Bạn có biết nguyên nhân trẻ bị còi cọc không chỉ là do thiếu canxi mà còn do thiếu kẽm? Vậy mẹ đã bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách chưa?
Kẽm là một kim loại, còn được xem là yếu tố vi lượng thiết yếu bởi chỉ một lượng kẽm rất nhỏ cũng cần thiết cho sức khỏe con người. Bài viết dưới đây sẽ cũng cấp cho mẹ đầy đủ thông tin về việc bổ sung kẽm đúng cách cho trẻ.
Kẽm đóng vai trò như thế nào cho sức khỏe của trẻ?
Hơn 70 enzym phụ thuộc vào kẽm để thực hiện vai trò tiêu hóa và chuyển hóa. Trẻ em bị thiếu kẽm có nguy cơ còi cọc. May mắn thay, ngày nay thiếu kẽm là một bệnh hiếm gặp.
Kẽm còn có khả năng thúc đẩy hệ miễn dịch, điều trị cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng tái phát và ngăn nhiễm khuẩn hô hấp dưới. Ngoài ra kẽm cũng được dùng để điều trị sốt rét và các bệnh do kí sinh trùng gây ra.
Một vài chuyên gia còn sử dụng kẽm để điều trị các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, giảm thị lực vào ban đêm và đục thủy tinh thể, các bệnh như hen, tiểu đường, cao huyết áp, hội chứng suy giảm miễn dịch AIDS, các bệnh da như vẩy nến, chàm và mụn.
Một số công dụng khác gồm điều trị rối loạn tăng động kém tập trung (ADHD), giảm vị giác, ù tai, chấn thương đầu nghiêm trọng, bệnh Crohn, bệnh Alzheimer, hội chứng Down, bệnh Hansen, viêm loét đại tràng, loét dạ dày và giúp tăng cân ở những người mắc rối loạn ăn uống như biếng ăn thần kinh.
Kẽm sulfat là hợp chất có trong các loại dược phẩm điều trị bệnh kích ứng mắt. Kẽm citrat có trong kem đánh răng và nước súc miệng để ngăn ngừa hình thành mảng bám và viêm nha chu.
Trẻ cần bao nhiêu kẽm là đủ?
Sau đây là hàm lượng kẽm trẻ cần trong một ngày theo từng độ tuổi:
- Trẻ từ 1-3 tuổi: 3 mg một ngày;
- Trẻ từ 4-8 tuổi: 5 mg một ngày;
Trẻ em không cần phải hấp thu đủ lượng kẽm khuyến cáo hằng ngày. Thay vì đó, bạn nên đặt mục tiêu là lượng kẽm hấp thu trung bình mỗi vài ngày hay mỗi tuần.
Thiếu kẽm có những triệu chứng và hệ quả gì?
Triệu chứng của thiếu kẽm bao gồm:
- Chậm phát triển;
- Insulin thấp;
- Mất cảm giác ngon miệng;
- Dễ kích ứng, rụng tóc, da khô và ráp,
- Chậm lành vết thương;
- Giảm vị giác và khứu giác,
- Tiêu chảy và buồn nôn.
Ngoài ra mất kẽm lượng trung bình có thể dẫn tới một số vấn đề như:
- Kém hấp thu;
- Suy thận mạn;
- Suy nhược cơ thể;
- Thay đổi thị giác;
- Thay đổi cấu trúc võng mạc (thiếu kẽm nghiêm trọng).
Thừa kẽm ở trẻ có đáng lo ngại?
Lượng kẽm quá cao cũng không tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Khi vượt mức cho phép, kẽm có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu và một số tác động độc hại lâu dài. Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ bổ sung kẽm qua đường thực phẩm sẽ không có tình trạng thừa kẽm. Thừa kẽm thường xảy ra nhiều nhất ở những trẻ bổ sung kẽm qua viên uống bổ sung kẽm.
Bạn cũng cần lưu ý rằng nhiều sản phẩm của kẽm chứa một chất kim loại khác được gọi là cadmium. Do kẽm và cadmium là những chất có tính chất hóa học tương tự và thường đi chung với nhau trong tự nhiên. Hấp thụ liều cao cadmium trong một thời gian dài có thể dẫn tới suy thận. Nguy hiểm hơn, cadmium trong viên bổ sung chứa kẽm có thể cô đọng lại gấp 37 lần. Vì vậy bạn nên sử dụng những sản phẩm từ hợp chất kẽm gluconate, do chất này chứa lượng cadmium thấp nhất.
Bổ sung kẽm cho trẻ bằng những thực phẩm gì?
Sau đây là danh sách một số loại thức ăn giàu kẽm mà mẹ rất dễ tìm:
- Thịt: bò, gà, lợn;
- Hải sản: tôm, cua, cá hồi, cá bơn;
- Trái cây: lựu, quả bơ;
- Rau củ: khoai tây, bí ngô, nấm, đậu Hà Lan, đậu nành, súp lơ, cái xoăn, tỏi, rau chân vịt;
- Các loại hạt: hạnh nhân, quả óc chó, đậu phộng, hạt dẻ, hạt bí, hạt điều;
- Sữa: sữa chua, sữa bò;
- Ngũ cốc;
- Chocolate.
Kẽm là dưỡng chất quan trọng không chỉ cho trẻ em mà còn cả người lớn. Mẹ hãy quan tâm hơn đến việc bổ sung kẽm cho cả nhà và bé bằng những bữa ăn giàu kẽm và giàu yêu thương nữa nhé!