Polyp cổ tử cung

(4.11) - 41 đánh giá

Tìm hiểu chung

Polyp cổ tử cung là gì?

Polyp cổ tử cung là các khối u nhỏ, dài phát triển trên cổ tử cung. Cổ tử cung nối tử cung và phần trên của âm đạo. Nó có chức năng như là đường dẫn giúp tinh trùng gặp trứng và thụ tinh. Khi chuyển dạ, cổ tử cung trở nên mỏng và rộng hơn để thai nhi có thể dễ dàng chui qua.

Polyp là cấu trúc mềm, có cuống bắt nguồn từ bề mặt của cổ tử cung hoặc bên trong của ống cổ tử cung. Nếu bị polyp, bạn thường chỉ có một, hai hoặc nhiều nhất là ba polyp trên cổ tử cung.

Vậy polyp cổ tử cung có nguy hiểm không? Thật ra, các polyp thường lành tính hoặc không có tế bào ung thư. Hiếm khi ung thư cổ tử cung phát sinh từ các polyp. Hầu hết các loại ung thư cổ tử cung đều do HPV-nguyên nhân gây ra mụn cóc sinh dục.

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng và dấu hiệu polyp cổ tử cung là gì?

Có thể bạn sẽ không có các dấu hiệu và triệu chứng polyp cổ tử cung. Tuy nhiên, hãy khám bác sĩ phụ khoa ngay nếu bạn bị chảy máu âm đạo, có chất nhầy màu trắng/vàng hoặc kinh nguyệt nhiều bất thường.

Bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ nếu bị rách âm đạo hoặc chảy máu:

  • Sau khi quan hệ tình dục
  • Giữa các kỳ kinh
  • Sau khi thụt rửa
  • Sau khi mãn kinh.

Một số dấu hiệu và triệu chứng được liệt kê ở trên, cũng có thể là dấu hiệu của ung thư. Trong một số ít trường hợp, bệnh polyp xuất hiện là biểu hiện giai đoạn sớm của ung thư cổ tử cung. Cắt bỏ chúng có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị ung thư.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh polyp cổ tử cung là gì?

Cho đến bây giờ nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số giả thuyết cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh là:

  • Tăng nồng độ estrogen
  • Viêm cổ tử cung, âm đạo hoặc tử cung
  • Tắc mạch máu vùng gần cổ tử cung.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh này?

Phụ nữ ở độ tuổi 40-50 có nhiều hơn 1 con có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Nữ giới chưa có kinh nguyệt hầu như không mắc bệnh này. Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ bị bệnh polyp nhiều hơn do sự gia tăng hormone estrogen.

Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Nồng độ estrogen cao. Mức độ estrogen tự nhiên dao động trong suốt cuộc đời của một người phụ nữ. Mức estrogen của bạn sẽ cao nhất trong năm độ tuổi sinh sản, trong trường hợp giai đoạn mang thai và trong giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Viêm nhiễm. Một số nguyên nhân gây viêm cổ tử cung như nhiễm vi khuẩn, HPV, herpes, nấm hoặc có thai, sẩy thai, nạo hút thai, thay đổi nội tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh polyp cổ tử cung là gì?

Nếu nghi ngờ bạn có thể gặp phải tình trạng này, bác sĩ sẽ cho bạn khám sức khỏe và làm một số xét nghiệm khác như sinh thiết. Sinh thiết mô polyp được lấy và gửi đến phòng thí nghiệm để thử nghiệm. Kết quả thường cho thấy các tế bào polyp lành tính. Một số rất ít trường hợp sẽ có những tế bào bất thường hoặc tiền ung thư.

Polyp này thường dễ dàng được bác sĩ phát hiện ra khi thăm khám phụ khoa thông thường. Nó được mô tả như hình ngón tay, trơn láng, màu đỏ hoặc tím.

Kích thước polyp rất khác nhau, thông thường khoảng 1-2 cm. Polyp có thể ở vị trí cổ ngoài hoặc cổ trong cổ tử cung. Polyp cổ ngoài cổ tử cung ít gặp, thường ở phụ nữ sau mãn kinh. Polyp cổ trong cổ tử cung gặp nhiều hơn, thường là ở phụ nữ sau mãn kinh.

Những phương pháp nào dùng để điều trị polyp cổ tử cung?

Thông thường, các bác sĩ không loại bỏ polyp trừ khi chúng gây ra các triệu chứng khó chịu. Loại bỏ polyp là một thủ thuật đơn giản, có thể thực hiện trong phòng khám và không cần dùng thuốc giảm đau. Các phương pháp để loại bỏ polyp cổ tử cung bao gồm:

  • Xoắn polyp ở cuống
  • Cắt polyp bằng dây vòng
  • Dùng forcep vòng để cắt

Các phương pháp để phá hủy polyp bao gồm:

  • Sử dụng nitơ lỏng
  • Xử lý đốt điện, trong đó bao gồm việc sử dụng đốt nhiệt
  • Phẫu thuật laser

Bạn có thể cảm thấy đau nhẹ trong khi cắt bỏ và co thắt nhẹ đến trung bình trong vài giờ sau phẫu thuật cắt bỏ. Có thể bạn sẽ thấy máu chảy ra từ âm đạo trong một hoặc hai ngày sau khi cắt bỏ.

Trong một số trường hợp, polyp hoặc các cuống polyp quá lớn không thể loại bỏ trong phòng khám của bác sĩ, bạn có thể cần phải phẫu thuật để cắt bỏ polyp cổ tử cung trong bệnh viện hoặc trung tâm phẫu thuật.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Điều trị polyp cổ tử cung dễ dàng và đơn giản, tuy nhiên polyp dễ có khả năng tái phát trở lại. Do đó, điều bạn cần làm sau khi điều trị polyp là đi tái khám thường xuyên để sớm phát hiện nếu polyp tái phát.
  • Do một số polyp phát triển do nguyên nhân nhiễm trùng, một vài việc có thể giúp giảm các nguy cơ đó như: dùng đồ lót bằng cotton cho phép lưu thông không khí tốt, ngăn ngừa nhiệt và độ ẩm quá mức; sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
  • Đảm bảo khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm Pap.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm phổi do nấm

(90)
Tìm hiểu chungViêm phổi do nấm là bệnh gì?Bệnh viêm phổi do nấm là bệnh nhiễm trùng ở phổi gây ra bởi một hoặc nhiều loại nấm bệnh hoặc nấm cơ hội. ... [xem thêm]

Hẹp thực quản

(89)
Tìm hiểu chungHẹp thực quản là bệnh gì?Bệnh hẹp thực quản là tình trạng thực quản bị tắc nghẽn trong quá trình phát triển thai kỳ. Thay vì tạo thành ... [xem thêm]

Hội chứng không nhạy cảm androgen

(58)
Tìm hiểu chungHội chứng không nhạy cảm androgen là bệnh gì?Hội chứng không nhạy cảm androgen là một rối loạn di truyền xảy ra trong giai đoạn phát triển các ... [xem thêm]

Chấn thương khí quản

(19)
Tìm hiểu chungChấn thương khí quản là tình trạng gì?Chấn thương khí quản là tình trạng xảy ra khi bạn gặp chấn thương cùn hoặc bị một thứ gì đó đâm ... [xem thêm]

Giãn tĩnh mạch thực quản

(67)
Giãn tĩnh mạch thực quản là một tình trạng thường phát triển ở những bệnh nhân xơ gan nặng. Tình trạng này có thể gây đe dọa đến tính mạng nếu như ... [xem thêm]

Dị ứng hải sản có vỏ

(88)
Tìm hiểu chungDị ứng hải sản có vỏ là gì?Dị ứng hải sản có vỏ là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch trong cơ thể đối với protein ... [xem thêm]

Nôn mửa (Ói)

(21)
Định nghĩaTình trạng nôn mửa (ói) là gì?Nôn mửa, hay còn gọi là ói, là tình trạng rối loạn tiêu hóa buộc những gì trong dạ dày đi ngược lên thực quản ... [xem thêm]

Nhịp tim chậm

(15)
Tìm hiểu chungNhịp tim chậm là bệnh gì?Nhịp tim chậm là tình trạng nhịp tim dưới 60 nhịp mỗi phút (nhịp/phút) ở người lớn. Ở người lớn, tim thường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN