Tiểu đường và hút thuốc lá

(4.34) - 75 đánh giá

Hút thuốc lá không tốt cho mọi người và đặc biệt với những người mắc tiểu đường.

Nicotine trong thuốc lá làm mạch máu xơ cứng và hẹp lại, cản trở dòng chảy của mạch máu quanh cơ thể. Và do tiểu đường làm bạn dễ mắc bệnh tim mạch hơn, hẳn là bạn sẽ không muốn tăng thêm nguy cơ từ việc hút thuốc lá.

Bất kể bạn đã hút thuốc bao nhiêu và trong bao lâu, từ bỏ nó sẽ tốt cho sức khoẻ. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn, trông đẹp hơn (vì thuốc lá làm xuất hiện các nếp nhăn trước tuổi) và bạn cũng sẽ tiết kiệm được tiền.

14 lời khuyên để từ bỏ hút thuốc lá

Nếu bạn mắc tiểu đường thì đây là một vài lời khuyên giúp bạn từ bỏ hút thuốc, dựa trên hướng dẫn từ Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ:

  • Đặt một ngày để từ bỏ: Bạn không phải từ bỏ ngay lập tức. Nếu bạn biết rằng trong thực tế việc từ bỏ thói quen thường sau một sự kiện lớn hoặc sau một thời hạn nào đó thì bạn hãy nên đặt một ngày để từ bỏ.
  • Nói với bác sĩ của bạn về ngày từ bỏ đó. Bạn sẽ có được sự hỗ trợ từ họ.
  • Làm việc hút thuốc trở nên bất tiện hơn: Đừng cầm bất cứ thứ gì trên tay để có thể hút thuốc như khay đựng tàn thuốc, hộp quẹt hoặc que diêm.
  • Hít thở sâu khi bạn thèm hút thuốc lá. Hãy giữ hơi thở trong vòng 10 giây và thở ra từ từ.
  • Dành thời gian ở những nơi bị cấm hút thuốc như thư viện, rạp hát hoặc viện bảo tàng.
  • Đi chơi với bạn bè – những người cũng góp phần giúp bạn từ bỏ được thói quen xấu này. Hãy đi đến những nơi không cho hút thuốc.
  • Hãy ăn những thức ăn nghèo năng lượng và tốt cho sức khoẻ để thay cho việc hút thuốc. Nên chọn những hoa quả tươi và loại rau cứng, giòn.
  • Tập thể dục giúp bạn giảm căng thẳng thay vì hút thuốc lá.
  • Hãy uống thức uống đã loại bỏ caffeine. Đừng uống cà phê, nước giải khát có caffeine và cồn vì chúng có thể làm gia tăng sự thèm hút thuốc.
  • Làm tay bạn thật bận rộn đến nỗi không có thời gian cầm điếu thuốc. Chẳng hạn vẽ, viết thư, đánh máy hoặc đan len.
  • Thổi bay thói quen của bạn. Nếu bạn luôn có một điếu thuốc trong giờ nghỉ, hãy đi bộ, nói chuyện với bạn bè hoặc làm những việc tương tự.
  • Gói điếu thuốc trong một mảnh giấy và dán băng dính lại. Việc đó sẽ làm bạn lấy nó khó hơn. Bạn sẽ có thời gian để nhận ra được bạn đang làm gì và sẽ dừng lại.
  • Hãy nói với gia đình và bạn bè biết bạn đang từ bỏ thuốc lá. Nói họ ủng hộ bạn. Nếu họ hút thuốc, hãy nói với họ đừng hút gần bạn và họ sẽ làm như vậy.
  • Hãy vui vẻ, thoải mái với bản thân. Hãy làm những gì bạn muốn. Bạn sẽ thấy rằng bạn có thể vui mà không cần hút thuốc.
  • Liệu pháp thay thế Nicotine

    Bạn cũng có thể yêu cầu bác sĩ nếu bạn nghĩ liệu pháp này có thể giúp bạn.

    Miếng dán nicotine, kẹo cao su, viên ngậm là ba cách giúp kiềm chế lại sự thèm muốn hút thuốc lá mà không cần đơn thuốc.

    Bạn dán miếng dán trên da, ở giữa cổ và thắt lưng. Nó cung cấp đều đặn một lượng nhỏ nicotine.

    Kẹo cao su giúp bạn kiểm soát một lượng nicotine mỗi ngày. Nhai nó trong 30 phút mỗi lần.

    Viên ngậm cũng giúp kiểm soát một lượng nicotine mỗi ngày. Hãy ngậm nó dưới lưỡi.

    Xịt mũi cũng cung cấp nhanh một lượng nicotine nhưng yêu cầu phải có đơn của bác sĩ.

    Có 2 loại thuốc mà bác sĩ của bạn có thể kê đơn là Chantix và Zyban

    Khi sử dụng bất kì sản phẩm nào, hãy làm theo đúng các chỉ dẫn in trên bao bì và hãy nói các tác dụng phụ cho bác sĩ của bạn.

    Không dùng nhiều hơn 1 loại và không hút thuốc trong khi đang dùng các sản phẩm thay thể nicotine vì có thể dẫn đến những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn.

    Tài liệu tham khảo

    http://www.webmd.com/diabetes/guide/diabetes-smoking-cessation-tips#1

    Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Hà Xuân Nam - TS. BS. Nguyễn An Nghĩa
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Bệnh tiểu đường và nhiễm trùng: Các dấu hiệu để nhận biết

    (40)
    Bệnh tiểu đường có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Lượng đường trong máu và trong mô cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ... [xem thêm]

    Nhân tuyến giáp

    (34)
    Tìm hiểu về tuyến giáp Tuyến giáp là tuyến nội tiết có hình con bướm nằm ở phía trước dưới của cổ. Tuyến giáp sản xuất hormone giáp đưa vào máu và ... [xem thêm]

    Dùng chỉ số đường huyết thực phẩm (glycemic index – GI) như thế nào?

    (50)
    Một số thực phẩm có thể làm đường huyết của bạn tăng vọt rất nhanh. Đó là vì loại carbohydrate (carb) trong đường tinh luyện hoặc bánh mì trắng sẽ ... [xem thêm]

    Bệnh tiểu đường và bàn chân

    (100)
    Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương thần kinh ở tay và chân của bạn. Chúng được gọi là thần kinh ngoại vi. Khi gặp tình trạng này cần chăm sóc da và ... [xem thêm]

    Các phương pháp điều trị bệnh lý thần kinh do tiểu đường

    (69)
    Đau thần kinh do tiểu đường (còn gọi là bệnh lý thần kinh do tiểu đường) có thể nặng, dai dẳng và khó điều trị. Triệu chứng có thể bắt đầu bằng ... [xem thêm]

    Peptide C

    (94)
    Xét nghiệm peptide C đo nồng độ peptide C có trong máu. Peptide C được sản xuất ở cùng nồng độ như insulin vì tuyến tuỵ đầu tiên sản xuất ra phân tử ... [xem thêm]

    Suy thượng thận

    (30)
    Thông tin này giúp bệnh nhân suy thượng thận hiểu bệnh của mình và biết cách chăm sóc bản thân. Nội dung bao gồm giải thích nguyên nhân gây suy thượng thận ... [xem thêm]

    Cái nhìn tổng quan về bệnh tiểu đường ở Mỹ

    (79)
    Tài liệu tham khảo http://www.diabetes.org/diabetes-basics/statistics/cdc-infographic.html?referrer=https%3a%2f%2fwww.google.co.jp%2f?referrerBiên dịch - Hiệu đínhBS. Đoàn Thị ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN