Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

(3.88) - 27 đánh giá

Tìm hiểu chung

Bệnh viêm da tiết bã là bệnh gì?

Viêm da tiết bã gây ra các vảy nhờn, màu vàng hay mảng tróc như gàu trên da đầu của trẻ. Bệnh này rất phổ biến ở trẻ nhỏ và dễ điều trị. Viêm da tiết bã không phải là triệu chứng của một bệnh nào hay do chăm sóc vệ sinh cho trẻ không tốt.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã ở trẻ?

Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm da tiết bã ở trẻ là:

  • Các mảng tróc hoặc vảy dày trên da đầu
  • Da đầu khô hoặc nhờn bao phủ bởi các mảng gàu trắng và vàng.
  • Mảng da bong ra
  • Có thể ửng đỏ.

Các vảy tương tự có thể thấy ở tai, lông mày, mũi và vùng bẹn.

Viêm da tiết bã phổ biến ở trẻ sơ sinh và thường không gây ngứa. Viêm da tiết bã là một thuật ngữ thông dụng của bệnh viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh. Đôi khi bị nhầm với các bệnh về da khác như chàm sơ sinh. Điểm khác biệt cơ bản giữa hai bệnh này là chàm gây ngứa rất nhiều.

Con bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Bạn đã thử nhiều cách điều trị mà không thành công
  • Các mảng gàu lan ra mặt và người của trẻ

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm da tiết bã?

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã chưa rõ. Một yếu tố góp phần gây bệnh này có thể là do các hormone được truyền từ mẹ sang con trước khi sinh. Những hormone này có thể làm tăng sản xuất dầu (bã nhờn) trong tuyến dầu và nang lông.

Một yếu tố khác có thể là do nấm men có tên malassezia phát triển trong bã nhờn cùng với vi khuẩn. Các thuốc chống nấm như ketoconazole thường có hiệu quả, điều này cho thấy nấm men là một yếu tố góp phần gây bệnh.

Viêm da tiết bã không lây nhiễm và không phải do vệ sinh kém.

Nguy cơ mắc phải

Mức độ phổ biến của viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Viêm da tiết bã cực kì phổ biến ở trẻ. Bệnh thường xuất hiện trong hai tháng đầu sau khi sinh và tự khỏi trong vòng vài tuần hay vài tháng. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm da tiết bã ở trẻ?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Sản xuất bã nhờn quá mức bởi các tuyến dầu ở da đầu
  • Vi khuẩn và nấm (một loại men có tên malassezia) phát triển trong bã nhờn
  • Hormone truyền từ mẹ sang bé trước khi sinh gây kích thích các tuyến dầu ở trẻ
  • Sự không dung nạp một số thức ăn nhất định (ví dụ như gluten, các sản phẩm từ sữa), dị ứng thông thường hoặc những thay đổi trong không khí có thể dẫn đến kích ứng và viêm da tiết bã
  • Lịch sử gia đình bị dị ứng da, chẳng hạn như chàm, có thể làm tăng nguy cơ bị viêm da tiết bã ở trẻ. Dạng bệnh viêm da nhũ nhi này có thể làm tăng khả năng phát triển các loại viêm da tiết bã nhờn khác (như gàu) khi lớn.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm da tiết nhờn ở trẻ?

Chẩn đoán viêm da tiết bã hoàn toàn dựa trên triệu chứng lâm sàng. Các đặc điểm của bệnh là các mảng gàu nhờn màu trắng hoặc vàng trên da đầu trẻ sơ sinh, không ngứa, không gây chảy mủ hay rỉ nước – trừ khi bị bội nhiễm. Viêm da tiết bã ở trẻ chủ yếu xảy ra trên vùng da đầu, tuy vậy đôi khi có thể thấy ở vùng mặt, cổ, tai hoặc các nếp gấp da. Da có thể ửng đỏ dưới lớp vảy. Đôi khi có rụng tóc cùng với tróc vảy, nhưng tóc luôn mọc trở lại. Trẻ thường khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Nếu viêm da tiết nhờn bị bội nhiễm, da xung quanh sẽ bị sưng tấy và đỏ (dấu hiệu của phản ứng viêm)

Mụn nước hoặc mụn mủ có thể hình thành, các vết thương chảy mủ có thể thấy ở gần những chỗ có vảy.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ?

Viêm da tiết bã ở trẻ thông thường không cần điều trị y tế. Nó sẽ tự khỏi trong vòng vài tháng. Trong thời gian chờ đợi, gội đầu mỗi ngày một lần bằng dầu gội dành cho trẻ sơ sinh và chải nhẹ da bằng bàn chải mềm để vảy tróc ra từ từ.

Nếu việc gội đầu thường xuyên không hiệu quả, hãy hỏi bác sĩ. Bác sĩ có thể đề nghị một loại dầu gội dành cho người lớn, ví dụ như một loại thuốc chứa 2% thuốc ketoconazole kháng nấm. Đảm bảo rằng dầu gội đầu không bị dính vào mắt bé, vì nó có thể gây kích ứng. Kem hydrocortisone đôi khi cần để giúp giảm viêm và sưng tấy đỏ.

Không sử dụng kem cortisone hoặc kem chống nấm khi chưa thảo luận với bác sĩ, bởi vì một số sản phẩm này có thể độc hại khi được hấp thụ qua da của trẻ. Dầu gội đầu trị gàu có chứa a-xít salicylic không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh vì chúng có thể được hấp thụ qua da.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm da tiết bã ở trẻ?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Nhẹ nhàng xoa da đầu em bé bằng ngón tay hoặc khăn lau để vảy tróc nhẹ ra, đừng cọ xát mạnh.
  • Gội đầu cho bé mỗi ngày một lần bằng dầu gội dành cho trẻ nhỏ. Làm vảy tróc ra nhẹ bằng một cái bàn chải lông mềm trước khi xả nước cho sạch dầu gội.
  • Nếu vảy không dễ bong, hãy xoa dầu ăn hoặc vài giọt dầu khoáng lên da đầu trẻ. Để vảy ngâm trong dầu vài phút, hoặc vài giờ nếu cần thiết. Sau đó, chải và gội đầu cho bé như thường lệ. Nếu bạn không gội sạch dầu trong tóc bé, viêm da tiết dầu có thể nặng hơn.
  • Một khi các vảy đã biến mất, hãy gội đầu cho bé vài ngày một lần bằng dầu gội để ngăn ngừa vảy
  • Tích tụ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh gai đen

(96)
Tìm hiểu về bệnh gai đenBệnh gai đen là gì?Bệnh gai đen (acanthosis nigricans) là một rối loạn về da dẫn đến những vệt màu từ nâu nhạt đến đen xuất ... [xem thêm]

Tiền sản giật: Biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ

(19)
Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý nghiêm trọng xuất hiện nửa sau thai kỳ. Ở một phụ nữ bình thường khi mang thai với chỉ số huyết áp ≥ ... [xem thêm]

Bệnh di truyền Mucopolysaccharidosis loại VII

(25)
Tìm hiểu chungBệnh di truyền Mucopolysaccharidosis loại VII là gì?Bệnh di truyền Mucopolysaccharidosis loại VII là một rối loạn bẩm sinh tiến triển có xu hướng ảnh ... [xem thêm]

Xét nghiệm chức năng gan

(52)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm chức năng ganBộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chung về xét nghiệm chức năng ganXét nghiệm chức năng gan là gì?Xét nghiệm ... [xem thêm]

Căng thẳng thần kinh

(36)
Tìm hiểu chungCăng thẳng thần kinh là tình trạng gì?Căng thẳng thần kinh (stress) là một yếu tố vật lý, hóa học hoặc cảm xúc do những bất ổn về tinh thần ... [xem thêm]

Bệnh dẹt chỏm xương đùi

(89)
Tìm hiểu chungBệnh dẹt chỏm xương đùi là gì?Bệnh dẹt chỏm xương đùi là một điều kiện xảy ra khi các đầu xương đùi, gọi là bóng, không nhận đủ ... [xem thêm]

Cắt mí mắt

(50)
Tìm hiểu về phẫu thuật cắt mí mắtPhẫu thuật cắt mí mắt là gì?Khi chúng ta lớn tuổi, mí mắt sẽ giãn ra và các cơ hỗ trợ chúng yếu đi, dẫn đến tích ... [xem thêm]

Hội chứng chân không yên

(83)
Hội chứng chân không yên là một bệnh lý thần kinh, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, đặc biệt là giấc ngủ của người bệnh. Vậy hội chứng chân ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN