Thuốc Homatropine Drop®

(3.55) - 79 đánh giá

Tên gốc: homatropine

Tên biệt dược: Homatropaire® and Isopto, Homatropine®

Phân nhóm: thuốc gây giãn đồng tử

Tác dụng

Tác dụng của thuốc Homatropine Drop® là gì?

Thuốc Homatropin Drops® có công dụng làm giãn nở đồng tử khi kiểm tra mắt, khi điều trị một số trường hợp nhiễm khuẩn mắt hoặc dùng theo yêu cầu của bác sĩ.

Homatropin Drops ® là một tác nhân kháng phó giao cảm, hoạt động bằng cách bất hoạt acetylcholine, một chất hóa học kích thích cơ thể mi và gây nên hiện tượng giãn đồng tử.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Homatropine Drops® cho người lớn như thế nào?

Trong trường hợp giãn đồng tử và liệt cơ thể mi do khúc xạ:

Bạn nhỏ 1−2 giọt dung dịch 2% hoặc 5%, có thể lặp lại sau 5 hoặc 10 phút nếu cần thiết.

Trong viêm màng mạch nho:

Bạn nhỏ 1−2 giọt dung dịch 2% hoặc 5% vào vùng mắt bị nhiễm, lặp lại sau mỗi 3 hoặc 4 giờ.

Liều dùng thuốc Homatropine Drops® cho trẻ em như thế nào?

Trong trường hợp giãn đồng tử và liệt cơ thể mi do khúc xạ:

Bạn nhỏ cho trẻ 1−2 giọt dung dịch 2%, có thể lặp lại sau 5 hoặc 10 phút nếu cần thiết.

Trong viêm màng mạch nho:

Bạn nhỏ cho trẻ 1−2 giọt dung dịch 2% chỉ vào vùng mắt bị nhiễm, lặp lại sau mỗi 3 hoặc 4 giờ. Đối trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phải sử dụng hết sức thận trọng. Sự an toàn và hiệu quả của dung dịch thuốc 5% vẫn chưa được chứng minh.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Homatropine Drops® như thế nào?

Bạn nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, hãy hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quang đến việc dùng thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Khi sử dụng Homatropine, điều đầu tiên bạn cần phải làm là rửa sạch tay. Ngửa đầu, dùng ngón cái kéo mí mắt dưới xuống, nhỏ thuốc vào và từ từ nhắm mắt lại. Sau đó, bạn dùng đầu ngón tay ấn nhẹ lên vùng góc trong của mí mắt trong 1−2 phút, tránh chớp mắt. Bạn dùng khăn sạch lau khô phần thuốc thừa xung quanh mắt, chú ý không chạm vào mắt.

Để tránh làm nhiễm khuẩn thuốc, bạn không chạm bất cứ thứ gì vào đầu lọ thuốc nhỏ mắt và phải đóng chặt nắp.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu (115) hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng thuốc như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã qui định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Homatropine Drops®?

Thuốc Homatropine Drops® có thể gây ra một số tác dụng phụ:

  • Mờ tầm nhìn;
  • Mắt bị ngứa, nóng hoặc có cảm giác bị châm chích;
  • Phát ban;
  • Sưng môi, mặt, họng hoặc lưỡi;
  • Khó thở, tức ngực;
  • Tiểu khó;
  • Sốt;
  • Tim đập nhanh hoặc bất thường.

Đây không phải là danh mục đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Homatropine Drops®, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc Homatropine Drops®, bạn nên lưu ý:

  • Không được uống Homatropine®. Nếu lỡ uống phải thuốc, hãy gọi cấp cứu ngay;
  • Homatropine Drops® có thể làm mờ tầm nhìn, vì vậy bạn hãy sử dụng hết sức thận trọng. Bạn không lái xe hoặc làm những việc có tính chất không an toàn nếu mắt vẫn chưa trở lại trạng thái bình thường sau khi dùng thuốc;
  • Các xét nghiệm về mắt, đặc biệt là các bài kiểm tra mắt, có thể giúp kiểm soát tình trạng và giảm thiểu tác dụng phụ;
  • Sử dụng thuốc hết sức thận trọng đối với người già;
  • Đặc biệt thận trọng khi dùng cho trẻ em. Tính an toàn và hiệu quả sử dụng thuốc vẫn chưa được xác minh trên đối tượng này;
  • Báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú;
  • Không dùng thuốc Homatropine Drops® nếu dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, đang mắc bệnh tăng nhãn áp hoặc có nguy cơ mắc bệnh này.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Vẫn chưa có các nghiên cứu đầy đủ xác minh tính rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Bạn chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết hoặc khi lợi ích của việc dùng thuốc được xác định cao hơn nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc Homatropine Drops® có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.

Một số thuốc có tương tác với Homatropine Drops®, đặc biệt thuốc kháng hitstamine (ví dụ như diphenhydramine), thuốc điều trị bệnh Parkinson (ví dụ như benztropine) hay thuốc chống trầm cảm dạng tricyclic (ví dụ như amitriptyline) bởi vì các thuốc này có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ khi dùng chung với Homatropine Drops®.

Đây không phải là danh mục đầy đủ các loại tương tác có thể xảy ra. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tương tác thuốc giữa Homatropine Drop® với thuốc bạn đang dùng. Nếu bạn có ý định bắt đầu dùng thuốc, ngưng sử dụng hoặc thay đổi liều bất kỳ thuốc nào, hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thuốc Homatropine Drops® có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Homatropine Drops®?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt trong các trường hợp sau:

  • Bạn đang mang thai, dự định mang thai hoặc đang cho con bú;
  • Bạn đang dùng bất kỳ thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng nào;
  • Bạn dị ứng với bất kỳ thuốc, thực phẩm hoặc hóa chất nào;
  • Bạn đang có tình trạng tê liệt do tổn thương thần kinh, tắc nghẽn bàng quang, rối loạn tuyến tiền liệt hay tiểu khó;
  • Bạn có vấn đề về giác mạc hoặc mắc hội chứng Down.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc Homatropine Drops® như thế nào?

Bảo quản Homatropine Drops® ở nhiệt độ phòng, từ khoảng 46-75oF (8−24oC). Bạn nên tránh nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng. Không đặt thuốc trong phòng tắm. Để thuốc xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi.

Dạng bào chế

Thuốc Homatropine Drops® có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc Homatropine Drops® có 2 dạng:

  • Dung dịch thuốc nhỏ mắt 2%;
  • Dung dịch thuốc nhỏ mắt 5%.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mesalazine

(29)
Tên biệt dược: Melitis®, Tidocol 400®Tên gốc: mesalazinePhân nhóm: thuốc trị bệnh đường tiêu hóaTác dụngTác dụng của thuốc mesalazine là gì?Thuốc mesalazine có ... [xem thêm]

Cold- EEZE® Zinc Gluconate Glycine Cold Remedy

(61)
Tên gốc: kẽm gluconateTên biệt dược: Cold-EEZE® Zinc Gluconate Glycine Cold RemedyPhân nhóm: thuốc ho & cảmTác dụngTác dụng của thuốc Cold-EEZE® Zinc Gluconate Glycine ... [xem thêm]

Axit Zoledronic là gì?

(49)
Tác dụngTác dụng của axit zoledronic là gì?Axit zoledronic thuộc nhóm thuốc hệ nội tiết và chuyển hóa, phân nhóm thuốc ảnh hưởng chuyển hoá xương.Axit ... [xem thêm]

Herpevir®

(48)
Tên gốc: acyclovirPhân nhóm: thuốc kháng virusTên biệt dược: Zovirax®, Aciclovir®, Acymess®, Zoylin®, Zoyled®, Virupos®, Virucid®, Acihexal®, Aclovia®, Mibeviru®Tác ... [xem thêm]

Thioridazine

(38)
Tác dụngTác dụng của Thioridazine là gì?Thuốc này được sử dụng để điều trị một số rối loạn tâm thần/ tâm trạng (ví dụ như, tâm thần phân liệt). ... [xem thêm]

Sermorelin acetate

(82)
Tên gốc: sermorelin acetateTên biệt dược: Geref®Phân nhóm: các thuốc khác ảnh hưởng sự điều hòa hormonTác dụngTác dụng của thuốc sermorelin acetate là ... [xem thêm]

Thuốc Smoflipid® 20%

(17)
Tên gốc: mỗi 100 ml: dầu đậu tương 6 g, triglycerides mạch trung bình 6 g, dầu ô-liu 5 g, dầu cá 3 g. Năng lượng 200 kCal.Tên biệt dược: Smoflipid® 20%Phân nhóm: ... [xem thêm]

Sunolut®

(53)
Tên gốc: norethindronePhân nhóm: estrogen, progesteron & các thuốc tổng hợp có liên quanTên biệt dược: Sunolut®Tác dụngTác dụng của thuốc Sunolut® là gì?Sunolut® ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN