đỏ mắt;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Đau mắt;
  • Dễ khóc.

Bạn có thể bị mờ mắt hoặc không có triệu chứng. Lông mi cọ xát vào giác mạc trong một thời gian dài có thể gây mòn giác mạc hay thậm chí loét giác mạc.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh lông quặm?

Lông quặm có thể do nhiễm trùng ở mắt, viêm (sưng) mí mắt, bệnh tự miễn và chấn thương.
Một số bệnh lý làm tăng nguy mắc chứng lông quặm:

  • Nếp da thừa bẩm sinh, một rối loạn bẩm sinh, xảy ra khi phần da chung quanh mắt tạo thành nếp làm cho lông mi có vẻ thẳng đứng. Chứng rối loạn này thường gặp ở trẻ em gốc châu Á;
  • Bệnh mắt Herpes zoster;
  • Chấn thương mắt, chẳng hạn như bỏng;
  • Viêm bờ mi mạn tính, một bệnh lý phổ biến và xảy ra nơi mí mắt bị viêm (sưng), các hạt chứa dầu và vi khuẩn phủ lên rìa mí gần nền của lông mi;
  • Bệnh mắt hột, nhiễm trùng mắt mức độ nặng thường xuất hiện ở các quốc gia đang phát triển;
  • Một số rối loạn hiếm gặp về da và lớp niêm, bao gồm hội chứng Stevens-Johnson và bóng nước có sẹo.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh lông quặm?

Lông quặm khá phổ biến nhưng tần suất xuất hiện bệnh lông quặm thì chưa biết rõ. Lông quặm loại đơn giản chỉ bao gồm một vài lông mi tương đối phổ biến, lan rộng đến toàn bộ mi mắt thì hiếm gặp hơn, xuất hiện chủ yếu ở các quốc gia có lưu hành bệnh mắt hột. Lông quặm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng xuất hiện nhiều nhất ở người lớn. Nếp da thừa bẩm sinh là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lông quặm, chủ yếu gặp ở trẻ em. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh lông quặm?

Các bệnh lý khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lông quặm bao gồm nếp da thừa bẩm sinh, một rối loạn bẩm sinh làm cho da vùng quanh mắt bị chùng, dẫn đến lông mi mọc bất bất thường. Viêm bờ mi, là một bệnh lý thường xảy ra khi dầu trong các tuyến ở vùng mắt bị mất chức năng, gây nhiễm trùng và có thể dẫn đến lông quặm nếu tình trạng này mạn tính. Bệnh mắt hột, hội chứng Stevens-Johnson và bóng nước có sẹo cũng có biến chứng là lông quặm.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh lông quặm?

Bệnh nhân có thể không có triệu chứng hoặc có thể có một loạt các triệu chứng bao gồm cảm giác có vật lạ trong mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, đau đớn và sợ ánh sáng.

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bằng đèn khe toàn diện các phần phía trước để đánh giá sự phân bố của lông mi bị quặm, làm rõ nguyên nhân và loại trừ các chẩn đoán khác.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh lông quặm?

Việc điều trị lông quặm chủ yếu là phẫu thuật. Phẫu thuật lông quặm có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống. Nhiều thủ thuật nhằm chỉnh sửa lông quặm được mô tả bên dưới. Kỹ thuật sử dụng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra lông quặm. Các thủ thuật này có thể được phân loại như triệt lông mi/nang lông hoặc tái định vị lông mi/nang lông.

Phẫu thuật triệt lông mi và nang lông

Phẫu thuật triệt lông mi và nang lông thích hợp đối với lông quặm từng phần hoặc cục bộ.
Nhổ lông đơn giản bằng kẹp thường để lại các nang lông mi và chỉ là một biện pháp tạm thời. Khi lông mi mọc trở lại, nó thường sẽ ngắn và cứng, thậm chí còn gây khó chịu.
Triệt lông mi bằng điện có thể hiệu quả nhưng thường gây đau đớn cho bệnh nhân và gây khó khăn các bác sĩ phẫu thuật.

Phẫu thuật tái định vị lông mi và nang lông

Phẫu thuật tái định vị lông mi và nang sẽ giải quyết các tình trạng sau:

  • Đối với quặm mi. Bác sĩ sẽ gắn lại cơ rút mi dưới và lột bỏ lớp sụn thể được sử dụng để chỉnh sửa hầu hết các trường hợp chùng mi và quặm mi chiều ngang;
  • Đối với trường hợp tạo sẹo lớp sau. Các lớp mỏng và vòm phía sau có thể được kéo dài bằng mảnh ghép (ví dụ như niêm mạc, vòm khẩu cái cứng, chân bì).

Ngoài phẫu thuật, chất bôi trơn, chẳng hạn như nước mắt nhân tạo và thuốc mỡ, có thể làm giảm tác dụng kích thích khi các sợi mi cọ xát.

Nếu bệnh nghiêm trọng hơn (ví dụ như bóng nước có sẹo ở mắt, hội chứng Stevens-Johnson) là nguyên nhân khiến mi mọc lệch hướng thì bạn cần phải được điều trị nội khoa.

Thuốc doxycycline ức chế thành công các nguyên bào sợi cơ ở bệnh nhân đau mắt hột và giúp ích trong việc điều trị cũng như ngăn ngừa lông quặm tái phát sau phẫu thuật.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lông quặm?

Cách tốt nhất để tránh lông quặm là luôn được thông báo đầy đủ về tình trạng này. Lông quặm, nếu không điều trị, có thể trở thành tình trạng nghiêm trọng vì nó sẽ làm hại đến mắt. Bạn hãy luôn lưu ý các triệu chứng để tránh được những biến chứng có hại cho mắt. Viêm bờ mi nhẹ, một khi đã trở thành mạn tính và tái phát, có thể diễn tiến thành một dạng nghiêm trọng hơn của lông quặm.

Nếu bạn cảm giác có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên thì hãy tránh kích thích thêm vào đôi mắt.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mộng du

(51)
Bạn có thói quen ngồi bật dậy hoặc đi lại trong vô thức vào nửa đêm? Bạn thường xuyên lầm bầm trong lúc ngủ? Bạn rất có thể đang mắc bệnh mộng ... [xem thêm]

Viêm cầu thận

(61)
Viêm cầu thận đề cập đến tình trạng viêm tại cơ quan bài tiết này. Nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời, tình trạng này có nguy cơ kéo theo ... [xem thêm]

Viêm thanh quản

(38)
Viêm thanh quản xảy ra khi thanh quản hoặc dây thanh âm trong cổ họng bị kích thích và sưng lên. Tình trạng này có thể tự hết trong vòng 1–2 tuần. Trong thời ... [xem thêm]

Tăng natri máu

(25)
Tìm hiểu về tăng natri máuTăng natri máu là gì?Tăng natri máu (tăng natri huyết) xảy ra khi có sự mất cân bằng natri và nước trong cơ thể, dẫn đến lượng natri ... [xem thêm]

U nhầy nhĩ (u nhầy nhĩ trái)

(52)
Tìm hiểu chungU nhầy nhĩ (u nhầy nhĩ trái) là bệnh gì?U nhầy nhĩ, hay còn gọi là u nhầy nhĩ trái, là khối u lành tính xuất hiện ở màng trong của tim. 90% các u ... [xem thêm]

Rối loạn chảy máu

(73)
Tìm hiểu chungRối loạn chảy máu là gì?Rối loạn chảy máu là một tình trạng ảnh hưởng đến việc máu đông lại bình thường. Quá trình đông máu làm thay ... [xem thêm]

Lộ tuyến cổ tử cung

(35)
Tìm hiểu chungLộ tuyến cổ tử cung là gì?Lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng khi các tế bào mềm (tế bào tuyến) lót bên trong ống của cổ tử cung lan ra bề ... [xem thêm]

Xơ cứng củ

(43)
Định nghĩaXơ cứng củ là bệnh gì?Bệnh xơ xứng củ là tình trạng các khối u nhỏ phát triển ở nhiều bộ phận của cơ thể, chẳng hạn như da, thận, não, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN