Sự thật về carbohydrate (carbs), chất xơ và bệnh tiểu đường

(4.41) - 67 đánh giá

Biên dịch:Nguyễn Thị Hồng Nhung

Carbohydrate (carbs) và bệnh tiểu đường

Carbohydrate (carbs) và bệnh tiểu đường

Khi theo dõi chế độ ăn kiêng dành cho người bị tiểu đường, bạn sẽ phải chú ý đến carbohydrate (carbs), vì chúng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn nhanh hơn protein, hoặc chất béo.

Carbs có trong đồ ngọt, trái cây, sữa, sữa chua, bánh mì, ngũ cốc, gạo, các loại mì ý, khoai tây, và các loại rau khác. Bạn nên đo lượng carbs hấp thụ từ những thứ bạn ăn hoặc uống, và chia đều chúng giữa các bữa ăn để cho phù hợp với lượng insulin có sẵn từ cơ thể hoặc từ thuốc. Nếu lượng carbs nhiều hơn mức insulin có thể xử lý, lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng lên. Nếu bạn ăn quá ít carbohydrate, lượng đường trong máu của bạn có thể sẽ giảm quá thấp.

Để đo lường lượng carbohydrate hấp thụ, bạn nên chọn sản phẩm có nhãn mác và sử dụng thông tin về lượng carbohydrate tính bằng gram trên nhãn để phù hợp với kế hoạch khẩu phần ăn của bạn.

Đếm lượng carbs rất hữu ích cho những người đang sử dụng insulin hoặc sử dụng máy bơm insulin, cũng như muốn linh hoạt và đa dạng hóa hơn trong việc lựa chọn thực phẩm. Bạn nên linh hoạt chế độ ăn theo lượng và loại insulin bạn được kê đơn và đang sử dụng.

Nếu không muốn sử dụng phương pháp đo lường carbs, bạn có thể sử dụng thực phẩm dành cho người bệnh tiểu đường để thay thế. Hãy hỏi bác sĩ của bạn hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên về cách sử dụng những loại thực phẩm này cho phù hợp.

Tác dụng của chất xơ

Tác dụng của chất xơ đối với bệnh nhân tiểu đường như thế nào?

Chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Nó cũng giúp bạn giảm lượng cholesterol “xấu” (LDL).

Phần lớn người Mỹ đều cần nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống của họ. Trung bình người Mỹ chỉ nhận được khoảng một nửa chất xơ cần thiết hàng ngày.

Đa phần chất xơ có từ thực phẩm thực vật, vì vậy hãy lên kế hoạch ăn nhiều thực phẩm sau:

  • Rau quả tươi
  • Đậu khô và đậu Hà Lan
  • Bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc và bánh quy giòn
  • Gạo lứt, gạo nâu
  • Sản phẩm từ cám gạo
  • Các loại hạt

Mặc dù lấy chất xơ từ các nguồn thực phẩm là rất tốt, bạn cũng nên bổ sung chất xơ từ viên uống giúp bạn có được chất xơ cần thiết hàng ngày. Ví dụ như viên chứa psyllium và methylcellulose.

Tăng lượng chất xơ giúp ngăn ngừa chướng hơi và chuột rút. Đồng thời, nó cũng giúp tăng lượng nước mà bạn uống.

Tài liệu tham khảo

https://www.webmd.com/diabetes/guide/understanding-carbohydrates-fiber

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Nguyễn Thị Ngọc Phương
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phòng ngừa và điều trị biến chứng bệnh tiểu đường: bệnh thận do tiểu đường

(82)
Thận là một cơ quan quan trọng. Thận chứa hàng triệu mạch máu nhỏ hoạt động như các bộ lọc. Nhiệm vụ của chúng là loại bỏ các chất thải từ máu. ... [xem thêm]

Điều trị tiểu đường: Niềm hi vọng từ miếng dán Insulin thông minh

(14)
Biên dịch: Đỗ Đình Thịnh Hiệu đính: Nguyễn Hồng Nhung Tổng quan Hiện có hơn 387 triệu người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới, và theo dự đoán ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường

(67)
Tổng quan Bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng ... [xem thêm]

Dấu hiệu sớm và triệu chứng của bệnh đái tháo đường

(32)
Dịch bài: Nguyễn Ngô Diệu Thảo Như thế nào để nhận ra liệu bạn có đang mắc bệnh đái tháo đường hay không? Hầu hết các triệu chứng sớm bắt nguồn ... [xem thêm]

Các thuật ngữ bệnh tiểu đường

(63)
Acesulfame-k: Một chất làm ngọt nhân tạo được sử dụng thay thế cho đường, nó không chứa carbohydrate hoặc đường. Do đó, không gây ảnh hưởng đến nồng ... [xem thêm]

Hạ đường huyết

(64)
Tổng quan Hạ đường huyết là gì? Hạ đường huyết là một tình trạng đặc trưng bởi mức thấp bất thường của lượng đường trong máu (glucose), nguồn ... [xem thêm]

Cường giáp

(91)
Tổng quan Cường giáp là gì? Cường giáp (còn gọi là cường năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone (nội tiết tố) thyroxine trong ... [xem thêm]

Những tác động của bệnh tiểu đường lên cơ thể bạn

(20)
Kiểm soát bệnh tiểu đường tốt sẽ giúp bạn phòng tránh các biến chứng trên các cơ quan sau: Tim và các mạch máu Mắt Thận Thần kinh Đường tiêu hóa Răng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN