Viêm mũi không do dị ứng

(3.7) - 25 đánh giá

Viêm mũi là bệnh lý đường hô hấp trên rất thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm viêm mũi do dị ứng và viêm mũi không do dị ứng. Bệnh thường lành tính và có khả năng tự hết khi ngừng tiếp xúc với các yếu tố kích thích. Tuy nhiên, trong quá trình bệnh tiến triển, bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì nghẹt và chảy nhiều nước mũi. Bệnh có khả năng hết một cách tự nhiên, nhưng nếu bạn quá khó chịu với tình trạng này thì có một số thuốc xịt tại chỗ và thuốc uống toàn thân có thể làm giảm nhẹ triệu chứng.

Tìm hiểu chung

Bệnh viêm mũi không do dị ứng là gì?

Viêm mũi không do dị ứng là tình trạng viêm xảy ra ở những phần bên trong của mũi và nguyên nhân gây ra không phải do dị ứng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm mũi không do dị ứng là gì?

Nếu bạn mắc tình trạng viêm mũi không do dị ứng, các triệu chứng có thể xuất hiện quanh năm. Bạn có thể có những triệu chứng liên tục hoặc tạm thời. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm mũi không do dị ứng có thể bao gồm:

  • Nghẹt mũi
  • Sổ mũi
  • Hắt xì
  • Chất nhầy (đờm) trong họng
  • Ho

Viêm mũi không do dị ứng thường không gây ngứa mũi, mắt hoặc cổ họng. Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề nào sau đây:

  • Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng
  • Các dấu hiệu và triệu chứng không thuyên giảm khi sử dụng các thuốc không kê toa
  • Chịu tác dụng phụ của thuốc tự mua hoặc thuốc kê đơn viêm mũi

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây bệnh viêm mũi không do dị ứng?

Vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm mũi không do dị ứng nhưng các chuyên gia cho rằng bệnh này thường xảy ra khi các mạch máu trong mũi bị giãn ra, làm cho niêm mạc mũi ứ máu và chất nhầy. Một số nguyên nhân có thể gây ra sự giãn rộng bất thường của các mạch máu hoặc viêm niêm mạc ở mũi bao gồm phản ứng quá mức của các dây thần kinh trong mũi.

Có rất nhiều yếu tố gây ra bệnh viêm mũi không dị ứng bao gồm:

  • Kích thích môi trường hoặc yếu tố nghề nghiệp. Bụi, khói, khói thuốc hay mùi nồng như nước hoa có thể gây ra viêm mũi không dị ứng;
  • Thời tiết thay đổi. Nhiệt độ hoặc độ ẩm thay đổi có thể làm cho các màng bên trong mũi sưng lên và làm bạn chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
  • Nhiễm trùng. Một nguyên nhân phổ biến của viêm mũi không dị ứng là do bệnh nhiễm virus (cảm lạnh hay cảm cúm).
  • Thực phẩm và đồ uống. Ăn uống có thể là một lý do, nhất là khi ăn thức ăn nóng hoặc cay. Uống đồ uống có cồn cũng có thể gây sưng niêm mạc bên trong mũi, dẫn đến tắc nghẽn mũi.
  • Một số loại thuốc. Một số thuốc có thể gây viêm mũi không dị ứng, bao gồm aspirin, ibuprofen (Advil®, Motrin IB®…), và thuốc điều trị cao huyết áp (tăng huyết áp) như thuốc chẹn beta. Viêm mũi không dị ứng cũng có thể xuất hiện do sử dụng thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai hoặc các loại thuốc dùng để điều trị rối loạn chức năng cương dương. Lạm dụng thuốc xịt thông mũi có thể tạo ra một loại viêm mũi không dị ứng gọi là viêm mũi do dùng thuốc.
  • Thay đổi hormone. Thay đổi nội tiết do việc mang thai, kinh nguyệt, sử dụng biện pháp tránh thai đường uống hoặc thay đổi về hormone khác như suy giáp có khả năng gây viêm mũi không dị ứng.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh viêm mũi không do dị ứng?

Viêm mũi không do dị ứng có thể ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn, nhưng phổ biến hơn ở sau độ tuổi 20. Viêm mũi dị ứng phổ biến hơn so với viêm mũi không dị ứng. Tuy nhiên, cả hai tình trạng đều có triệu chứng, biểu hiện và điều trị tương tự nhau. Ngứa mũi và hắt hơi đột ngột thường xuất hiện phổ biến hơn trong viêm mũi không dị ứng so với viêm mũi dị ứng.

Bệnh viêm mũi không do dị ứng rất phổ biến. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mũi không do dị ứng?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ đối với viêm mũi không dị ứng, chẳng hạn như:

  • Tiếp xúc với chất kích thích. Nếu bạn đang tiếp xúc với khói bụi, khí thải hoặc khói thuốc lá, nguy cơ phát triển bệnh viêm mũi không dị ứng có thể được tăng lên.
  • Những người ở độ tuổi 20 trở lên. Trái với viêm mũi dị ứng, thường xuyên xảy ra ở trẻ em và độ tuổi dưới 20 tuổi, viêm mũi không dị ứng xảy ra hầu hết ở những người trên 20 tuổi.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mũi chống sung huyết hoặc thuốc xịt kéo dài. Sử dụng thuốc nhỏ chống sung huyết mũi hoặc thuốc xịt (Afrin®, Dristan®…) trong nhiều ngày có thể gây nghẹt mũi nặng.
  • Nữ giới. Do thay đổi nội tiết tố, trong chu kỳ kinh nguyệt và mang thai, phụ nữ thường bị nghẹt mũi.
  • Tiếp xúc với khói. Trong một số trường hợp, viêm mũi không dị ứng xuất hiện do bạn tiếp xúc với một chất kích thích trong không khí tại nơi làm việc. Một số tác nhân phổ biến bao gồm vật liệu xây dựng, dung môi, hóa chất khác và khói từ sự phân hủy chất hữu cơ như phân trộn.
  • Vấn đề sức khỏe. Một số bệnh lý mạn tính có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh viêm mũi, chẳng hạn như suy giáp và hội chứng mệt mỏi mãn tính;
  • Stress nặng. Một số người có thể mắc chứng viêm mũi không dị ứng là do căng thẳng về tinh thần hoặc thể chất.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh viêm mũi không do dị ứng?

Viêm mũi không dị ứng được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và phân biệt với các nguyên nhân khác, đặc biệt là dị ứng. Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm thực thể và hỏi về các triệu chứng của bạn.

Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm. Không có xét nghiệm cụ thể dùng để chẩn đoán viêm mũi không do dị ứng. Bác sĩ sẽ kết luận các triệu chứng là viêm mũi không do dị ứng nếu bạn bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm mũi không do dị ứng?

Bác sĩ sẽ điều trị bệnh viêm mũi không dị ứng tùy theo biểu hiện của bệnh. Đối với trường hợp nhẹ, điều trị tại nhà và tránh các tác nhân gây bệnh là đủ. Đối với triệu chứng nặng hơn, gây khó chịu, bác sĩ có thể cho bạn dùng một số thuốc, bao gồm:

  • Thuốc xịt mũi có chất muối. Sử dụng một bình xịt nước muối nhỏ mũi hoặc dung dịch nước muối tự chế nhỏ mũi nhằm kích thích tiết chất nhầy và làm loãng chất nhầy, làm dịu niêm mạc mũi;
  • Thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid. Nếu thuốc thông mũi hoặc thuốc kháng histamine không giúp kiểm soát các triệu chứng, bạn có thể tự mua thuốc xịt mũi corticosteroid chẳng hạn như fluticasone (Flonase®) hoặc triamcinolone (Nasacort®).
  • Thuốc xịt mũi kháng histamine. Nếu thuốc kháng histamine đường uống không hiệu quả, bạn có thể dùng thuốc xịt mũi kháng histamine để làm thuyên giảm các triệu chứng.
  • Thuốc nhỏ mũi không chứa acetylcholin. Atrovent thường được dùng dưới dạng khí dung, nhưng thuốc xịt mũi có thể hữu ích nếu bạn bị chảy nước mũi là chính. Một số tác dụng phụ đáng chú ý có thể bao gồm chảy máu cam và làm khô bên trong mũi.
  • Thuốc thông mũi miệng. Những loại thuốc này giúp co mạch máu, làm giảm tắc nghẽn trong mũi. Tác dụng phụ có thể bao gồm huyết áp cao, tim đập nhanh và bồn chồn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm mũi không do dị ứng?

Các lối sống và biện pháp khắc phục sau có thể giúp bạn đối phó với viêm mũi không dị ứng:

  • Sử dụng biện pháp làm sạch mũi như sục rửa mũi
  • Sử dụng thuốc (kê đơn hoặc không kê đơn)
  • Không hút thuốc lá

Viêm mũi không do dị ứng là một bệnh thường gặp. Tuy nguyên nhân gây bệnh không phải là do dị ứng nhưng khi tiếp xúc với một số chất có tính kích ứng mạnh như hóa chất, khói bụi… niêm mạc mũi bị kích thích và viêm. Để phòng tránh bệnh, bạn có thể bảo vệ niêm mạc mũi khỏi các chất kích thích bằng cách đeo khẩu trang tránh khói bụi hoặc sử dụng nước rửa mũi sau khi tiếp xúc với chất kích thích.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

U xơ tuyến tiền liệt (tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính)

(52)
U xơ tiền liệt tuyến là bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Bệnh ban đầu biểu hiện bằng triệu chứng đi tiểu kéo dài, dòng nước tiểu bắn ra ... [xem thêm]

Khó tiêu không do loét (chức năng)

(43)
Tìm hiểu chungKhó tiêu không do loét (chức năng) là bệnh gì?Bệnh khó tiêu không do loét hay đau dạ dày không do loét là một thuật ngữ dùng để mô tả các dấu ... [xem thêm]

Rối loạn nhân cách

(80)
Tìm hiểu chungRối loạn nhân cách là gì?Rối loạn nhân cách là một nhóm các rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, cảm nhận, hành động và cách ... [xem thêm]

Mệt mỏi

(50)
Mệt mỏi là tình trạng mà những người bệnh thường xuyên gặp phải. Đây là một triệu chứng không đặc hiệu và người bệnh thường than phiền rằng họ ... [xem thêm]

Bệnh bụi phổi

(83)
Tìm hiểu chungBệnh bụi phổi là gì?Bệnh bụi phổi là một thuật ngữ chung cho bất kỳ bệnh phổi nào do bụi gây ra và sau đó bụi tích tụ sâu trong phổi gây ... [xem thêm]

Tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát

(77)
Tìm hiểu chungTăng nhãn áp góc đóng nguyên phát là bệnh gì?Bệnh tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát là một loại bệnh ngăn chặn hệ thống thoát nước mắt qua ... [xem thêm]

Bạch cầu tế bào tóc

(79)
Tìm hiểu chungBạch cầu tế bào tóc là bệnh gì?Bệnh bạch cầu tế bào tóc là một loại hiếm gặp của bệnh ung thư máu (bệnh ác tính). Đây là một căn bệnh ... [xem thêm]

Sa sút trí tuệ não mạch

(56)
Tìm hiểu chungSa sút trí tuệ não mạch là bệnh gì?Bệnh sa sút trí tuệ não mạch là một tập hợp các điều kiện gây ra một sự suy giảm trong các kỹ năng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN