Viêm cầu thận cấp

(3.83) - 26 đánh giá

Viêm cầu thận cấp có thể tự xảy ra hoặc do một tình trạng sức khỏe khác, như lupus hoặc tiểu đường, gây ra. Vậy bệnh viêm cầu thận cấp có nguy hiểm không? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Bệnh viêm cầu thận cấp là gì?

Viêm cầu thận là tình trạng viêm các cầu thận được tạo thành từ các mạch máu nhỏ. Các cầu thận này có nhiệm vụ lọc máu và loại bỏ dịch dư thừa. Nếu chúng bị tổn thương, thận có thể không còn hoạt động bình thường và dẫn đến suy thận.

Bệnh viêm cầu thận cấp tính thường xuất hiện đột ngột, thường sau khi bạn có nhiễm trùng ở cổ thận hoặc da. Đôi khi, bệnh sẽ tự cải thiện, nhưng trong hầu hết trường hợp, thận sẽ ngừng hoạt động nếu không được điều trị viêm cầu thận cấp nhanh chóng.

Triệu chứng viêm cầu thận cấp là gì?

Các triệu chứng viêm cầu thận cấp ban đầu gồm:

  • Sưng phù mặt
  • Ít đi tiểu hơn bình thường
  • Nước tiểu ban đầu có máu, sau đó chuyển sang màu tối sẫm
  • Phổi có dịch gây ra ho
  • Huyết áp cao

Nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận cấp

Bệnh có thể là phản ứng của nhiễm trùng như viêm họng do liên cầu khuẩn hoặc răng bị áp xe. Trong các tình trạng này, hệ miễn dịch có phản ứng quá mức với nhiễm trùng và gây viêm. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Nếu tình trạng viêm không biến mất, bạn cần phải điều trị kịp thời để ngăn ngừa tổn thương lâu dài cho thận.

Một số bệnh có thể gây viêm cầu thận cấp tính như:

  • Viêm họng hạt
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Hội chứng Goodpasture, một bệnh tự miễn hiếm gặp, trong đó các kháng thể tấn công thận và phổi
  • Thoái hóa tinh bột (amyloidosis), xảy ra khi các protein bất thường tích tụ trong các cơ quan và mô
  • Bệnh u hạt với viêm đa mạch (trước đây gọi là bệnh u hạt Wegener), một bệnh hiếm gặp gây viêm mạch máu
  • Viêm nút động mạch, một bệnh trong đó các tế bào tấn công động mạch
  • Sử dụng nhiều thuốc chống viêm không steroid, chẳng hạn như ibuprofen và naproxen. Bạn không nên sử dụng vượt quá liều lượng và thời gian điều trị được ghi trên nhãn mà không có sự đồng ý từ bác sĩ.

Làm thế nào để chẩn đoán viêm cầu thận cấp?

Bước đầu tiên trong chẩn đoán bệnh là xét nghiệm phân tích nước tiểu. Máu và protein trong nước tiểu là những dấu hiệu quan trọng giúp phát hiện bệnh. Ngoài ra, khám sức khỏe định kỳ cho một tình trạng khác cũng có thể giúp bác sĩ phát hiện tình trạng viêm.

Bạn cũng có thể cần thêm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra những dấu hiệu quan trọng của sức khỏe thận, bao gồm:

  • Độ thanh thải creatinin
  • Tổng lượng protein trong nước tiểu
  • Nồng độ nước tiểu
  • Tỷ trọng nước tiểu
  • Số lượng hồng cầu trong nước tiểu
  • Độ thẩm thấu nước tiểu

Bên cạnh đó, bạn cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra:

  • Thiếu máu – tình trạng các tế bào hồng cầu thấp
  • Mức albumin bất thường
  • Lượng nitơ của ure trong máu bất thường
  • Mức creatinine cao

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm xét nghiệm miễn dịch để kiểm tra:

  • Kháng thể kháng màng đáy cầu thận
  • Kháng thể kháng bào tương bạch cầu đa nhân trung tính
  • Kháng thể kháng nhân (ANA)
  • Mức bổ thể (complement)

Kết quả của xét nghiệm miễn dịch có thể cho thấy hệ miễn dịch có đang làm tổn thương thận không.

Sinh thiết thận có thể cần thiết để xác định chẩn đoán bệnh. Để hiểu rõ hơn về tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu làm các xét nghiệm hình ảnh sau:

  • Chụp CT
  • Siêu âm thận
  • X-quang ngực
  • Chụp X quang tiết niệu bằng đường tĩnh mạch

Điều trị bệnh viêm cầu thận cấp

Các lựa chọn điều trị viêm cầu thận cấp phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Cách chữa bệnh phổ biến là kiểm soát huyết áp cao, đặc biệt nếu đó là nguyên nhân cơ bản gây viêm cầu thận. Huyết áp có thể rất khó kiểm soát khi thận không hoạt động bình thường. Do đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc trị huyết áp, bao gồm thuốc ức chế men chuyển như:

  • Captopril
  • Lisinopril
  • Perindopril

Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB), chẳng hạn như:

  • Losartan
  • Irbesartan
  • Valsartan

Corticosteroid cũng có thể được sử dụng nếu hệ miễn dịch đang tấn công thận. Thuốc làm giảm phản ứng miễn dịch.

Một phương pháp khác để giảm tình trạng viêm do hệ miễn dịch kích hoạt là lọc huyết tương. Quá trình này loại bỏ phần dịch trong máu (huyết tương) và thay thế nó bằng dịch truyền tĩnh mạch hoặc huyết tương hiến tặng không chứa kháng thể.

Phòng ngừa

Một số phương pháp giúp phòng ngừa viêm cầu thận cấp như:

  • Điều trị kịp thời khi bị nhiễm trùng liên cầu gây viêm họng hoặc chốc lở.
  • Phòng ngừa các nhiễm trùng có thể dẫn đến viêm cầu thận, chẳng hạn như HIV và viêm gan, hãy quan hệ tình dục an toàn và tránh sử dụng các chất gây nghiện, như ma túy.
  • Kiểm soát huyết áp cao, làm giảm nguy cơ tổn thương thận do tăng huyết áp.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu để giúp ngăn ngừa bệnh thận do tiểu đường.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ung thư phổi tế bào nhỏ

(43)
Tìm hiểu về ung thư phổi tế bào nhỏBệnh ung thư phổi tế bào nhỏ là gì?Ung thư phổi là tình trạng khi các tế bào phổi bắt đầu phát triển nhanh chóng ... [xem thêm]

U tuyến yên

(52)
Định nghĩaU tuyến yên là bệnh gì?Chứng u tuyến yên là sự xuất hiện của một khối u nằm trong tuyến yên, một bộ phận của não có nhiệm vụ điều hòa ... [xem thêm]

Viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng

(50)
Tìm hiểu chungViêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng là gì?Một cấu trúc giống như túi nằm bên trong hoặc giữa, cạnh đầu dưới của gối có thể bị viêm. ... [xem thêm]

Phục hồi thoát vị bẹn ở nữ giới

(65)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật phục hồi thoát vị bẹn ở nữ giới là gì?Phẫu thuật phục hồi thoát vị bẹn là phẫu thuật dùng để chữa thoát vị bẹn. Thoát ... [xem thêm]

Viêm đa dây thần kinh

(80)
Bệnh viêm đa dây thần kinh thường gây tê và ngứa, đặc biệt ở tay và chân, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh này có ... [xem thêm]

Són tiểu ở nữ giới

(89)
Tìm hiểu chungSón tiểu ở nữ giới là tình trạng gì?Són tiểu ở nữ giới là tình trạng nước tiểu rỉ ra ngoài không theo ý muốn. Són tiểu là vấn đề phổ ... [xem thêm]

Chèn ép tim

(21)
Định nghĩaChèn ép tim là bệnh gì?Chèn ép tim là tình trạng tim bị đè nén do có quá nhiều máu hoặc chất dịch tích tụ giữa cơ tim và màng ngoài tim từ đó ... [xem thêm]

Bệnh tổ đỉa

(74)
Bệnh tổ đỉa, hay chàm tổ đỉa, là một bệnh da liễu với biểu hiện đặc trưng là nổi mụn nước trên lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay. Mụn rộp thường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN