Cường aldosterone

(3.88) - 63 đánh giá

Cường aldosterone là căn bệnh không quá phổ biến. Tỷ lệ mắc bệnh của nam giới và nữ giới bằng nhau. Bệnh thường xuất hiện ở những người bị cao huyết áp, và những người nằm trong độ tuổi từ 30 đến 50.

Định nghĩa

Bệnh cường aldosterone là gì?

Cường aldosterone là một dạng rối loạn xảy ra khi tuyến thượng thận sản sinh quá nhiều hormone aldosterone trong máu. Tuyến thượng thận là tuyến có hình tam giác nằm sau thận, có kích thước bằng đầu ngón tay cái. Đây là nơi sản xuất ra hormone aldosterone, hormone giúp cân bằng lượng muối và kali trong máu. Nếu mắc phải cường aldosterone, nồng độ kali trong máu có thể giảm, nồng độ muối tăng lên, từ đó khiến huyết áp tăng cao.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những triệu chứng và dấu hiệu bệnh cường aldosterone là gì?

Dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất của bệnh đó là cao huyết áp, hoặc cao huyết áp đi kèm với chứng hạ kali huyết. Ngoài ra, một vài triệu chứng khác có thể bao gồm yếu toàn thân, vọp bẻ, buồn nôn, táo bón, co thắt cơ bắp, và đi tiểu thường xuyên. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cường aldosterone. Bệnh có thể khiến huyết áp của bạn tăng cao, vì vậy bạn nên kiểm tra thường xuyên. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có những nguy cơ huyết áp cao, như:

  • 45 tuổi hoặc hơn
  • Gia đình có tiền sử mắc cao huyết áp
  • Bị thừa cân
  • Ít vận động
  • Thường xuyên hút thuốc lá
  • Uống nhiều rượu
  • Mất cân bằng dinh dưỡng (quá nhiều muối, không đủ kali).

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra cường aldosterone là gì?

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do tuyến thượng thận tiết ra quá nhiều hormone aldosterone.

Có 2 dạng cường aldosterone: nguyên phát và thứ phát.

  • Cường aldosterone nguyên phát thường xảy ra khi xuất hiện khối u ở tuyến thượng thận. Đây là những khối u lành tính, và được gọi là u tuyến. Chứng rối loạn này cũng còn được gọi là hội chứng Conn.
  • Cường aldosterone thứ phát thường do những bệnh khác trong cơ thể gây ra như suy tim sung huyết, suy gan, bệnh thận, mất nước, hoặc do một số các loại thuốc như thuốc lợi tiểu hay fludrocortisone gây ra.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường aldosterone?

Các yếu tố có thể khiến nguy cơ mắc bệnh là:

  • Tình trạng cao huyết áp cần phải được điều trị kết hợp 3 loại thuốc trở lên.
  • Tình trạng cao huyết áp từ lúc trẻ tuổi (dưới 30 tuổi).
  • Gia đình có tiền sử bị đột quỵ lúc trẻ tuổi.
  • Lượng kali trong máu thấp.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị cường aldosterone?

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Mục tiêu chung của tất cả các phương pháp điều trị đều nhằm ngăn chặn sự sản sinh aldosterone, đồng thời phòng ngừa những biến chứng do cao huyết áp và nồng độ kali trong máu thấp gây ra. Các phương pháp có thể là:

Điều trị khối u ở một tuyến thượng thận

  • Phẫu thuật: bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ tuyến thượng thận có khối u. Sau khi phẫu thuật, huyết áp và nồng độ kali có thể được cải thiện, đồng thời nồng độ hormone aldosterone cũng trở về bình thường.
  • Dùng thuốc: nếu không thể phẫu thuật, bạn có thể được chỉ định sử dụng thuốc chặn aldosterone như các thuốc đối kháng thụ thể mineralocorticoid. Tuy nhiên, huyết áp sẽ tăng cao và nồng độ kali trong máu sẽ giảm nếu bạn ngừng thuốc. Hãy luôn dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Điều trị ở cả 2 tuyến thượng thận

  • Dùng thuốc: thuốc đối kháng thụ thể mineralocorticoid hoặc spironolactone có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp và nồng độ kali trong máu. Một vài loại thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như giảm ham muốn tình dục, liệt dương, rối loạn kinh nguyệt hoặc rối loạn tiêu hóa.

Bên cạnh đó, bạn hãy thay đổi thói quen sống của mình. Lối sống thay đổi và chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể giúp kiểm soát huyết áp. Hãy luôn duy trì cân nặng khỏe mạnh, chế độ tập luyện thể thao phù hợp, hạn chế hút thuốc và dùng thức uống có cồn, đồng thời luôn dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán cường aldosterone?

Để chẩn đoán cường aldosterone, bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp như:

  • Xét nghiệm sàng lọc: bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm nồng độ aldosterone và renin trong máu. Renin là một loại enzyme giúp điều hòa huyết áp. Nồng độ renin thấp và aldosterone cao có thể gây ra cao huyết áp.
  • Xét nghiệm chẩn đoán: Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc cho thấy nguy cơ bạn có thể mắc bệnh cường aldosterone, bác sĩ có thể đề nghị bạn tiếp tục thực hiện các phương pháp khác như xét nghiệm nồng độ aldosterone sau truyền dịch, xét nghiệm ức chế fludrocortisone…
  • Các xét nghiệm bổ sung khác có thể bao gồm chụp CT vùng bụng, kiểm tra mạch máu vùng tuyến thượng thận.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của cường aldosterone?

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn chú ý thực hiện và duy trì những thói quen sau:

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Hạn chế lượng muối dùng trong khẩu phần ăn hằng ngày, bổ sung rau củ quả, trái cây. Hãy luôn đa dạng các loại thức ăn tốt cho sức khỏe như ngũ cốc, trái cây, rau quả, thức ăn ít béo.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Nếu bạn có chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 25, bạn cần phải giảm cân để giúp cải thiện huyết áp.
  • Tập thể dục: Đi bộ, tập aerobic có thể giúp cải thiện huyết áp.
  • Không hút thuốc, hạn chế dùng thức uống có chứa caffeine hoặc cồn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rối loạn thần kinh

(54)
Tìm hiểu chungRối loạn thần kinh là bệnh gì?Chứng rối loạn thần kinh là một thuật ngữ y học dùng cho trạng thái thần kinh kém hoặc bất thường kèm theo ... [xem thêm]

Thoát vị

(22)
Tìm hiểu chungThoát vị là bệnh gì?Thoát vị là những túi phình của nội tạng hoặc mô (như quai ruột) bị trồi ra và dịch chuyển ra khỏi vị trí của chúng. ... [xem thêm]

Suy thận cấp tính (suy thận cấp)

(61)
Tìm hiểu chungSuy thận cấp tính (suy thận cấp) là bệnh gì?Suy thận cấp tính, hay còn gọi là suy thận cấp, là tình trạng thận đột ngột suy giảm chức năng ... [xem thêm]

Nhiễm trùng vết thương

(80)
Tìm hiểu chungNhiễm trùng vết thương là gì?Nhiễm trùng vết thương xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào da. Nhiễm trùng có thể chỉ liên quan đến da hoặc ảnh ... [xem thêm]

Loạn sản Kniest

(42)
Tìm hiểu chungLoạn sản Kniest là gì?Loạn sản Kniest là một rối loạn phát triển xương hoặc dị tật khi xương đang phát triển, đặc trưng bởi tầm vóc ngắn ... [xem thêm]

Nấm miệng (nấm lưỡi, tưa lưỡi)

(73)
Nấm miệng (nấm lưỡi, tưa lưỡi hoặc nấm Candida miệng) là tình trạng nấm Candida albicans tích tụ trên niêm mạc miệng. Thông thường, trong miệng vẫn có nấm ... [xem thêm]

Viêm giác mạc

(51)
Viêm giác mạc là tình trạng nhãn khoa không quá nguy hiểm nhưng lại có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của người bệnh nếu không được ... [xem thêm]

Hay quên

(90)
Định nghĩaBệnh hay quên (đãng trí) là bệnh gì?Hay quên, còn được gọi là bệnh đãng trí có thể là một phần bình thường của sự lão hóa. Khi lớn tuổi, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN