U hạt vòng

(4.4) - 52 đánh giá

Tìm hiểu chung

U hạt vòng là bệnh gì?

U hạt vòng là bệnh lý phổ biến nhất ảnh hưởng đến da. Bệnh bao gồm các khối sang thương gồ lên mặt da, đỏ hoặc đổi màu da tạo ra hình vòng tròn, thường ở trên các chi như bàn chân hoặc bàn tay.

Trên thực tế, nguyên nhân của u hạt vòng vẫn còn chưa rõ. Tuy nhiên, các thương tích da nhẹ và các loại thuốc nhất định có thể kích thích bệnh này. Một số loại u hạt vòng có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em.

Nói chung, u hạt vòng không gây ra cảm giác ngứa hay đau, do đó không cần điều trị khẩn cấp. Bệnh thường tự biến mất trong vòng hai hoặc ba năm. Mặc dù, bạn sẽ cảm thấy bình thường khi bị bệnh, nhưng bệnh sẽ ảnh hưởng đến vẻ ngoài của bạn. Vì vậy, bác sĩ có thể kê toa thuốc để làm các tổn thương nhanh biến mất.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh u hạt vòng?

Các dấu hiệu và triệu chứng của u hạt vòng có thể rất khác nhau giữa người này với người khác, tùy thuộc vào loại u hạt vòng mà họ mắc, chẳng hạn như:

  • Khoanh vùng. Đây được xem là loại u hạt vòng phổ biến nhất. Bờ tổn thương có hình tròn hoặc hình bán nguyệt, có đường kính lên đến 5cm. Bệnh thường xảy ra trên bàn tay, bàn chân, cổ tay và mắt cá chân ở những người trẻ tuổi;
  • Toàn thân. 15% những người bị u hạt vòng chịu tổn thương trên một phần lớn cơ thể, bao gồm thân mình, cánh tay và chân. Loại này có thể làm bạn ngứa;
  • Dưới da. U hạt vòng dưới da thường ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Bệnh tạo ra các khối chắc, thường không đau dưới da. Các khối thường có đường kính dưới 3,5cm và xuất hiện trên bàn tay, cẳng chân và da đầu.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn, vì vậy bạn hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị hiệu quả.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh u hạt vòng?

Hiện nay, nguyên nhân gây ra u hạt vòng vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, một số người sẽ có vài nguyên nhân như sau:

  • Động vật hoặc côn trùng cắn;
  • Nhiễm trùng bao gồm viêm gan;
  • Xét nghiệm tuberculin da;
  • Tiêm chủng;
  • Phơi nắng;
  • Các thương tích nhẹ khác ở da;
  • U hạt vòng không lây nhiễm.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh u hạt vòng?

Trong một số cuộc khảo sát, phụ nữ thường có tỷ lệ mắc bệnh này gấp đôi đàn ông. Trẻ em và người dưới 30 tuổi thường mắc u hạt vòng tại chỗ. Mặt khác, u hạt vòng toàn thân xảy ra ở bệnh nhân dưới 10 tuổi và ở bệnh nhân từ 30-60 tuổi. Mặc dù u hạt vòng dưới da có thể xảy ra ở người lớn, nhưng chủ yếu là ở trẻ em từ 2-10 tuổi. Tương tự, u hạt vòng thể lỗ thường xảy ra nhất ở trẻ em.

Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh u hạt vòng?

Bạn có thể có nguy cơ cao mắc tình trạng này nếu đang gặp những điều kiện sức khỏe sau:

  • Bệnh tiểu đường;
  • Bệnh tuyến giáp, thường là khi các tổn thương rất nhiều hoặc lan rộng.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh u hạt vòng?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng việc khám để xác định tình trạng này. Sau đó, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thực hiện các xét nghiệm như sinh thiết để kiểm tra dưới kính hiển vi. Bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm sau vài giờ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh u hạt vòng?

Trong hầu hết các trường hợp, bạn khồng cần phải điều trị bệnh này. Hầu hết các tổn thương sẽ tự biến mất trong vòng vài tháng và hiếm khi kéo dài hơn hai năm. Nếu khó chịu với vẻ ngoài của mình, bác sĩ có thể đề nghị:

  • Kem hoặc thuốc mỡ corticosteroid. Các thuốc kê toa dài hạn có thể giúp cải thiện vẻ bề ngoài của tổn thương. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn bôi kem với băng hoặc miếng dán dính để tăng hiệu quả điều trị này;
  • Tiêm corticosteroid. Nếu bạn có tổn thương da nhiều hơn và các triệu chứng nặng hơn, bác sĩ có thể tiêm corticosteroid trực tiếp vào các tổn thương để giúp chúng biến mất nhanh hơn;
  • Đông lạnh các tổn thương. Phương pháp áp nitơ lỏng vào vùng bị ảnh hưởng có thể giúp loại bỏ các tổn thương và kích thích da mới phát triển;
  • Liệu pháp ánh sáng. Việc phơi bày những tổn thương dưới các loại ánh sáng cụ thể đôi khi sẽ có hiệu quả. Một số phương pháp điều trị laser cũng có hiệu quả đối với một số người;
  • Thuốc uống. Trong những trường hợp nặng, đặc biệt khi các tổn thương lan rộng, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh, thuốc chống sốt rét hoặc các loại thuốc dùng để phòng ngừa phản ứng hệ miễn dịch.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của u hạt vòng?

Bạn có thể hạn chế diễn tiến của bệnh bằng các biện pháp sau đây:

  • Tránh để côn trùng cắn bằng cách sử dụng kem chống côn trùng khi ra ngoài;
  • Tránh ánh nắng mặt trời bằng cách bôi kem chống nắng;
  • Có một chế độ ăn uống phù hợp với trái cây tươi và rau.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng 3X

(93)
Tìm hiểu chungHội chứng 3X là gì?Hội chứng 3X (hay còn gọi là tam nhiễm sắc thể X, 47 và XXX) là một tình trạng di truyền xảy ra khi bé gái nhận được ba ... [xem thêm]

Loạn sản kết hợp mũi hàm

(27)
Định nghĩaLoạn sản kết hợp mũi hàm là gì?Loạn sản kết hợp mũi hàm là một khiếm khuyết phát triển hiếm hoi xuất hiện từ khi sinh (bẩm sinh). Các rối ... [xem thêm]

Mất thính lực

(27)
Tìm hiểu chungMất thính lực là bệnh gì?Mất thính lực (khiếm thính) hay còn gọi là điếc, được biết đến như tình trạng mà người bệnh không thể nghe ... [xem thêm]

Beta thalassemia

(84)
Tìm hiểu chungBệnh beta thalassemia là gì?Thalassemia là một rối loạn di truyền nhiễm sắt thể lặn, thường gây ảnh hưởng đến các tế bào hồng cầu. Thông ... [xem thêm]

Suy hô hấp cấp (ARDS)

(15)
Tìm hiểu chungHội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) là gì?Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) là tình trạng đe dọa tính mạng do viêm các phế nang trong phổi. Bệnh dẫn ... [xem thêm]

Lao phổi

(88)
Bệnh lao là thuật ngữ đề cập đến một nhóm bệnh lý mang tính lây truyền cao. Trong đó, phổ biến nhất là lao phổi chiếm tỷ lệ 80 – 85% tổng số ca bệnh. ... [xem thêm]

Ngộ độc do clostridium botulinum (ngộ độc thịt)

(100)
Định nghĩaNgộ độc thịt (ngộ độc do clostridium botulinum) là bệnh gì?Ngộ độc thịt là bệnh được gây ra bởi các độc tố có ở vi khuẩn Clostridium ... [xem thêm]

Đau đầu mạn tính

(88)
Tìm hiểu chungĐau đầu mạn tính là bệnh gì?Hầu hết mọi người đều bị đau đầu nhưng nếu bạn bị đau đầu thường xuyên thì có thể đó là dấu hiệu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN