3 lý do khiến phụ nữ không xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung

(3.52) - 55 đánh giá

Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung sẽ giúp phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung, tuy nhiên lại có khoảng 1/3 phụ nữ không làm xét nghiệm này vì… ngại!

Khá nhiều phụ nữ, nhất là phụ nữ Á Đông, còn e ngại khi phải bộc lộ vùng kín với bác sĩ. Đó là lý do vì sao họ thường tránh hay trì hoãn thực hiện phết tế bào cổ tử cung.

Xét nghiệm phết tế bào tử cung (Pap smear) là một xét nghiệm cần thiết để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và những tế bào tiền ung thư mà sau đó sẽ phát triển thành ung thư. Nếu bác sĩ có thể phát hiện sớm được các tế bào này, họ có thể can thiệp kịp thời và tăng khả năng khỏe mạnh cho chính bạn. Về cơ bản, bạn đang chơi trò may rủi với sức khỏe của bạn nếu bạn không làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung!

Theo khuyến cáo thì phụ nữ nên thực hiện Pap smear từ 21 tuổi và cách mỗi 3 năm cho đến khi họ 65 tuổi. Phụ nữ từ 30 trở lên có thể kết hợp kiểm tra HPV và Pap smear mỗi 5 năm một lần thay vì mỗi 3 năm. Nếu bạn có bất thường về kết quả của phết tế bào cổ tử cung thì bạn nên thực hiện thường xuyên hơn theo khuyến cáo của bác sĩ. Tuy nhiên, thực tế có khá nhiều phụ nữ không làm xét nghiệm này vì 3 lý do phổ biến dưới đây.

1. Sự e ngại khi bộc lộ vùng kín

Khi thực hiện phết tế bào cổ tử cung, còn gọi là Pap smear hay xét nghiệm Pap, bạn sẽ phải để lộ vùng kín dưới cơ thể. Việc này có thể sẽ khó chịu với bạn, tuy nhiên, đây lại là điều cần thiết để đảm bảo tử cung bạn vẫn khỏe mạnh.

Theo khảo sát được tiến hành trên 2017 người phụ nữ nước Anh, người ta đã ghi nhận được những khám phá khá bất ngờ. Trong số đó là có 1/3 phụ nữ không thực hiện Pap smear nếu họ không tẩy lông vùng mu. Cuộc khảo sát còn ghi nhận được khoảng 35% phụ nữ trẻ sẽ ngại ngùng khi thực hiện phết tế bào cổ tử cung vì hình dáng cơ thể, 34% là vì âm hộ nhìn như thế nào và 38% là vì mùi từ vùng kín.

Mặc dù cuộc khảo sát được tiến hành ở nước Anh, nhưng đối với phụ nữ châu Á với nhiều rào cản về tư tưởng truyền thống, tỷ lệ thực hiện Pap smear có thể còn thấp hơn nhiều so với con số trên. Thật ra, bác sĩ sẽ không chú ý đến vùng kín của bạn trông như thế nào, có nhiều lông hay không, họ chỉ quan tâm xem bạn có khỏe mạnh không thôi.

Còn nếu bạn lo lắng về mùi của cơ thể ở vùng kín, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để kiểm tra xem bạn có bất thường gì vùng âm hộ hay âm đạo không nhé.

2. Tư tưởng truyền thống Á Đông

Một nghiên cứu được thực hiện trên 1.450 phụ nữ Mỹ gốc Việt tại Mỹ vào năm 2012 ghi nhận được những người phụ nữ trẻ Việt Nam thường sẽ ít thực hiện phết tế bào cổ tử cung hơn. Lý do vì những quy tắc văn hóa khiến những phụ nữ trẻ khá bảo thủ trong vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân. Đồng thời họ cũng ít khám bác sĩ phụ khoa hay làm các xét nghiệm này trước khi cưới.

Kết quả là những phụ nữ trẻ chưa kết hôn sẽ ít khi nghi ngờ và lo sợ ung thư cổ tử cung, vì thế mà họ ít khi thực hiện xét nghiệm tầm soát như Pap smear, đồng thời họ cho rằng việc tầm soát này sẽ là một lời cáo buộc cho cuộc sống tình dục phức tạp với họ. Vì thế mà Pap smear thường được tin rằng chỉ dành cho những phụ nữ đã kết hôn hay đã có con.

3. Rào cản về trình độ hiểu biết

Trình độ văn hóa cũng sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ thực hiện phết tế bào cổ tử cung. Những người học cao hơn sẽ làm Pap smear nhiều hơn so với những phụ nữ thất nghiệp. Đồng thời, phụ nữ có học vấn cao thường có kinh tế tốt hơn, họ sẽ có điều kiện khám tầm soát hơn.

Những nghiên cứu khác còn ghi nhận phụ nữ Mỹ gốc Việt có thể có sự hiểu biết không chính xác về ung thư cổ tử cung và xét nghiệm tầm soát Pap smear. Những người cho rằng Pap smear có thể phát hiện ung thư cổ tử cung sớm thường sẽ thực hiện xét nghiệm gấp đôi so với người không biết về điều này. Tương tự, phụ nữ đã biết về HPV cũng sẽ thực hiện phết tế bào cổ tử cung nhiều hơn.

Có khá nhiều lý do chủ quan và khách quan đã khiến phụ nữ chần chờ trước xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung, mặc dù đây là một xét nghiệm tầm soát một căn bệnh ung thư nguy hiểm và thường xảy ra ở phụ nữ. Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn về Pap smear, cách thực hiện và thời gian làm xét nghiệm để đảm bảo sức khỏe cho bản thân nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn biết gì về tác dụng phụ thuốc cường dương?

(44)
Thuốc cường dương được xem là “cứu tinh” cho không ít đấng mày râu, giúp đời sống chăn gối thăng hoa hơn. Song, loại thuốc này cũng có nhiều tác dụng ... [xem thêm]

5 quy tắc hẹn hò lỗi thời mà bạn nên bỏ từ bây giờ

(100)
Bạn thường tìm đến bạn bè hay người thân mỗi khi gặp các vấn đề tình cảm? Hãy tỉnh táo đừng nên nghe theo những quy tắc hẹn hò lỗi thời nhé!Trong ... [xem thêm]

Viêm màng não vi khuẩn, virus và nấm: Tìm hiểu sự khác biệt

(96)
Viêm màng não vi khuẩn là bệnh nguy hiểm nhất trong số các kiểu bệnh viêm màng não vì nó có khả năng gây tử vong rất nhanh.Bệnh viêm màng não là tình trạng ... [xem thêm]

5 tuyệt chiêu giữ răng chắc khỏe cả đời

(100)
Răng chắc khỏe sẽ giúp bạn nhai thức ăn tốt, giúp bạn tránh đau nhức vì bệnh răng miệng và còn giúp bạn có nụ cười tỏa nắng nữa. Mới đây, các nhà ... [xem thêm]

Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) do biến chứng bệnh tiểu đường

(73)
Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là tình trạng các mạch máu ở chân và bàn chân bị thu hẹp, bệnh này thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 (những ... [xem thêm]

Vì sao nhiều cô gái không ra máu khi quan hệ lần đầu?

(95)
Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng theo một nghiên cứu của tạp chí Y khoa Anh Quốc, ít nhất 63% phụ nữ khi quan hệ lần đầu không ra máu. Thật khó ... [xem thêm]

Người lớn cần tiêm vaccine Tdap để phòng bệnh ho gà

(92)
Vaccine Tdap là một mũi tiêm phối hợp để bảo vệ người lớn chống lại 3 bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván.Ngày nay, bệnh uốn ván và bạch hầu rất hiếm khi ... [xem thêm]

Bệnh dịch tả: 5 điều quan trọng nhất định bạn phải biết

(55)
Bệnh dịch tả (hay còn gọi là bệnh tả) là bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính do vi khuẩn vibrio cholera gây ra. Triệu chứng ban đầu thường khiến chúng ta ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN