Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là bệnh gì? Cách chữa bệnh sao cho hiệu quả?

(4.32) - 46 đánh giá

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là chứng bệnh tâm lý làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân không nhận ra mình đang mắc phải căn bệnh bày.

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một bệnh rối loạn tâm thần liên quan đến cách suy nghĩ và hành vi của bệnh nhân. Khi mắc bệnh, các suy nghĩ và nỗi sợ không mong muốn (hay còn gọi là sự ám ảnh) xuất hiện liên tục và khiến bệnh nhân lặp đi lặp lại các hành động cưỡng chế.

Ví dụ người bị ám ảnh cưỡng chế luôn tự hỏi bản thân mình đã khóa cửa trước khi ra khỏi nhà hay chưa. Điều này thôi thúc họ phải quay lại ngôi nhà của mình để kiểm tra. Việc này thậm chí có thể diễn ra nhiều lần. Người bệnh thường có thể cố gắng loại bỏ suy nghĩ về ổ khóa nhưng điều này chỉ càng làm họ căng thẳng và lo lắng hơn. Cuối cùng, họ vẫn buộc phải thực hiện hành động để giải tỏa căng thẳng.

Tổ chức OCD thế giới công bố rằng có đến 2% dân số đang gặp phải tình trạng sức khỏe này. Điều đó cho thấy trên toàn thế giới con số thống kê có thể sẽ lên đến hàng trăm triệu người.

Hội chứng OCD rất phổ biến dưới nhiều dạng khác nhau. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế cũng ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Nếu để ý, rất có thể bạn sẽ phát hiện ra bạn bè hoặc người thân đang mắc căn bệnh trên, nhưng cũng có thể là chính bạn cũng là người bị chứng OCD.

Triệu chứng thường gặp khi bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Triệu chứng chủ yếu của rối loạn ám ảnh cưỡng chế là xuất hiện các ám ảnh và hành vi cưỡng chế không phải do sử dụng chất kích thích hoặc bệnh lý khác. Chúng khiến bạn kiệt sức và ảnh hưởng đến lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Có rất nhiều loại ám ảnh và hành vi cưỡng chế như:

Các ám ảnh thường xảy ra

  • Có các suy nghĩ không mong muốn như thấy các hình ảnh bạo lực đồi trụy
  • Xuất hiện nỗi sợ mình sẽ làm hại người khác và bản thân hoặc làm điều gì đó đáng xấu hổ
  • Cảm thấy có trách nhiệm cho những điều sai trái và điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra
  • Quan tâm quá mức đến chất thải cơ thể, chất bẩn hoặc vi khuẩn
  • Lo lắng quá mức đến các chất gây ô nhiễm và lo lắng về việc bị bệnh nặng đến mức phi lý.

Các hành vi cưỡng chế

  • Thức dậy vài lần vào ban đêm để chắc chắn rằng các thiết bị đã được tắt, cửa đã khóa và cửa sổ đã đóng
  • Sắp xếp quần áo, giày dép hoặc chén đĩa theo một thứ tự hoặc theo một hướng nhất định thì mới hết cảm giác lo âu
  • Rửa tay liên tục vì sợ nhiễm trùng (mặc dù điều này không có khả năng xảy ra).

Bệnh nhân thường không muốn thực hiện các hành vi này nhưng thường không thể kiểm soát được chúng. Các hành vi cưỡng chế này có thể chiếm phần lớn thời gian trong ngày và gây khó khăn để làm những công việc hữu ích hơn.

Người bệnh OCD có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu có một trong hai dấu hiệu nghiêm trọng sau, bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám càng nhanh càng tốt.

  • Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống
  • Gặp các triệu chứng về thể chất như đau ngực hoặc đánh trống ngực hoặc nếu bạn có ý định tự tử hoặc giết người.

Cách chữa bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Người bị OCD có thể được điều trị bằng cách sử dụng kết hợp thuốc và liệu pháp nhận thức hành vi.

Điều trị OCD bằng thuốc

Bác sĩ có thể kê toa cho bạn các loại thuốc tâm thần để giúp kiểm soát sự ám ảnh và các hành vi cưỡng chế. Thông thường, thuốc chống trầm cảm sẽ được sử dụng đầu tiên và có thể bao gồm:

  • Fluvoxamine (Luvox CR)
  • Paroxetin (Paxil, Pexeva)
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh máu khó đông (Rối loạn đông máu di truyền)

(50)
Người mắc bệnh máu khó đông thường gặp khó khăn trong việc cầm máu khi có vết thương gây xuất huyết. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng ... [xem thêm]

Cuồng sảng rượu cấp (cơn động kinh do cai rượu)

(93)
Định nghĩaCuồng sảng rượu cấp (cơn động kinh do cai rượu) là gì?Cuồng sảng rượu cấp hay còn gọi là cơn động kinh do cai rượu hoặc cuồng sảng do thiếu ... [xem thêm]

Hội chứng thận hư

(24)
Định nghĩaHội chứng thận hư là gì?Hội chứng thận hư là một tình trạng rối loạn của thận khi thận bài tiết quá nhiều protein cùng với nước tiểu ra ... [xem thêm]

Bất túc cổ tử cung

(83)
Tìm hiểu chungBất túc cổ tử cung là bệnh gì?Bất túc cổ tử cung hay còn gọi là thiếu máu cổ tử cung, là một bệnh xảy ra khi mô cổ tử cung yếu gây ra ... [xem thêm]

Viêm mê đạo tai

(69)
Khi tai trong nhiễm trùng và viêm có thể gây ra các rối loạn về giữ thăng bằng, hay còn gọi là viêm mê đạo tai. Vậy tình trạng viêm này là gì? Bệnh có nguy ... [xem thêm]

Hội chứng loét trực tràng đơn độc

(53)
Tìm hiểu chungHội chứng loét trực tràng đơn độc là gì?Hội chứng loét trực tràng đơn độc là tình trạng xảy ra khi một hoặc nhiều vết loét xuất hiện ... [xem thêm]

Thoát vị đĩa đệm

(69)
Thoát vị đĩa đệm đang dần trở thành vấn đề phổ biến trong xã hội hiện nay. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không và làm ... [xem thêm]

Hoại tử Fournier

(81)
Tìm hiểu chungHoại tử Fournier là gì?Khi nhiều người nghe đến thuật ngữ “hoại tử”, họ có thể nghĩ đến ngón chân hoặc ngón tay bị ảnh hưởng bởi hạ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN