Nghiến răng

(3.53) - 77 đánh giá

Tìm hiểu chung

Nghiến răng là tình trạng gì?

Nghiến răng là một tình trạng mà bạn nghiền, nghiến chặt răng. Nếu bạn bị nghiến răng nghĩa là bạn nghiến chặt răng lại với nhau trong ngày hoặc vào ban đêm (nghiến răng lúc ngủ) một cách tự phát.

Nghiến răng lúc ngủ được xem là một rối loạn vận động liên quan với giấc ngủ. Những người nghiến răng trong khi ngủ có nhiều khả năng bị rối loạn giấc ngủ khác chẳng hạn như ngáy và ngưng thở trong khi ngủ.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng nghiến răng là gì?

Dấu hiệu và triệu chứng của nghiến răng rất nhiều. Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp nhất của tình trạng này bao gồm:

– Mài mòn hoặc cắn chặt răng đủ lớn để đánh thức người ngủ cùng;

– Răng bị làm phẳng, gãy, sứt mẻ hoặc lỏng lẻo;

– Men răng bị mòn, để lộ lớp sâu hơn của răng;

– Tăng độ nhạy cảm của răng;

– Đau hàm hay mặt;

– Mệt mỏi hay căng cơ hàm;

– Cảm thấy như đau tai, mặc dù thực sự không phải là vấn đề của tai;

– Đau đầu vùng thái dương;

– Tổn thương do nhai bên trong má;

– Lõm trên lưỡi.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần gặp bác sĩ hoặc nha sĩ nếu:

– Răng của bạn bị mòn, hư hỏng hoặc nhạy cảm;

– Đau ở xương hàm, mặt hoặc tai;

– Những người khác phàn nàn rằng bạn tạo ra tiếng nghiến răng ồn ào trong khi bạn ngủ;

– Bạn bị khóa hàm răng khiến không thể mở hoặc khép hoàn toàn.

Nếu bạn thấy con mình nghiến răng hoặc có các dấu hiệu hay triệu chứng khác của nghiến răng, hãy chắc chắn đề cập nó tại lần khám nha khoa tiếp theo của trẻ.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng nghiến răng?

Các bác sĩ không thực sự biết nguyên nhân gây ra nghiến răng, có thể là do nguyên nhân thực thể hay tâm lý bao gồm:

– Cảm xúc như lo âu, căng thẳng, giận dữ hay thất vọng;

– Kiểu cá tính hung hăng, cạnh tranh hay hiếu thắng;

– Liên kết bất thường của các răng trên và dưới (mọc răng sai vị trí);

– Các vấn đề giấc ngủ khác như ngưng thở khi ngủ;

– Đáp ứng với đau do đau tai hay mọc răng (ở trẻ em);

– Trào ngược axit dạ dày vào thực quản;

– Tác dụng phụ thường gặp của một số thuốc tâm thần chẳng hạn như phenothiazin hoặc vài loại thuốc chống trầm cảm;

– Đối phó hoặc thói quen khi tập trung

– Biến chứng do một rối loạn như bệnh Huntington, bệnh Parkinson.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải tình trạng nghiến răng?

Khoảng 15% đến 33% trẻ đều bị nghiến răng. Trẻ em nghiến răng có xu hướng làm như vậy ở hai mốc thời gian quan trọng – khi mọc răng sữa và răng vĩnh viễn. Hầu hết trẻ em hết thói quen nghiến răng sau khi răng đã mọc đầy đủ. Trẻ em thường mắc tình trạng này trong khi ngủ hơn là lúc thức. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng nghiến răng?

Những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ nghiến răng:

Căng thẳng. Gia tăng lo lắng hay căng thẳng có thể dẫn đến nghiến răng. Tức giận và thất vọng cũng vậy;

Tuổi. Nghiến răng thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng thường biến mất ở tuổi thiếu niên;

Kiểu tính cách. Kiểu cá tính như hung hăng, cạnh tranh hay hiếu động có thể làm tăng nguy cơ nghiến răng;

Các chất kích thích. Hút thuốc lá, đồ uống có cafein hoặc rượu hay dùng các loại thuốc bất hợp pháp như methamphetamine hoặc Ecstasy® có thể làm tăng nguy cơ nghiến răng.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng nghiến răng?

Nếu nha sĩ nghi ngờ bạn bị nghiến răng, họ sẽ cố gắng xác định nguyên nhân bằng những câu hỏi về sức khỏe răng miệng chung, thuốc, công việc hàng ngày và thói quen ngủ.

Để đánh giá mức độ nghiến răng, nha sĩ có thể kiểm tra tình trạng:

– Đau ở cơ hàm;

– Bất thường rõ ràng ở răng chẳng hạn như răng bị hỏng hoặc mất hoặc răng lỏng lẻo;

– Tổn thương đối với răng, xương nằm bên dưới và bên trong má của bạn thường cần tới X-quang.

Khám nha khoa có thể phát hiện các rối loạn khác gây ra đau hàm hay đau tai tương tự như rối loạn khớp thái dương hàm, các vấn đề nha khoa khác hoặc nhiễm trùng tai.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng nghiến răng?

Nghiến răng không phải là một rối loạn nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị có thể dẫn đến những vấn đề lớn hơn. Bác sĩ có thể kê toa thuốc để giảm đau hoặc đề nghị các thuốc giảm đau không cần kê toa. Bạn cũng có thể sử dụng nhiệt hoặc nước đá hay mát xa cơ vùng bị đau. Các lựa chọn điều trị để dừng nghiến răng bao gồm:

– Bảo vệ miệng;

– Nẹp;

– Chỉnh nha;

– Thay đổi lối sống;

– Kỹ thuật thư giãn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng nghiến răng?

Duy trì một lối sống lành mạnh đặc biệt quan trọng nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh, bao gồm những việc như:

– Nếu căng thẳng gây ra nghiến răng, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc nha sĩ về các cách để giảm căng thẳng. Tham dự tư vấn về giảm căng thẳng, bắt đầu một chương trình tập thể dục, gặp nhà vật lý trị liệu hoặc có được toa thuốc giãn cơ là một trong các lựa chọn có thể sẽ được bác sĩ cung cấp;

– Nếu rối loạn giấc ngủ gây nghiến răng thì điều trị bệnh nảy có thể làm giảm hoặc loại bỏ thói quen nghiến răng.

Các mẹo khác giúp bạn ngăn chặn nghiến răng bao gồm:

– Tránh hoặc giảm bớt thực phẩm và đồ uống có chứa cafein chẳng hạn như cola, sô cô la và cà phê;

– Tránh uống rượu. Nghiến răng có xu hướng tăng sau khi uống rượu;

– Không nhai bút chì hoặc bút bi hay bất cứ thứ gì không phải là thực phẩm. Tránh nhai kẹo cao su vì nó làm cho các cơ hàm của bạn sử dụng nhiều hơn để cắn chặt răng và làm cho bạn có nhiều khả năng bị nghiến răng;

– Rèn luyện bản thân không cắn chặt hoặc nghiến răng. Nếu bạn thấy rằng mình có nghiến răng trong ngày, hãy đặt đầu lưỡi của bạn giữa các răng. Thực hành này giúp cơ hàm của bạn thư giãn;

– Thư giãn các cơ hàm của bạn vào ban đêm bằng cách để một chiếc khăn ấm vào má ở phía trước dái tai của bạn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nấm mắt

(66)
Tìm hiểu chungBệnh nấm mắt là gì?Bệnh nấm mắt còn có tên gọi là nhiễm nấm mắt. Nhiễm trùng mắt có thể được gây ra bởi nhiều tác nhân gây bệnh khác ... [xem thêm]

Xơ cứng động mạch

(76)
Tìm hiểu về bệnh xơ cứng động mạchXơ cứng động mạch là gì?Xơ cứng động mạch có thể xảy ra khi các động mạch trở nên dày, cứng và hạn chế lưu ... [xem thêm]

Đau họng mạn tính

(99)
Tìm hiểu chungĐau họng mạn tính là bệnh gì?Đau họng là tình trạng đau, trầy xước hoặc kích ứng họng, thường nặng hơn khi nuốt. Nguyên nhân phổ biến ... [xem thêm]

Hội chứng quá kích buồng trứng

(58)
Tìm hiểu chungHội chứng quá kích buồng trứng là gì?Hội chứng quá kích buồng trứng là bệnh ảnh hưởng đến phụ nữ tiêm thuốc hormone để kích thích sự ... [xem thêm]

Chăm sóc da thẩm mỹ

(81)
Tìm hiểu chungChăm sóc da thẩm mỹ là gì?Chăm sóc da thẩm mỹ tập trung vào việc cải thiện và làm tăng vẻ đẹp cho làn da của bạn. Có rất nhiều bệnh hay ... [xem thêm]

Thoát vị

(22)
Tìm hiểu chungThoát vị là bệnh gì?Thoát vị là những túi phình của nội tạng hoặc mô (như quai ruột) bị trồi ra và dịch chuyển ra khỏi vị trí của chúng. ... [xem thêm]

Hội chứng Muckle-Wells

(44)
Tìm hiểu chungHội chứng Muckle-Wells là gì?Hội chứng Muckle-Wells là một rối loạn đặc trưng bởi những đợt phát ban trên da, sốt và đau khớp. Mất thính lực ... [xem thêm]

Mất trí nhớ tạm thời

(52)
Chứng mất trí nhớ tạm thời có thể khiến người bệnh hoang mang và lo lắng. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.Tìm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN