Tàn nhang

(4.13) - 13 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tàn nhang là gì?

Tàn nhang là những đốm nâu nhỏ trên da. Đôi khi, chúng có màu đa dạng từ đỏ, vàng, nâu vàng, nâu sáng, nâu đến đen. Những đốm tàn nhang sẽ càng rõ hơn khi có sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những đốm tàn nhanh này có thể xuất hiện theo nhóm, phần lớn ở má, mũi, cánh tay và vai trên.

Tàn nhang không gây nguy hiểm đến sức khỏe hoặc chuyển biến thành ung thư da.

Có 2 loại tàn nhang phổ biến là tàn nhang thông thường và tàn nhang do cháy nắng. Tàn nhang do cháy nắng thường sậm màu và to hơn. Chúng thường xuất hiện ở những vị trí dễ bị cháy nắng nghiêm trọng như lưng trên và vai.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tàn nhang là gì?

Tàn nhang là những đốm rất nhỏ trên da và có màu tối hơn màu da bình thường. Khi tiếp xúc lâu với ánh sáng mặt trời, tàn nhang càng trở nên dễ thấy. Các nhà khoa học tin rằng ánh sáng mặt trời có thể làm tăng lượng tàn nhang trên cơ thể.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Tàn nhang không cần phải điều trị vì chúng vô hại. Tuy nhiên, tàn nhang có thể ảnh hưởng đến ngoại hình và nhìn không được đẹp mắt. Nếu bạn thực sự muốn loại bỏ chúng, hãy đến gặp bác sĩ để tìm cách loại bỏ tàng nhang.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra tàn nhang?

Yếu tố gen và tác động của ánh sáng mặt trời là nguyên nhân gây ra tàn nhang. Gen qui định lượng melanin – những hắc tố sản sinh ra bởi tế bào biểu bì. Trong phần lớn các trường hợp, số lượng mô tế bào biểu bì tạo hắc tố có màu giống với màu da bình thường. Ở những điểm có tàn nhang, sự sản sinh hắc tố nhiều hơn những vùng da còn lại.

Cháy nắng có thể làm cho tàn nhang càng trở nên tồi tệ hơn. Nắng mặt trời thúc đẩy những tế bào sản sinh hắc tố sản xuất nhiều hắc tố hơn như một phản ứng tự nhiên của cơ thể để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường bị tàn nhang?

Tàn nhang cực kì phổ biến. Chúng xuất hiện trên cơ thể ngay từ khi chúng ta mới 1 hoặc 2 tuổi và thường gặp hơn ở những người da trắng, có tóc màu sáng hoặc màu đỏ.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị tàn nhang?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị tàn nhang, ví dụ như:

  • Yếu tố di truyền: tàn nhang được qui định bởi gen, nên nếu cha mẹ của bạn có tàn nhang, thì có nghĩa là bạn cũng có thể bị tàn nhang giống như vậy;
  • Những người có da và mắt sáng màu, đặc biệt là trẻ em;
  • Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời;
  • Sử dụng phương pháp điều trị hormone.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tàn nhang?

Tàn nhang có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng bác sĩ có thể khám da toàn cơ thể để xác định tình trạng một cách chính xác và cẩn thận hơn. Những người bị tàn nhang thường có da nhạy cảm hơn người bình thường. Khám da cẩn thận sẽ giúp bác sĩ da liễu đưa ra lời khuyên chi tiết giúp bạn có thói quen chăm sóc da hàng ngày tốt hơn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tàn nhang?

Tàn nhang vô hại và không cần phải điều trị. Nhưng nếu bạn cảm thấy mất tự tin vì những đốm tàn nhang và muốn tìm kiếm phương pháp điều trị, những phương pháp sau đây sẽ giúp bạn loại bỏ chúng:

  • Kem tẩy trắng hoặc kem làm mờ: những sản phẩm có chứa hydroquinone thường được sử dụng để chống lại các hắc tố da. Bạn có thể mua chúng mà không cần phải có đơn bác sĩ, nhưng bạn cần phải bảo vệ da kĩ càng vì những sản phẩm này có thể khiến da trở nên vô cùng nhạy cảm dưới ánh nắng mặt trời;
  • Retinoid: loại thuốc này được tạo ra từ vitamin A và được công nhận bởi cục quản lý thực phẩm và dược phẩm về hiệu quả làm sáng da;
  • Tiến trình thẩm mỹ: hiện có rất nhiều các phương pháp điều trị giúp loại bỏ tàn nhang như phẫu thuật cryo, liệu pháp laser, liệu pháp ánh sáng IPL hoặc mặt nạ hóa học.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tàn nhang?

Bạn sẽ có thể kiểm soát tàn nhang nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Sử dung kem chống nắng với chỉ số SPF phù hợp;
  • Mặc quần áo chống nắng như mũ rộng vành, áo dài tay, kính mát;
  • Che dù hoặc đứng trong bóng râm;
  • Hạn chế ra ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều;
  • Những người bị tàn nhang do di truyền cần phải bảo vệ da ngay từ khi còn nhỏ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xét nghiệm glucose nước tiểu

(60)
Tìm hiểu chungXét nghiệm glucose nước tiểu là gì?Xét nghiệm glucose nước tiểu (Glucose urine test) là cách nhanh chóng và đơn giản để kiểm tra nồng độ cao bất ... [xem thêm]

Tăng nhãn áp góc mở chính

(17)
Tìm hiểu chungTăng nhãn áp góc mở chính là bệnh gì?Tăng nhãn áp dùng để chỉ một nhóm bệnh về mắt gây thiệt hại cho các đầu dây thần kinh thị giác và ... [xem thêm]

Buồn nôn

(72)
Tìm hiểu chungBuồn nôn là bệnh gì?Buồn nôn là cảm giác khó chịu ở bụng trên hay trong họng và thường kèm theo nôn. Buồn nôn có thể do tác dụng phụ của ... [xem thêm]

Ung thư phế quản

(17)
Tìm hiểu chungBệnh ung thư phế quản là gì?Ung thư phế quản là một loại ung thư hiếm gặp hình thành trong các phế quản hoặc khí quản và các tuyến nước ... [xem thêm]

Khó tiêu không do loét (chức năng)

(43)
Tìm hiểu chungKhó tiêu không do loét (chức năng) là bệnh gì?Bệnh khó tiêu không do loét hay đau dạ dày không do loét là một thuật ngữ dùng để mô tả các dấu ... [xem thêm]

Cắt bỏ tuyến thượng thận

(15)
Tìm hiểu về cắt bỏ tuyến thượng thậnCắt bỏ tuyến thượng thận là gì?Cắt bỏ tuyến thượng thận là phẫu thuật loại bỏ một hoặc cả hai tuyến ... [xem thêm]

Ung thư mô mỡ

(88)
Ung thư mô mỡ là một dạng ung thư mô mềm hiếm gặp có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời. Cũng như các loại ung ... [xem thêm]

Hẹp động mạch cảnh

(79)
Định nghĩaHẹp động mạch cảnh là bệnh gì?Hẹp động mạch cảnh là tình trạng động mạch cảnh bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Động mạch cảnh là động mạch ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN