Lỗ thông bầu dục

(4.04) - 23 đánh giá

Tìm hiểu chung

Lỗ thông bầu dục là tình trạng gì?

Lỗ thông bầu dục (PFO) là một lỗ nằm giữa tâm nhĩ trái và phải (buồng trên) của tim. Lỗ hổng này có ở tất cả mọi người trước khi sinh, nhưng thường được đóng lại ngay sau khi sinh. PFO là thuật ngữ được sử dụng khi lỗ này không đóng lại một cách tự nhiên sau khi em bé được sinh ra.

Mức độ phổ biến của lỗ thông bầu dục

Lỗ thông bầu dục xảy ra với khoảng 25% dân số bình thường, nhưng hầu hết những người bị tình trạng này không bao giờ biết họ mắc phải tình trạng này. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của lỗ thông bầu dục là gì?

Hầu hết mọi người có lỗ thông bầu dục không biết họ mắc phải tình trạng này, bởi vì nó thường là một tình trạng ẩn và không tạo ra các dấu hiệu hay triệu chứng.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra lỗ thông bầu dục?

Một lỗ hình bầu dục cho phép máu đi xung quanh phổi. Phổi của em bé không được sử dụng khi nó phát triển trong tử cung, do đó lỗ thông này không gây ra vấn đề đối với thai nhi.

Lỗ thông này thường đóng lại ngay sau khi trẻ được sinh ra, nhưng một số trường hợp sẽ không đóng lại. Cứ trong 4 người sẽ có 1 người mắc phải tình trạng này. Nếu lỗ thông không đóng, nó được gọi là tồn tại lỗ thông bầu dục. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chưa rõ.

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán lỗ thông bầu dục?

Bác sĩ tim mạch có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm sau để chẩn đoán một lỗ thông bầu dục:

Siêu âm tim

Siêu âm tim cho thấy hình ảnh giải phẫu, cấu trúc và chức năng của tim.

Một loại siêu âm tim phổ biến được gọi là siêu âm tim qua thành ngực. Trong thử nghiệm này, sóng âm thanh hướng vào tim từ một thiết bị giống như một cây đũa lớn (bộ chuyển đổi) đặt trên ngực, tạo ra hình ảnh động các chuyển động của tim. Bác sĩ có thể sử dụng thử nghiệm này để chẩn đoán lỗ thông bầu dục và phát hiện các vấn đề về tim khác.

Các biến thể khác của phương pháp này có thể được sử dụng để xác định lỗ thông bầu dục như:

  • Chụp siêu âm màu Doppler. Khi sóng âm thanh dội lại từ các tế bào máu di chuyển qua tim, chúng thay đổi cường độ. Những thay đổi đặc trưng (tín hiệu Doppler) và vi tính hóa màu sắc của các tín hiệu này có thể giúp bác sĩ kiểm tra tốc độ và hướng đi của dòng máu trong tim. Nếu bạn có một lỗ thông bầu dục, siêu âm màu Doppler ở tim có thể phát hiện một dòng chảy của máu giữa tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái.
  • Thử nghiệm sự tương phản với muối (nghiên cứu bong bóng). Với phương pháp này, một dung dịch muối vô trùng được lắc cho đến khi tạo ra dạng bọt bong bóng nhỏ, sau đó tiêm hỗn hợp này vào tĩnh mạch. Các bong bóng đi về phía bên phải của tim và xuất hiện trên siêu âm tim. Nếu không có lỗ thông giữa tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải, các bong bóng này sẽ chỉ đơn giản đi ra ngoài qua phổi. Nếu bạn có một lỗ thông bầu dục, một số bong bóng sẽ xuất hiện ở phía bên trái của tim. Sự hiện diện của lỗ thông bầu dục có thể khó xác định với siêu âm tim qua thành ngực.

Siêu âm tim qua thực quản

Bác sĩ có thể tiến hành một loại siêu âm tim được gọi là siêu âm tim qua thực quản để có được một cái nhìn sâu hơn về tim và dòng máu chảy qua tim. Trong thử nghiệm này, một bộ chuyển đổi nhỏ gắn vào phần cuối của một ống được luồn xuống thực quản (ống dẫn từ miệng tới dạ dày).

Cách này thường cho kết quả kiểm tra chính xác nhất giúp bác sĩ xác định lỗ thông bầu dục so với siêu âm kết hợp với siêu âm dòng chảy Doppler màu hoặc một nghiên cứu tương phản với muối.

Các xét nghiệm khác

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên kiểm tra thêm nếu bạn được chẩn đoán với lỗ thông bầu dục và bạn đã bị đột quỵ. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu bạn đến một bác sĩ được đào tạo về các tình trạng bệnh lý liên quan đến não và thần kinh (bác sĩ thần kinh).

Những phương pháp nào dùng để điều trị lỗ thông bầu dục?

Hầu hết mọi người có lỗ thông bầu dục không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn hoặc con bạn nên thực hiện thủ thuật đóng lỗ thông bầu dục.

Các lý do đóng lỗ thông bầu dục

Nếu lỗ thông bầu dục được phát hiện khi siêu âm tim vì các lý do khác, một thủ thuật đóng lỗ thông thường không được thực hiện. Thủ thuật đóng lỗ thông bầu dục có thể được thực hiện trong những tình trạng nhất định như điều trị nồng độ oxy trong máu thấp liên quan đến lỗ thông bầu dục.

Đóng lỗ thông bầu dục để ngăn ngừa chứng đau nửa đầu hiện nay không được khuyến khích. Đóng lỗ thông bầu dục để ngăn chặn một cơn đột quỵ vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị đóng lỗ thông bầu dục ở những người đã bị đột quỵ tái phát mặc dù đã điều trị nội khoa, khi không có nguyên nhân nào khác.

Phẫu thuật và các thủ thuật đóng lỗ thông bầu dục

Thủ tục để đóng một lỗ thông bầu dục bao gồm:

  • Dụng cụ đóng lỗ thông. Sử dụng thông tim, các bác sĩ có thể đưa một thiết bị để bịt lỗ thông. Trong thủ tục này, thiết bị nằm ở cuối của một ống dài, mềm dẻo. Bác sĩ sẽ đưa ống thông có gắn thiết bị ở đầu vào tĩnh mạch ở vùng háng và luồn thiết bị này vào vị trí của lỗ thông với sự hỗ trợ hình ảnh của một siêu âm tim. Mặc dù biến chứng hiếm gặp với thủ thuật này như một vết rách tim hoặc các mạch máu, thiết bị bị trật khỏi vị trí hoặc phát triển rối loạn nhịp tim có thể xảy ra.
  • Sửa chữa bằng phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật có thể đóng lỗ thông bầu dục bằng cách mở tim và khâu lỗ thông. Thủ tục này có thể được thực hiện bằng một đường rạch rất nhỏ và có thể được thực hiện bằng kỹ thuật robot. Nếu bạn hoặc con bạn đang trải qua một phẫu thuật để sửa chữa một vấn đề về tim khác, bác sĩ có thể khuyên bạn nên đóng lỗ thông bầu dục cùng một lúc. Nghiên cứu đang được tiếp tục để xác định lợi ích của việc đóng lỗ thông bầu dục trong khi phẫu thuật sửa chữa một vấn đề tim khác.

Phòng ngừa đột quỵ

Thuốc có thể được sử dụng để giảm bớt nguy cơ bị cục máu đông qua một lỗ thông bầu dục. Trị liệu kháng tiểu cầu như aspirin hay clopidogrel (Plavix) và thuốc làm loãng máu khác (thuốc chống đông) như warfarin (Coumadin, Jantoven), dabigatran (Pradaxa), apixaban (Eliquis) và rivaroxaban (Xarelto) – có thể hữu ích cho những người có lỗ thông bầu dục mà đã bị đột quỵ.

Vẫn chưa rõ thuốc và các thủ thuật đóng khuyết tật có thích hợp để phòng ngừa đột quỵ ở những người có lỗ thông bầu dục hay không. Các nghiên cứu đang được tiến hành để trả lời câu hỏi này.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý lỗ thông bầu dục?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với lỗ thông bầu dục:

  • Nếu bạn biết mình có lỗ thông bầu dục, nhưng không có triệu chứng, bạn có thể không phải hạn chế đối với bất kỳ hoạt động nào.
  • Nếu bạn di chuyển trên một quãng đường dài, nên làm theo các chỉ dẫn để ngăn ngừa cục máu đông. Nếu bạn đang đi du lịch bằng xe hơi, dừng lại từng chặng và đi dạo ngắn. Trên máy bay, hãy chắc chắn uống đủ nước và đi bộ xung quanh bất cứ khi nào có thể.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chứng lão thị

(32)
Tìm hiểu chungChứng lão thị là gì?Lão thị là tình trạng xảy ra khi mắt dần dần mất khả năng tập trung nhìn vào các đối tượng ở gần. Bệnh là một ... [xem thêm]

Hội chứng Kleine-Levin (Hội chứng người đẹp ngủ)

(39)
Tìm hiểu chungHội chứng Kleine-Levin (Hội chứng người đẹp ngủ) là gì?Hội chứng Kleine-Levin gây ra các giai đoạn buồn ngủ quá mức lặp đi lặp lại. Trong ... [xem thêm]

Viêm hạch bạch huyết

(35)
Hệ bạch huyết là một mạng lưới các cơ quan, tế bào, ống dẫn và tuyến. Các tuyến cũng được gọi là hạch và có thể xuất hiện trên khắp nơi trên cơ ... [xem thêm]

Hội chứng POEMS

(37)
Tìm hiểu chungHội chứng POEMS là bệnh gì?Hội chứng POEMS là một rối loạn nhiều hệ thống hiếm gặp. POEMS là một từ viết tắt của (P) polyneuropathy, bệnh ... [xem thêm]

Bệnh Celiac (không dung nạp gluten)

(55)
Tìm hiểu chungBệnh Celiac (không dung nạp gluten) là bệnh gì?Bệnh Celiac hay còn gọi là bệnh nhạy cảm với gluten hoặc bệnh không dung nạp gluten. Đây là một căn ... [xem thêm]

Khối u

(47)
Khối u có thể lành tính hoặc ác tính (ung thư). Tuy nhiên, dù là trường hợp nào, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều ... [xem thêm]

Hội chứng Banti

(38)
Tìm hiểu chungHội chứng Banti là gì?Lách là cơ quan dạng tuyến lớn, nằm phía trên bên trái của bụng, là nơi tạo ra các tế bào hồng cầu trước khi sinh, ... [xem thêm]

Cường giáp (cường chức năng tuyến giáp)

(47)
Cường giáp là một tình trạng dễ gặp và thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới. Nếu không được điều trị và kiểm soát, tình trạng này có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN