Gãy xương mắt cá chân

(4.07) - 26 đánh giá

Cổ chân của bạn có dấu hiệu sưng, nhức và bầm tím? Tình trạng đau nhức tại đây có xu hướng tăng mỗi khi chân cử động? Bạn có thể đang bị gãy xương mắt cá chân. Đọc ngay bài viết sau để biết vì sao tình trạng này xảy ra cũng như nên làm gì để chấn thương mau lành nhé.

Định nghĩa

Gãy xương mắt cá chân là gì?

Một người được chẩn đoán bị rạn, gãy xương mắt cá chân khi có ít nhất một đoạn xương tại đây bị thương tổn bởi một lực lớn tác động trực tiếp từ bên ngoài. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này rất đa dạng. Một số người có thể chỉ bị rạn, nứt xương nhẹ, số khác lại có nguy cơ vỡ hoặc gãy xương kín.

Tất cả mọi người đều có nguy cơ gặp phải dạng chấn thương trên. Nếu không được xử lý đúng cách, xương mắt cá chân bị rạn hoặc gãy có thể gây tàn tật.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Những dấu hiệu và triệu chứng của gãy xương mắt cá là gì?

Mắt cá chân bị vỡ hoặc rạn nứt, gãy xương thường sẽ kéo theo một số biểu hiện như:

  • Cổ chân đau nhức khó tả, đặc biệt khi bạn cử động bộ phận này
  • Mắt cá sưng và bầm tím
  • Khớp cổ chân biến dạng

Ngoài ra, đôi khi bạn cũng có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu nghi ngờ xương mắt cá bị rạn hoặc gãy, người bệnh nên dừng những công việc nặng hoặc hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến chân. Sau đó, hãy đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và thăm khám kịp thời. Phát hiện tình trạng gãy xương sớm không chỉ hạn chế được thương tổn mà còn góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời rút ngắn thời gian hồi phục.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây gãy xương mắt cá chân là gì?

Gãy xương mắt cá thường xảy ra khi bộ phận này chịu va đập mạnh do té ngã hoặc tại nạn xe cộ. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần dẫn đến dạng chấn thương xương khớp này, ví dụ như:

  • Giới tính (phụ nữ thường dễ bị gãy xương hơn đàn ông)
  • Các môn thể thao mang tính đối kháng cao (bóng đá, võ thuật, bóng rổ…)
  • Sử dụng thiết bị thể thao không phù hợp (giày quá mòn, không vừa chân…)
  • Tập luyện thể dục thể thao sai cách
  • Không khởi động trước khi chơi thể thao hoặc tập luyện
  • Nhà cửa không gọn gàng, ngăn nắp, thiếu ánh sáng

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán gãy xương mắt cá?

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc chẩn đoán dấu hiệu gãy xương mắt cá khá dễ dàng. Bác sĩ sẽ chụp X-quang quanh khu vực mắt cá chân của bạn và đưa ra các kết luận cuối cùng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị gãy xương mắt cá chân?

Phương pháp đều trị gãy xương mắt cá có thể tương tự với điều trị bong gân như: nghỉ ngơi, chườm đá hoặc bó bột. Ngoài ra, người bệnh có thể được phẫu thuật hoặc sử dụng bản nẹp để cố định xương lại với nhau trong quá trình hồi phục.

Thông thường, bó bột hoặc sử dụng thanh nẹp là phương pháp tốt nhất giúp xương liền lại với nhau. Bên cạnh đó, áp dụng vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện khả năng hồi phục của bạn.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của gãy xương mắt cá chân?

Những việc nên làm để kiểm soát tình trạng gãy xương mắt cá chân bao gồm:

  • Khởi động trước khi tập thể thao.
  • Mang giày có kích thước phù hợp.
  • Giữ sức khoẻ tốt.
  • Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định.
  • Kê chân trên cao trong vài ngày đầu và chườm đá lên mắt cá chân để làm giảm sưng.
  • Tập vật lý trị liệu để rút ngắn thời gian hồi phục.
  • Liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn thấy tê, ngứa ran, lạnh hoặc màu ngón chân tím thẫm lại. Triệu chứng này có thể do bó bột quá chặt, làm giảm lượng máu lưu thông ở chân.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

(27)
Tìm hiểu chungBệnh viêm da tiết bã là bệnh gì?Viêm da tiết bã gây ra các vảy nhờn, màu vàng hay mảng tróc như gàu trên da đầu của trẻ. Bệnh này rất phổ ... [xem thêm]

Nhiễm sán lá gan

(59)
Tìm hiểu chungBệnh nhiễm sán lá gan là gì?Nhiễm sán lá gan là một bệnh ký sinh trùng mạn tính ở đường mật. Nhiễm ký sinh trùng xảy ra thông qua việc ăn ... [xem thêm]

Túi phình mạch máu não

(99)
Túi phình mạch máu não là bệnh lý mạch máu đặc biệt nằm trong não. Thành động mạch chỗ túi phình bị mỏng, chứa đầy máu và có nguy cơ vỡ, gây xuất ... [xem thêm]

Chóng mặt lành tính do tư thế

(80)
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính hay chóng mặt kịch phát lành tính là một nguyên nhân phổ biến của rối loạn tiền đình ngoại biên. Người bệnh ... [xem thêm]

Giãn tĩnh mạch thực quản

(67)
Giãn tĩnh mạch thực quản là một tình trạng thường phát triển ở những bệnh nhân xơ gan nặng. Tình trạng này có thể gây đe dọa đến tính mạng nếu như ... [xem thêm]

Xơ cứng củ

(43)
Định nghĩaXơ cứng củ là bệnh gì?Bệnh xơ xứng củ là tình trạng các khối u nhỏ phát triển ở nhiều bộ phận của cơ thể, chẳng hạn như da, thận, não, ... [xem thêm]

Viêm cầu thận cấp

(26)
Viêm cầu thận cấp có thể tự xảy ra hoặc do một tình trạng sức khỏe khác, như lupus hoặc tiểu đường, gây ra. Vậy bệnh viêm cầu thận cấp có nguy hiểm ... [xem thêm]

Block nhĩ thất cấp 3 (hoàn toàn)

(48)
Tìm hiểu chungBlock nhĩ thất cấp 3 là bệnh gì?Block tim hoàn toàn, hay còn gọi là block nhĩ thất hoàn toàn hoặc block nhĩ thất cấp 3, là một trong ba mức độ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN