Triệu chứng và biến chứng của tiểu đường thai kỳ

(3.89) - 34 đánh giá

Bạn có thể đã bị sốc khi phát hiện ra rằng bạn bị tiểu đường thai kỳ – nhiều phụ nữ không có dấu hiệu cụ thể.

Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Đi tiểu thường xuyên hơn
  • Khát nước nhiều hơn
  • Cực kỳ mệt mỏi.

Tuy nhiên, trong bệnh tiểu đường thai kỳ, các triệu chứng này ít phổ biến và chúng cũng thường xảy ra trong thai kỳ.

Các biến chứng có thể là gì?

Kiểm soát lượng đường trong máu khi mang thai là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và em bé. Đối với một số phụ nữ, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm soát bằng những thay đổi trong chế độ ăn uống và hoạt động thể chất, nhưng hầu hết các trường hợp cần dùng thuốc, bao gồm tiêm insulin.

Nữ hộ sinh, bác sĩ, y tá và chuyên gia dinh dưỡng sẽ làm việc với bạn và đặt mục tiêu cho mức đường huyết phù hợp. Theo dõi mức đường huyết một cách chính xác và đạt các mục tiêu sẽ làm giảm nguy cơ biến chứng và tăng cơ hội mang thai khỏe mạnh. Nhưng nếu tiểu đường thai kỳ không được theo dõi đúng cách, nó có thể gây tăng nguy cơ mắc các biến chứng.

Xem thêm bài viết Thai kỳ khỏe mạnh cho phụ nữ có bệnh tiểu đường

Đường huyết cao liên tục có thể dẫn đến:

  • Cần phải giục sinh
  • Sinh mổ
  • Sinh con lớn hơn bình thường (thai to), điều này có thể dẫn đến việc sinh nở đau đớn hơn và có thể gây căng thẳng cho em bé.
  • Trẻ sơ sinh có mức đường huyết thấp (hạ đường huyết sơ sinh).
  • Tử vong chu sinh – thai nhi chết vào khoảng thời gian gần trước khi sinh (từ tuần thứ 28) đến sau khi sinh (7 ngày sau sinh).
  • Em bé có nguy cơ thừa cân hoặc béo phì cao hơn và/hoặc phát triển bệnh tiểu đường loại 2 trong cuộc sống sau này. Khi con bạn lớn lên, kiểm soát cân nặng, ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất sẽ giảm nguy cơ này.

Tài liệu tham khảo

Complications of gestational diabetes

Biên dịch - Hiệu đính

Ths.BS. Cao Thị Huyền Trang - Nguyễn Thị Thanh Mai
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bốn bước để kiểm soát bệnh tiểu đường

(46)
Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do vì sao chúng ta cần có nhóm chăm ... [xem thêm]

Hạ đường huyết

(64)
Tổng quan Hạ đường huyết là gì? Hạ đường huyết là một tình trạng đặc trưng bởi mức thấp bất thường của lượng đường trong máu (glucose), nguồn ... [xem thêm]

Phòng ngừa và điều trị biến chứng bệnh tiểu đường: bệnh thận do tiểu đường

(82)
Thận là một cơ quan quan trọng. Thận chứa hàng triệu mạch máu nhỏ hoạt động như các bộ lọc. Nhiệm vụ của chúng là loại bỏ các chất thải từ máu. ... [xem thêm]

Để có một trái tim khỏe mạnh

(41)
Những thay đổi nhỏ khi nấu ăn có thể giúp bạn giảm nguy cơ bệnh tim. Bạn có thể bảo vệ trái tim và các mạch máu bằng cách: Nấu ăn bằng chất béo có ... [xem thêm]

Xét nghiệm HbA1c

(42)
Bài này sẽ đề cập đến ba vấn đề Tầm quan trọng của xét nghiệm HbA1c Nguyên lý của xét nghiệm HbA1c Thế nào là giá trị HbA1c bình thường? Tầm quan ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường và mang thai

(89)
Đa số phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường sẽ sinh ra một em bé khỏe mạnh, tuy nhiên có thể xảy ra một số biến chứng mà bạn nên biết. Thông tin dưới ... [xem thêm]

Các thuật ngữ bệnh tiểu đường

(63)
Acesulfame-k: Một chất làm ngọt nhân tạo được sử dụng thay thế cho đường, nó không chứa carbohydrate hoặc đường. Do đó, không gây ảnh hưởng đến nồng ... [xem thêm]

Peptide C

(94)
Xét nghiệm peptide C đo nồng độ peptide C có trong máu. Peptide C được sản xuất ở cùng nồng độ như insulin vì tuyến tuỵ đầu tiên sản xuất ra phân tử ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN