Viêm phổi do Mycoplasma

(4.4) - 70 đánh giá

Tìm hiểu chung

Viêm phổi do Mycoplasma là bệnh gì?

Viêm phổi do Mycoplasma là một bệnh nhiễm trùng ở phổi khá phổ biến. Bệnh này do vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae gây ra. Đây là bệnh viêm phổi không điển hình do nó có những triệu chứng khác với những bệnh viêm phổi do nhiễm virus thông thường khác.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi do Mycoplasma?

Các triệu chứng ở mức độ nhẹ và thường bắt đầu 2 đến 3 tuần sau khi nhiễm khuẩn. Các triệu chứng thường gặp có thể bao gồm:

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()
  • Tức ngực;
  • Cảm thấy ớn lạnh;
  • Ho khan;
  • Sốt;
  • Đau đầu;
  • Viêm họng;
  • Ra mồ hôi nhiều;
  • Thở nhanh;
  • Phát ban.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu các triệu chứng trên kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra viêm phổi do Mycoplasma?

Nhiễm trùng xảy ra khi bạn hít phải những hạt nước trong không khí mà người nhiễm bệnh ho ra ngoài. Những hạt nước bọt này có chứa một loại vi khuẩn có tên Mycoplasma pneumoniae gây ra bệnh viêm phổi. Nhiễm trùng do Mycoplasma thường lây truyền nhanh chóng giữa những người sống hoặc làm việc trong một không gian hẹp như trong gia đình, trường học hoặc nơi làm việc.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải viêm phổi do Mycoplasma?

Bệnh này thường xuất hiện ở những người dưới 40 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi do Mycoplasma?

Hiện nay chưa có đầy đủ thông tin để xác định những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi do Mycoplasma. Tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch yếu sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh này cao hơn. Ngoài ra, những người thường sinh hoạt ở những nơi đông người cũng có khả năng mắc bệnh.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm phổi do Mycoplasma?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán từ tiền sử bệnh và kết quả kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ sẽ yêu cầu làm những xét nghiệm để biết được mức độ nghiêm trọng của bệnh bao gồm chụp X-quang, chụp CT ngực, xét nghiệm máu và nước bọt. Ngoài ra, đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết mở phổi để chẩn đoán bệnh được chính xác hơn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm phổi do Mycoplasma?

Bạn có thể dùng aspirin, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs, như ibuprofen hoặc naproxen) hoặc acetaminophen. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng không nên sử dụng aspirin cho trẻ nhỏ nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Nghỉ ngơi, uống nhiều nước cũng có thể làm bệnh thuyên giảm.

Ngoài ra, nếu sau khi dùng các phương pháp điều trị tại nhà vẫn không giảm, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ tiêm kháng sinh cũng như thở oxy (nếu bệnh trở nên nghiêm trọng).

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm phổi do Mycoplasma?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến viêm phổi do Mycoplasma:

  • Dùng thuốc kháng sinh theo đúng như bác sĩ chỉ định. Dùng thuốc đúng thời gian cho tới khi hết thuốc;
  • Dùng acetaminophen hoặc aspirin (trừ trẻ em) để giảm sốt và giảm đau;
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước;
  • Rửa tay sạch;
  • Không hút thuốc;
  • Chích ngừa cúm hàng năm. Hỏi thêm ý kiến bác sĩ về các loại vắc xin chủng ngừa viêm phổi.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm buồng trứng

(74)
Viêm buồng trứng là một bệnh lý phụ khoa ít gặp. Viêm buồng trứng là một bệnh lý phụ khoa nặng. Bệnh gây ảnh hưởng trầm trọng lên sức khỏe sinh sản ... [xem thêm]

Sưng bàn chân hoặc mắt cá chân

(60)
Mỗi người đều có thể đã từng bị sưng mắt cá hoặc bàn chân ít nhất một lần trong đời. Mặc dù vậy, thực tế không phải ai cũng biết nguyên nhân gây ... [xem thêm]

HIV/AIDS

(65)
Định nghĩaNhiễm HIV/ AIDS là gì?Nhiễm HIV là tình trạng nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Virus này tấn công hệ thống miễn dịch và phá hủy các ... [xem thêm]

Viêm tụy

(17)
Tụy là tuyến cơ quan trực thuộc hệ tiêu hóa chịu trách nhiệm:Điều tiết dịch tụy chứa enzyme trypsin, chymotrypsin, amylase hỗ trợ quá tiêu hóa protein và tinh ... [xem thêm]

Tật không nhãn cầu và mắt nhỏ

(25)
Tìm hiểu chungTật không nhãn cầu và mắt nhỏ là bệnh gì?Khái niệm tật không nhãn cầu và mắt nhỏ thường được sử dụng thay thế cho nhau. Mắt nhỏ là ... [xem thêm]

Viêm khớp ở trẻ em (bệnh Still)

(39)
Định nghĩaViêm khớp ở trẻ em (bệnh still) là bệnh gì?Viêm khớp ở trẻ em (JRA) hay còn được gọi là “viêm khớp vô căn” hoặc “bệnh Still”. Viêm khớp ... [xem thêm]

Xét nghiệm sùi mào gà

(84)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm sùi mào gàBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Bộ phận sinh dục ở nam hoặc nữ, mẫu máu/dịchTìm hiểu chung về xét nghiệm sùi mào ... [xem thêm]

Hội chứng người cá

(47)
Tìm hiểu chungHội chứng người cá là gì?Hội chứng nàng tiên cá hay còn gọi là hội chứng người cá, là một rối loạn phát triển bẩm sinh cực kỳ hiếm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN