9 phương pháp giúp phòng chống biến chứng bệnh tiểu đường

(3.76) - 52 đánh giá

Việc kiểm soát được bệnh tiểu đường sẽ giúp ngăn ngừa được các vấn đề về tim mạch, thần kinh và các vấn đề ở chân. Dưới đây là những điều bạn có thể làm ngay bây giờ.

Giảm cân

Việc duy trì cân nặng hợp lý giúp kiểm soát đường huyết. Bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng và huấn luyện viên thể dục thẩm mỹ có thể giúp bạn lên kế hoạch để thực hiện việc giảm cân.

Kiểm tra đường huyết ít nhất hai lần trong một ngày

Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có cần làm điều này không? Ngoài ra, bạn nên ghi lại những trị số đường huyết định kỳ của mình và theo dõi chúng, từ đó lưu ý để điều chỉnh chế độ ăn và các hoạt động cho phù hợp.

Xét nghiêm HbA1c (đôi khi gọi là A1c)

Đây là trị số đường huyết trung bình của bạn trong vòng 2-3 tháng qua. Hầu hết bệnh nhân bệnh đái tháo đường đều cần đo chỉ số này đưa ra mức HbA1c mục tiêu (khoảng 7%, thấp hoặc cao hơn tùy tình huống). Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem bao lâu thì nên xét nghiệm.

Theo dõi lượng carbohydrate

Biết và quản lý được lượng carbohydrate ăn vào có thể giúp kiểm soát đường huyết. Hãy chọn lựa carbohydrate có hàm lượng chất xơ cao như rau xanh, trái cây, đậu và ngũ cốc.

Xem thêm bài viết 9 câu hỏi người bị bệnh tiểu đường nên hỏi bác sĩ khi đi khám bệnh

Kiểm soát huyết áp, cholesterol và triglycerid

Bệnh đái tháo đường dễ gây bệnh tim mạnh, nên việc theo dõi chặt chẽ huyết áp và cholesterol rất quan trọng. Hãy trao đổi với bác sĩ và tuân thủ kế hoạch điều trị để duy trì mức cholesterol, triglycerid và huyết áp ổn định

Kiên trì tập luyện

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn đạt được và duy trì cân nặng hợp lý. Tập thể dục cũng giúp giảm stress, kiểm soát huyết áp, mức cholesterol và triglycerid trong máu. Tập thể dục ít nhất 30 phút một ngày và 5 ngày trong một tuần. Hãy thử đi bộ, chạy bộ, những loại hình aerobics nhẹ, bơi lội, quần vợt hoặc đạp xe cố định. Bắt đầu tập từ từ nếu trước đó bạn ít vận động. Bạn có thể dành ra 30 để đi bộ 10 phút sau mỗi bữa ăn. Cũng có thể tập những bài tập mạnh hơn và kéo dài hơn trong những ngày sau.

Ngủ đủ giấc

Khi ngủ không đủ giấc, bạn có xu hướng ăn nhiều hơn, và có thể gặp phải các vấn đề về cân nặng, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe. Những bệnh nhân ngủ đủ giấc thường có thói quen ăn uống lành mạnh và cải thiện được mức đường huyết.

Quản lý stress

Căng thẳng quá mức có thể làm tăng lượng đường trong máu. Bạn có thể cải thiện bằng cách ngồi yên trong 15 phút, thiền tịnh hoặc tập yoga.

Đi khám bác sĩ

Kiểm tra sức khỏe tổng thể ít nhất một lần trong năm, mặc dù bạn thường xuyên trao đổi với bác sĩ. Hãy hỏi bác sĩ về lịch (độ thường xuyên) việc kiểm tra mắt, đường huyết, khám chân và tầm soát những biến chứng khác do bệnh đái tháo đường như tổn thương thận, thần kinh và bệnh tim mạch

Tài liệu tham khảo

1. http://www.webmd.com/diabetes/lifestyle-tips-to-avoid-diabetes-complications

2.https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/in-depth/diabetes-management/art-20045803

3.https://www.hopkinsmedicine.org/diabetes/diabetes_education/patient_education_material/nine_ways_to_avoid_diabetes_complications.pdf

4.https://my.clevelandclinic.org/health/articles/10675-diabetes-preventing-complications

Biên dịch - Hiệu đính

BS.TS. Phạm Nguyên Quý
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hạ đường huyết

(64)
Tổng quan Hạ đường huyết là gì? Hạ đường huyết là một tình trạng đặc trưng bởi mức thấp bất thường của lượng đường trong máu (glucose), nguồn ... [xem thêm]

Chăm sóc bàn chân với người tiểu đường

(11)
Với một bệnh nhân mắc tiểu đường, việc chăm sóc bàn chân rất quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn cách chăm sóc và việc khi nào cần sự hỗ trợ từ bác ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường và nhiễm trùng: Các dấu hiệu để nhận biết

(40)
Bệnh tiểu đường có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Lượng đường trong máu và trong mô cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ... [xem thêm]

Dấu hiệu sớm và triệu chứng của bệnh đái tháo đường

(32)
Dịch bài: Nguyễn Ngô Diệu Thảo Như thế nào để nhận ra liệu bạn có đang mắc bệnh đái tháo đường hay không? Hầu hết các triệu chứng sớm bắt nguồn ... [xem thêm]

Hiểu về bệnh tiểu đường: Chẩn đoán và điều trị

(82)
Làm thế nào để nhận biết bệnh tiểu đường? Bác sĩ có thể nghi ngờ bạn mắc bệnh tiểu đường nếu bạn có một số yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu ... [xem thêm]

Các thuật ngữ bệnh tiểu đường

(63)
Acesulfame-k: Một chất làm ngọt nhân tạo được sử dụng thay thế cho đường, nó không chứa carbohydrate hoặc đường. Do đó, không gây ảnh hưởng đến nồng ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường và bàn chân

(100)
Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương thần kinh ở tay và chân của bạn. Chúng được gọi là thần kinh ngoại vi. Khi gặp tình trạng này cần chăm sóc da và ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường là một vấn đề sức khỏe nổi trội ở Mỹ và trên toàn thế giới

(78)
Hiện nay, có hàng triệu người đã được chẩn đoán hoặc vẫn chưa nhận ra trạng thái kháng insulin cũng như các tác dụng phụ của bệnh tiểu đường loại 2. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN