Block nhĩ thất cấp 3 (hoàn toàn)

(3.99) - 48 đánh giá

Tìm hiểu chung

Block nhĩ thất cấp 3 là bệnh gì?

Block tim hoàn toàn, hay còn gọi là block nhĩ thất hoàn toàn hoặc block nhĩ thất cấp 3, là một trong ba mức độ rối loạn xung điện ở tim. Đây là trường hợp nặng nhất khi xung điện hoàn toàn bị chặn ở nút nhĩ thất nên không có xung điện nào được truyền từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Lúc này, tâm thất phải tự tạo xung điện riêng nhưng nhịp từ tâm thất tạo ra lại thường chậm hơn nhiều so với nhịp tim. Điều này sẽ dẫn đến tim không thể bơm máu đủ đến các cơ quan khác trong cơ thể và có thể dẫn đến ngất hoặc tử vong.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của block nhĩ thất cấp 3?

Các triệu chứng có thể có của block nhĩ thất cấp 3 bao gồm:

  • Choáng váng;
  • Chóng mặt;
  • Khó thở;
  • Đau thắt ngực;
  • Ngất xỉu.

Tuy nhiên, đôi khi block tim có thể không gây ra triệu chứng gì.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng như:

  • Bị ngất không rõ nguyên nhân;
  • Đột ngột đau ngực;
  • Khó thở.

Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra block nhĩ thất cấp 3?

Block tim không phải là bệnh truyền nhiễm hay di truyền. Nguyên nhân chính xác gây block nhĩ thất cấp 3 vẫn chưa được tìm ra. Các bệnh về tim như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, bệnh van tim, suy tim sung huyết đều có khả năng gây ra tình trạng block nhĩ thất cấp 3.

Những nguyên nhân khác thường là do các bệnh như:

  • Bệnh teo cơ xơ cứng;
  • Thấp khớp;
  • Bệnh Lyme;
  • Tình trạng phát triển và tăng trưởng bất thường của những nhóm nhỏ các tế bào viêm nhiễm ở các khu vực khác nhau của cơ thể. Các tế bào này thường tập trung ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.

Ngoài ra, block nhĩ thất cấp 3 cũng có thể bắt nguồn từ việc dùng các thuốc như digoxin thuộc nhóm glycoside dùng để trợ tim, thuốc ức chế beta, hoặc thuốc chẹn kênh canxi.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc block nhĩ thất cấp 3?

Block nhĩ thất cấp 3 thường xảy ra ở những người lớn tuổi và những người từng bị hoặc đang bị bệnh khác về tim mạch. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ block nhĩ thất cấp 3?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh block tim hoàn toàn bao gồm:

  • Mắc bệnh tim bẩm sinh;
  • Tuổi của bạn càng cao, bạn có nguy cơ mắc bệnh càng lớn;
  • Có tình trạng bất ổn về tim như nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh tim mạch vành, bạn cũng có khả năng gặp tình trạng block tim hoàn toàn;
  • Mắc vài bệnh khác gián tiếp gây ra tình trạng block tim hoàn toàn như chứng thoái hóa khớp xương, bệnh Lenegre;
  • Tiếp xúc với những chất độc hại hoặc những loại thuốc nhất định như Digitalis.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán block nhĩ thất cấp 3?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán block nhĩ thất cấp 3 từ bệnh sử và khám lâm sàng nhịp tim. Bác sĩ có thể dùng điện tâm đồ để đo hoạt động điện của tim.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể tiến hành theo dõi nhịp tim trong khoảng từ 24 đến 48 tiếng thông qua máy ghi Holter để chẩn đoán. Người bệnh có thể sẽ phải nhập viện để theo dõi liên tục nhằm chuẩn bị điều trị.

Những phương pháp nào dùng để điều trị block nhĩ thất cấp 3?

Bệnh block nhĩ thất cấp 3 vẫn chưa có liệu pháp chữa khỏi hoàn toàn. Biện pháp điều trị tốt nhất với block tim mà không phải do dùng thuốc là dùng máy trợ tim tạo nhịp. Máy trợ tim là một thiết bị nhỏ được đặt vào tim để kích thích tim đập theo tần số bình thường.

Nếu nguyên nhân bị block tim là do dùng các thuốc đặc trị, hãy ngưng thuốc và tham khảo bác sĩ đã kê đơn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của block nhĩ thất cấp 3?

Block nhĩ thất cấp 3 có thể được hạn chế nếu người bệnh:

  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm điện tim;
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ và tái khám đúng lịch;
  • Tránh các thiết bị điện từ như điện thoại di động, tivi hoặc các thiết bị khác khi đang đeo máy trợ tim;
  • Cố gắng điều trị hoặc kiểm soát những nhân tố gián tiếp dẫn đến block nhĩ thất cấp 3 bằng một chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục phù hợp.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được có giải đáp tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lao kê

(27)
Tìm hiểu chungLao kê là bệnh gì?Hình ảnh lao kêBệnh lao kê là một dạng bệnh lao đặc trưng bởi các tổn thương nhỏ với kích thước 1–5mm lan khắp cơ thể. ... [xem thêm]

Mất trí nhớ

(89)
Tìm hiểu chungMất trí nhớ là bệnh gì ?Mất trí nhớ, hay còn được gọi là hội chứng mất trí nhớ, là một tình trạng gây ra sự mất đi trí nhớ bao gồm ... [xem thêm]

Chagas

(62)
Tìm hiểu chungBệnh Chagas là gì?Chagas là bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng được tìm thấy trong phân của bọ có cánh triatominae (reduviid) gây ra. Bệnh Chagas phổ ... [xem thêm]

Chứng bệnh gây ra do khám bệnh

(24)
Bệnh á sừng là một dạng viêm da cơ địa có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy không quá nguy hiểm nhưng bệnh lại gây ra nhiều phiền toái cho người ... [xem thêm]

Trượt đốt sống

(12)
Trượt đốt sống thắt lưng là loại phổ biến nhất của trượt đốt sống. Để điều trị bệnh này, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân thực hiện các ... [xem thêm]

Tăng natri máu

(25)
Tìm hiểu về tăng natri máuTăng natri máu là gì?Tăng natri máu (tăng natri huyết) xảy ra khi có sự mất cân bằng natri và nước trong cơ thể, dẫn đến lượng natri ... [xem thêm]

Phẫu thuật mắt LASIK

(41)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật mắt LASIK là gì?Phẫu thuật mắt LASIK là một phẫu thuật được sử dụng để điều chỉnh thị lực ở những người cận thị, loạn ... [xem thêm]

Hội chứng Volkmann

(63)
Tìm hiểu chungHội chứng Volkmann là gì?Hội chứng Volkmann, còn được gọi là co cứng Volkmann hay co cứng do thiếu máu cục bộ, là tình trạng biến dạng của bàn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN