Thuốc Humulin 70/30®

(3.65) - 36 đánh giá

Tên gốc: insulin isophan và insulin thường

Tên biệt dược: Humulin 70/30®

Phân nhóm: insulin

Tác dụng

Tác dụng của thuốc Humulin 70/30® là gì?

Bạn dùng thuốc Humulin 70/30 để kiểm soát đường huyết ở người bị đái tháo đường. Humulin 70/30® cũng có thể được sử dụng cho các mục đích khác theo chỉ định của bác sĩ.

Humulin 70/30® là sự kết hợp của insulin isophan và insulin thường. Insulin là một hormone được hoạt động bằng cách giảm mức độ glucose trong máu. Insulin isophan là một insulin tác dụng trung bình. Insulin thường là insulin tác dụng ngắn. Thuốc có hiệu quả trong vòng 10 đến 20 phút sau khi tiêm, đạt đỉnh trong 2 giờ và vẫn kéo dài đến 24 giờ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Humulin 70/30® cho người lớn như thế nào?

Liều thông thường đối với người bị đái tháo đường tuýp 1:

Ceton vừa hoặc thấp: bác sĩ sẽ tiêm dưới da 0,5 U/kg thuốc mỗi ngày.

Ceton lớn: bạn sẽ được tiêm dưới da 0,7 U/kg mỗi ngày.

Thông thường, khoảng 50-75% tổng liều hàng ngày được sử dụng cho insulin tác dụng ngay tập tức hoặc tác dụng trung bình.

Bạn có thể sử dụng sản phẩm kết hợp này nếu liều lượng của insulin isophan và thường là 2:1.

Liều thông thường đối với người bị đái tháo đường tuýp 2, điều chỉnh theo lượng đường trong máu:

Liều khởi đầu: bạn sẽ được tiêm 0,5-1 đơn vị/kg thuốc một ngày, chia làm nhiều lần.

Thông thường, khoảng 50-75% tổng liều hàng ngày được sử dụng cho insulin tác dụng ngay tập tức hoặc tác dụng trung bình.

Bạn có thể sử dụng thuốc này nếu liều lượng của insulin isophan và thường là 2:1.

Buổi sáng: bác sĩ sẽ tiêm dưới da 2/3 liều thuốc trong ngày.

Buổi tối: bạn sẽ được tiêm dưới da 1/3 liều trong ngày.

Liều dùng thuốc Humulin 70/30® cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Humulin 70/30® như thế nào?

Bạn nên sử dụng thuốc Humulin 70/30® đúng liều theo như chỉ định của bác sĩ cũng như các hướng dẫn trên nhãn thuốc. Đặt biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lớn, nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với khuyến cáo.

Insulin sẽ được tiêm dưới da. Bạn sẽ được hướng dẫn cách sử dụng tiêm tại nhà. Tuy nhiên, bạn không được tự sử dụng thuốc nếu chưa biết cách tiêm, vứt bỏ kim và ống tiêm đã sử dụng.

Thuốc Humulin 70/30® không được sử dụng chung với bơm hoặc phối hợp với các loại insulin khác. Bạn không được tiêm Humulin 70/30® vào tĩnh mạch hoặc bắp thịt.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn những nơi tiêm ở trên cơ thể. Bạn nên tiêm vào những nơi khác nhau, đừng nên tiêm vào cùng một chỗ hai lần trong một hàng.

Sau khi sử dụng Humulin 70/30®, bạn nên ăn trong vòng 30-40 sau đó.

Nếu bạn sử dụng bút tiêm, chỉ sử dụng bút tiêm đi kèm với Humulin 70/30®.

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Bởi vì thuốc Humulin 70/30® được sử dụng cùng với mật ong, bạn có thể không theo một giờ xác định. Bất cứ khi nào bạn sử dụng insulin này, hãy có bữa ăn trong vòng 45 phút và không sử dụng thuốc thêm khi quên liều.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Humulin 70/30®?

Bạn nên gọi cấp cứu khi có các dấu hiệu của dị ứng insulin bao gồm: đỏ hoặc sưng tại chỗ tiêm, ngứa phát ban trên toàn bộ cơ thể, khó thở, thở khò khè, mạch nhanh, vã mồ hôi hoặc sưng ở lưỡi hoặc họng.

Gọi bác sĩ ngay nếu bạn có các tình trạng sau:

  • Giữ nước: tăng cân, sưng ở bàn tay hoặc chân, cảm thấy khó thở;
  • Nồng độ kali thấp: chuột rút ở chân, táo bón, rối loạn nhịp tim, khát nước hoặc tiểu nhiều, tê hoặc ngứa ran, yếu cơ, cảm giác khập khiễng.

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc bao gồm:

  • Lượng đường trong máu thấp;
  • Ngứa, phát ban nhẹ.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Humulin 70/30® bạn nên lưu ý những gì?

Bạn không được sử dụng Humulin 70/30® khi đang bị hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp);

Hạ đường huyết là tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc Humulin 70/30®. Các triệu chứng của hạ đường huyết có thể bao gồm đau đầu, đói, vã mồ hôi, da nhợt nhạt, khó chịu, chóng mặt, cảm giác run rẩy, khó tập trung. Do đó, bạn cần theo dõi dấu hiệu của lượng đường trong máu, mang theo kẹo ngọt hoặc glucose viên trong người và sử dụng khi có lượng đường trong máu thấp.

Bạn không nên sử dụng thuốc Humulin 70/30® nếu bị dị ứng với insulin hoặc nếu đang bị hạ đường huyết.

Thuốc Humulin 70/30® không được dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi.

Để chắc chắn thuốc có an toàn cho bạn hay không, báo với bác sĩ nếu bạn có:

  • Bệnh gan;
  • Bệnh thận;
  • Nồng độ kali thấp;
  • Sử dụng pioglitazon hoặc rosiglitazone.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Bạn nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc Humulin 70/30® nếu đang mang thai hoặc cho con bú. Việc kiểm soát lượng đường tronhg máu là rất quan trọng trong quá trình mang thai và liều lượng thuốc Humulin 70/30® có thể khác nhau trong mỗi tam cá nguyệt. Nhu cầu liều cũng có thể khác nhau khi bạn cho con bú.

Tương tác thuốc

Thuốc Humulin 70/30® có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc Humulin 70/30® có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể tương tác với Humulin 70/30 bao gồm regalinid, rosiglitazon.

Thuốc chẹn beta (như metoprolol, propranolol), thuốc tăng nhãn áp (như timolol) có thể che dấu triệu chứng nhịp tim nhanh khi bạn bị hạ đường huyết. Các triệu chứng khác của hạ đường huyết như lượng đường trong máu thấp, chóng mặt, đói, đổ mồ hôi không bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc này.

Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, làm cho quá trình kiểm soát lượng đường trong máu khó khăn hơn. Trước khi bạn bắt dầu, dừng lại hay thay đổi bất kì loại thuốc nào, hãy thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ về khả năng ảnh hưởng của thuốc đến nồng độ đường trong máu.

Thuốc Humulin 70/30® có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Humulin 70/30®?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc Humulin 70/30® như thế nào?

Bạn nên bảo quản thuốc Humulin 70/30® trong hộp ban đầu để tránh ẩm và nhiệt. Bạn đừng lấy insulin từ lọ vào ống tiêm cho đến khi sẵn sàng tiêm. Đặc biệt, bạn không được làm đông đá insulin và hãy vứt insulin đã bị đông lạnh.

Bảo quản Humulin 70/30® chưa sử dụng:

Bạn bảo quản thuốc trong tủ lạnh và sử dụng cho đến ngày hết hạn hoặc bảo quản ở nhiệt độ phòng và sử dụng trong vòng 31 ngày hay sử dụng bút tiêm trong vòng 10 ngày.

Dạng bào chế

Thuốc Humulin 70/30® có những dạng và hàm lượng nào?

Hỗn dịch tiêm Humulin 70/30® 100 đơn vị ở dạng:

  • Lọ: 10 ml;
  • Lọ: 3 ml;
  • Bút: 3 ml;

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Neupogen®

(93)
Tên gốc: filgrastim Tên biệt dược: Neupogen® Phân nhóm: các tác nhân tạo máuTác dụngTác dụng của thuốc Neupogen® là gì?Thuốc Neupogen® thường được sử dụng ... [xem thêm]

Thuốc Diprogenta®

(80)
Tên gốc: betamethasone dipropionateTên biệt dược: Diprogenta®Phân nhóm: thuốc kháng khuẩn có corticoid dùng tại chỗ.Tác dụngTác dụng của thuốc Diprogenta® là ... [xem thêm]

Amoxapine

(16)
Tác dụngTác dụng của amoxapine là gì?Thuốc này được dùng để điều trị bệnh trầm cảm. Điều trị bệnh trầm cảm giúp cải thiện tâm trạng, cảm thấy ... [xem thêm]

Thuốc Neoamiyu®

(22)
Tên gốc: mỗi 200 ml: L-isoleucine 1,5 g, L-leucine 2 g, L-lysine acetate 1,4 g, L-methionine 1 g, L-phenylalanine 1 g, L-threonine 0,5 g, L-tryptophan 0,5 g, L-valine 1,5 g; L-alanine 0,6 g, ... [xem thêm]

Axit Zoledronic là gì?

(49)
Tác dụngTác dụng của axit zoledronic là gì?Axit zoledronic thuộc nhóm thuốc hệ nội tiết và chuyển hóa, phân nhóm thuốc ảnh hưởng chuyển hoá xương.Axit ... [xem thêm]

Saxagliptin

(37)
Tên gốc: saxagliptinPhân nhóm: thuốc trị đái tháo đườngTác dụng của saxagliptinTác dụng của saxagliptin là gì?Saxagliptin được sử dụng với chế độ ăn kiêng ... [xem thêm]

Thuốc cromolyn

(58)
Tên gốc: cromolynTên biệt dược: Nasalcrom®, Intal®, Opticrom®Phân nhóm: thuốc trị hen & bệnh phổi tắc nghẹn mạn tínhTác dụngTác dụng của thuốc cromolyn là ... [xem thêm]

Myoflex® là thuốc gì?

(79)
Tên gốc: trolamine salicylateTên biệt dược: Myoflex®Phân nhóm: thuốc giãn cơTác dụngTác dụng của thuốc Myoflex® là gì?Myoflex® thường được dùng điều trị ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN