Chóng mặt lành tính do tư thế

(3.8) - 80 đánh giá

Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính hay chóng mặt kịch phát lành tính là một nguyên nhân phổ biến của rối loạn tiền đình ngoại biên. Người bệnh thường trải qua một loạt triệu chứng chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng trong thời gian ngắn. Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này, mời bạn đọc tiếp bài viết sau đây.

Chóng mặt kịch phát lành tính là gì?

Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV) là một tình trạng rối loạn hệ thống tiền đình xảy ra khi thay đổi vị trí của đầu đột ngột, chẳng hạn như khi ngẩng đầu lên hoặc xuống, nằm xuống hay ngồi dậy bất ngờ. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy bị chóng mặt từ nhẹ đến nặng, kéo dài trong vài phút. Đó là cảm giác bạn cảm thấy bản thân hoặc mọi thứ xung quanh đang quay vòng vòng.

Khi phân tích từng từ trong tên gọi, bạn có thể hiểu hơn về tình trạng này:

  • Chóng mặt: là cảm giác không định vị được tư thế trong không gian, khó giữ thăng bằng cho cơ thể, cảm thấy mọi thứ như đang xoay vòng tròn.
  • Tư thế: tức là tình trạng chóng mặt xảy ra khi tư thế của bạn thay đổi đột ngột, khiến vị trí của đầu thay đổi hoặc khi có một số chuyển động nhất định.
  • Kịch phát: ý chỉ thời gian xuất hiện hiện tượng này thường bất ngờ, đột ngột trong thời gian ngắn.
  • Lành tính: mô tả mức độ nguy hiểm của tình trạng này. Lành tính nghĩa là không gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tình trạng chóng mặt này có thể tự đến và đi trong vòng vài tuần. Tuy vậy, nó cũng có thể tái phát nhiều lần.

Dấu hiệu và triệu chứng cơn chóng mặt kịch phát lành tính

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp ở người bị tình trạng này là:

  • Chóng mặt, choáng váng
  • Cảm giác mọi thứ xung quanh đang xoay tròn hoặc di chuyển
  • Mất thăng bằng hoặc không đứng vững
  • Buồn nôn, nôn mửa

Các triệu chứng có thể tự hết mà không cần can thiệp y tế, thường kéo dài dưới 1 phút. Các đợt chóng mặt tư thế có thể không xuất hiện trong thời gian dài nhưng tái phát sau đó.

Dấu hiệu và triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người nhưng hầu như luôn xảy ra khi vị trí của đầu bị thay đổi đột ngột. Một số người có thể cảm thấy mất thăng bằng khi đứng hoặc đi bộ.

Rung giật nhãn cầu thường hay xảy ra cùng với các triệu chứng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Mặc dù tình trạng chóng mặt thường không phải là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu cảm thấy chóng mặt, choáng váng kèm theo các triệu chứng sau, hãy đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức:

  • Đau nhức đầu dữ dội hoặc cảm giác đau chưa từng có trước đây
  • Sốt
  • Nhìn đôi (song thị) hay mất thị lực
  • Mất thính lực
  • Gặp khó khăn khi nói chuyện
  • Yếu chân hoặc tay
  • Mất ý thức
  • Té ngã hoặc đi đứng khó khăn
  • Cảm thấy bị tê hay ngứa ran

Khi có những biểu hiện kể trên, bạn có thể đang gặp phải một vấn đề nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân chóng mặt tư thế kịch phát lành tính

Thông thường, bác sĩ không xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Do đó, nó được gọi là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính vô căn.

Trường hợp xác định được nguyên nhân thì hầu hết có liên quan đến việc có một lực tác động mạnh vào đầu. Các nguyên do ít gặp hơn gồm bị rối loạn gây ảnh hưởng đến tai trong hoặc tổn thương xảy ra trong khi phẫu thuật tai. Chóng mặt tư thế lành tính cũng được ghi nhận có liên hệ với chứng đau nửa đầu.

Tình trạng chóng mặt này xảy ra khi có các tinh thể canxi carbonat (hay sỏi kênh thính giác) di chuyển rồi mắc kẹt trong các ống bán khuyên – một trong những cơ quan tiền đình ở tai trong giúp cơ thể giữ được thăng bằng. Khi vị trí đầu thay đổi làm cho sỏi đi vào một trong ba ống bán khuyên kích thích hệ tiền đình gửi tín hiệu cho não bộ, khởi phát hiện tượng chóng mặt.

Hầu hết trường hợp, người bệnh chỉ có một bên tai bị ảnh hưởng và gây ra chóng mặt tư thế lành tính.

Yếu tố nguy cơ của chóng mặt tư thế kịch phát lành tính

Tình trạng này thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi nhưng cũng có xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào khác. So với nam giới, nữ giới dễ gặp phải tình trạng này hơn. Ngoài ra, các chấn thương đầu hay bất kỳ rối loạn nào liên quan đến hệ thống tiền đình ở tai trong cũng sẽ làm tăng khả năng bị chóng mặt tư thế.

Chẩn đoán bệnh chóng mặt kịch phát lành tính

Bác sĩ sẽ cần tiến hành một số thử nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây chóng mặt tư thế ở người bệnh. Trong lúc khám sức khỏe, họ sẽ kiểm tra các dấu hiệu sau:

  • Dấu hiệu và triệu chứng chóng mặt xảy ra khi chuyển động đầu hoặc mắt, sau đó giảm bớt trong vòng 1 phút
  • Chóng mặt với chuyển động mắt khi bạn nằm ngửa với đầu nghiêng sang một bên và hơi hướng về mép giường bệnh
  • Chuyển động mắt không tự chủ từ bên này sang bên khác (rung giật nhãn cầu)
  • Không có khả năng kiểm soát chuyển động của mắt

Nếu vẫn chưa xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ tiếp tục đề nghị tiến hành thêm các xét nghiệm bổ sung, như:

  • Điện ký rung giật nhãn cầu (ENG) hoặc ảnh động nhãn đồ (VNG)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Điều trị chóng mặt kịch phát lành tính

Tình trạng này có thể tự khỏi trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, để giảm bớt các triệu chứng hoặc giảm khả năng tái phát, bác sĩ có thể điều trị bằng phương pháp tái định vị canalith.

Một số cách có thể giúp bạn vượt qua được cơn chóng mặt tư thế lành tính. Hãy thử:

  • Cố gắng giữ thăng bằng nếu không sẽ dễ bị té ngã và gây chấn thương nghiêm trọng
  • Ngồi xuống ngay khi cảm thấy chóng mặt, choáng váng
  • Bật đèn sáng nếu bạn thức dậy vào ban đêm
  • Đi bộ với gậy chống để tăng sự vững vàng, giảm nguy cơ té ngã
  • Trao đổi với bác sĩ để tìm ra cách quản lý các triệu chứng hiệu quả

Sau khi điều trị thành công, tình trạng này vẫn có khả năng tái phát. Thế nhưng, may mắn thay, dù không có cách chữa trị đặc hiệu nhưng bạn hoàn toàn kiểm soát được bằng các biện pháp vật lý trị liệu và quản lý tại nhà.

Biến chứng của bệnh chóng mặt tư thế kịch phát lành tính

Tình trạng này ít khi gây ra biến chứng nghiêm trọng, nó chỉ khiến cho người bệnh cảm thấy choáng váng, khó chịu. Tuy nhiên, khi bị chóng mặt, bạn có nguy cơ mất thăng bằng và té ngã. Điều đó có thể dẫn đến nhiều chấn thương nghiêm trọng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Gãy cổ xương đùi

(95)
Định nghĩaGãy cổ xương đùi là bệnh gì?Gãy cổ xương đùi là tình trạng gãy xương đùi ở gần khớp hông. Khớp hông là một khớp dạng cầu, là điểm giao ... [xem thêm]

Chậm phát triển tâm thần

(40)
Tìm hiểu chungChậm phát triển tâm thần là bệnh gì?Khuyết tật trí tuệ, từng được gọi là chậm phát triển tâm thần, đặc trưng bởi trí thông minh dưới ... [xem thêm]

Cơ tim phì đại

(76)
Tìm hiểu chungBệnh cơ tim phì đại là gì?Bệnh cơ tim phì đại là bệnh về rối loạn cơ tim, làm gián đoạn khả năng co bóp lưu thông máu của tim. Cơ tim phì ... [xem thêm]

Viêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter)

(37)
Tìm hiểu chungViêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter) là bệnh gì?Viêm khớp phản ứng (còn gọi là hội chứng Reiter) là tình trạng viêm khớp (đau và sưng) ... [xem thêm]

Hội chứng Turcot

(18)
Tìm hiểu chungHội chứng Turcot là gì?Hội chứng Turcot là một tình trạng bệnh lý di truyền rất hiếm gặp, đặc trưng bởi sự phát triển của nhiều bướu ... [xem thêm]

Tật khúc xạ

(77)
Tìm hiểu chungTật khúc xạ là gì?Tật khúc xạ là một rối loạn mắt rất phổ biến, xảy ra khi mắt không thể tập trung rõ ràng các hình ảnh từ thế giới ... [xem thêm]

Hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý

(32)
Tìm hiểu chungHội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý là gì?Hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý là hội chứng có ảnh hưởng ... [xem thêm]

Túi thừa

(21)
Tìm hiểu chungViêm túi thừa là bệnh gì?Ruột già (đại tràng) là phần cuối cùng của đường tiêu hóa, chúng thực hiện nhiệm vụ hấp thụ nước và vitamin ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN