Cách chăm sóc bệnh tiểu đường thai kỳ trước và sau sinh

(3.76) - 43 đánh giá

Nếu bị tiểu đường thai kỳ, thai phụ sẽ được theo dõi chặt chẽ hơn trong quá trình mang thai.

Thai phụ nên

  • Đặt lịch hẹn khám thai thường xuyên hơn
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu thường xuyên hơn
  • Siêu âm thường xuyên hơn

Các cuộc hẹn

Nhân viên y tế sẽ giúp đảm bảo mức đường huyết nằm trong giới hạn cho phép. Thai phụ có thể tận dụng tối đa các cuộc hẹn bằng cách thực hiện các bước trên.

Trong quá trình chuyển dạ và sinh nở

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường nên sinh con trong bệnh viện vì bác sĩ và nữ hộ sinh có thể giải quyết các vấn đề trong khi sinh. Trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, lượng đường trong máu sẽ được theo dõi mỗi giờ để đảm bảo nằm trong khoảng 4-7mmol/L.. Nếu lượng đường nằm ngoài mục tiêu này, thai phụ sẽ được điều trị tiêm tĩnh mạch insulin.

Trẻ sơ sinh được giữ với người mẹ trừ khi có bất kỳ vấn đề. Trẻ được cho bú ngay sau khi sinh (trong vòng 30 phút) và sau đó mỗi sau hai đến ba giờ. Đường huyết của trẻ được kiểm tra mỗi hai đến bốn giờ một lần, để ngăn xuống quá thấp (hạ đường huyết sơ sinh). Nếu có vấn đề gì sau khi sinh, trẻ sẽ được chuyển đến đơn vị sơ sinh để theo dõi và điều trị thêm.

Mẹ và trẻ sẽ được theo dõi tại bệnh viện ít nhất 24 giờ trước khi xuất viện để đảm bảo việc cho ăn và đường huyết của trẻ.

Điều gì xảy ra sau khi đã sinh con?

Nồng độ đường huyết thường trở lại bình thường sau khi chuyển dạ, vì vậy việc dùng thuốc điều trị tiểu đường sẽ được chấm dứt ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu phát hiện bị tiểu đường khi đang mang thai, việc điều trị sẽ được tiếp tục.

Xem thêm bài Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào lên con của bạn?

Nếu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, thai phụ có nguy cơ mắc lại tình trạng này trong các lần mang thai tiếp theo, và nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2 về sau. Có một số cách để phòng ngừa:

  • Kiểm tra mức đường huyết trước khi rời bệnh viện.
  • Xét nghiệm đường máu khi thăm khám sau sinh sáu tuần.
  • Nên sắp xếp gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng sau: đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm; cực kỳ mệt mỏi; cơn khát tăng dần; giảm cân không giải thích được; vết cắt hoặc vết thương chậm lành.
  • Nên đi khám và xét nghiệm đường huyết định kỳ hằng năm.
  • Ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên.
  • Quản lý cân nặng.
  • Cần đến gặp chuyên gia dinh dưỡng nếu cần tư vấn giảm cân.

Khi khám thai, hãy cho nhân viên y tế biết tiền sử bệnh tiểu đường thai kỳ.

Tài liệu tham khảo

https://www.diabetes.org.uk/diabetes-the-basics/gestational-diabetes/what-care-to-expect

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Nguyễn Thị Ngọc Phương
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh tiểu đường và mang thai

(89)
Đa số phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường sẽ sinh ra một em bé khỏe mạnh, tuy nhiên có thể xảy ra một số biến chứng mà bạn nên biết. Thông tin dưới ... [xem thêm]

Hệ thống theo dõi đường huyết liên tục hoạt động như thế nào?

(94)
Máy đo đường huyết là một công cụ tuyệt vời nhưng bạn cũng cần theo dõi chặt chẽ hơn mức đường máu của mình. Và thiết bị được gọi là hệ thống ... [xem thêm]

Tiêu chuẩn để chẩn đoán tiểu đường

(23)
Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường nếu có một trong những tiêu chuẩn sau: Có triệu chứng của tiểu đường (khát nước nhiều, đi tiểu ... [xem thêm]

Xét nghiệm – bạn cần hỏi bác sĩ những gì

(66)
Xét nghiệm – Danh sách câu hỏi tham khảo để hỏi bác sĩ. Link download file PDF Bạn có thể điền vào phần in màu xanh của phiếu sau và in ra. Chỉ phần chữ ... [xem thêm]

9 câu hỏi người bị bệnh tiểu đường nên hỏi bác sĩ khi đi khám bệnh

(56)
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, hãy sử dụng thời gian khám bệnh một cách hữu ích nhất. Mỗi lần bạn đến gặp bác sĩ, hãy hỏi bác sĩ những câu hỏi ... [xem thêm]

Hoạt động thể chất và tiểu đường loại 1

(50)
Hoạt động thể chất đều đặn có vai trò quan trọng cho sức khỏe của những người bị tiểu đường. Đối với người bị tiểu đường loại 1, sự cân ... [xem thêm]

Phòng ngừa và điều trị biến chứng bệnh tiểu đường: bệnh thận do tiểu đường

(82)
Thận là một cơ quan quan trọng. Thận chứa hàng triệu mạch máu nhỏ hoạt động như các bộ lọc. Nhiệm vụ của chúng là loại bỏ các chất thải từ máu. ... [xem thêm]

Hạ đường huyết

(64)
Tổng quan Hạ đường huyết là gì? Hạ đường huyết là một tình trạng đặc trưng bởi mức thấp bất thường của lượng đường trong máu (glucose), nguồn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN