Cúm H7N9

(4.46) - 38 đánh giá

Tìm hiểu chung

Cúm H7N9 là bệnh gì?

“H7N9” là cách gọi cho một chủng virus cúm được tìm thấy ở các loài chim, nhưng không thường lây sang người. Giống như tất cả các loại virus cúm A, cũng có những chủng khác nhau của virus H7N9.

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng và triệu chứng của cúm H7N9 là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm H7N9 có thể bắt đầu trong vòng 28 ngày kể từ khi nhiễm trùng. Hầu hết các trường hợp, các triệu chứng giống như trong các bệnh cúm thông thường, bao gồm:

  • Ho;
  • Sốt;
  • Viêm họng;
  • Đau cơ;
  • Đau đầu;
  • Khó thở.

Một số người cũng bị buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Trong một vài trường hợp, nhiễm trùng mắt nhẹ (viêm kết mạc) là dấu hiệu duy nhất của bệnh.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này tồi tệ hơn và ngăn chặn việc cấp cứu y tế, vì vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây bệnh cúm H7N9?

Người ta tin rằng loại virus này đã được tìm thấy ở các loài chim (gia cầm) tại Trung Quốc trong một số khu vực, ở cùng một nơi có những người bị nhiễm bệnh. Bằng chứng cho thấy rằng hầu hết mọi người đã bị nhiễm virus sau khi tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc môi trường bị ô nhiễm.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh cúm H7N9?

Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng bệnh phổ biến hơn ở người già trên 60 tuổi.

Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh cúm H7N9?

Các yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với cúm H7N9 là tiếp xúc với gia cầm bị bệnh hoặc với các bề mặt bị ô nhiễm bởi lông, nước bọt hoặc phân của chúng. Trong rất ít trường hợp, H7N9 đã được truyền từ người sang người, nhưng trừ khi virus bắt đầu lây lan dễ dàng hơn giữa con người với nhau, gia cầm nhiễm bệnh vẫn là mối nguy hiểm lớn nhất.

Các mô hình truyền bệnh từ người sang người vẫn chưa được lý giải. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc H7N9. Độ tuổi trung bình của những người bị ảnh hưởng bởi H7N9 là 62.

Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng phụ nữ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh cúm gia cầm và các biến chứng của bệnh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không rõ chính xác lý do tại sao lại như vậy.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh cúm H7N9?

Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng bạn có thể gặp tình trạng này, xét nghiệm thực thể sẽ được thực hiện và một số xét nghiệm khác cũng sẽ được bác sĩ khuyến cáo. Tuy nhiên, trên thực tế hiện tại chưa có xét nghiệm sẵn có ở các địa điểm khám bệnh hoặc tại văn phòng của bác sĩ có thể nhanh chóng phát hiện và phân biệt giữa virus H7N9 và virus cúm khác. Một xét nghiệm phức tạp hơn có thể phát hiện virus H7N9 đã được phát triển để sử dụng ở các phòng thí nghiệm y tế công cộng có chất lượng tại Hoa Kỳ và quốc tế. Xét nghiệm này bao gồm việc thu thập mẫu dịch đường hô hấp (ví dụ như mũi, họng, phổi) từ một bệnh nhân bị bệnh. Sau đó, các mẫu được gửi đến một phòng thí nghiệm y tế công cộng, nơi thủ thuật rRTPCR được tiến hành. Phương pháp rRTPCR rất chính xác và nhạy cảm trong việc phát hiện virus cúm. Thủ tục này thường cung cấp kết quả trong vòng 4 giờ, nhưng thời gian tham gia vào việc xử lý và báo cáo kết quả có thể khác nhau tùy thuộc vào các phòng thí nghiệm.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh cúm H7N9?

Nhiều virus cúm đã trở nên đề kháng với tác động của một loại thuốc kháng virus bao gồm amantadine và rimantadine (Flumadine®). Các bác sĩ khuyến cáo sử dụng oseltamivir (Tamiflu®) hoặc nếu oseltamivir không thể được sử dụng, bạn có thể dùng zanamivir (Relenza®). Những loại thuốc này phải được dùng trong vòng hai ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại rằng một số loại cúm gia cầm có thể được phát triển sức đề kháng với oseltamivir.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh cúm H7N9?

Hiện nay, cách tốt nhất để ngăn ngừa lây nhiễm cúm H7N9 là tránh các nguồn tiếp xúc với nguồn bệnh bất cứ khi nào có thể. Hầu hết trường hợp nhiễm cúm H7N9 đã xảy ra sau khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc kéo dài với gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc chết. Chim bị nhiễm bệnh có virus H7N9 trong nước bọt, chất nhầy và phân của chúng. Người nhiễm virus cúm gia cầm có thể mắc khi có đủ lượng virus xâm nhập vào mắt, mũi hay miệng hoặc được hít vào. Điều này có thể xảy ra khi có virus trong không khí (trong giọt hoặc có thể bụi) và một người hít virus vào hoặc khi một người chạm vào cái gì đó có virus, sau đó chạm vào miệng, mắt, mũi. Ngoài một số trường hợp hiếm gặp, nhiễm bệnh ở người đối với một số virus H7N9 xảy ra thường xuyên nhất sau khi tiếp xúc với gia cầm không được bảo vệ hoặc các bề mặt bị ô nhiễm với virus H7N9. Tuy nhiên, một số bệnh nhiễm trùng đã được xác định ở nơi tiếp xúc trực tiếp không được biết đến đã xảy ra.

Những người làm việc với gia cầm hoặc người ứng phó với dịch cúm H7N9 nên làm theo thông lệ kiểm soát an toàn sinh học và nhiễm trùng được đề nghị; điều này bao gồm sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân thích hợp và chú ý đến vệ sinh bàn tay. Ngoài ra, người có nguy cơ mắc bệnh cúm gia cầm cao phải tuân theo sự hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và được tiêm phòng cúm theo mùa hàng năm và dùng thuốc kháng virus dự phòng khi có phản ứng. Họ cũng cần được theo dõi bệnh trong và sau khi đáp ứng với sự bùng phát dịch cúm gia cầm trong đàn gia cầm. Việc đáp ứng với liều độc lực gia cầm thấp (LPAI) cũng nên được xem xét như một phần của kế hoạch phản ứng. Chủng ngừa cúm theo mùa sẽ không ngăn ngừa nhiễm cúm H7N9, nhưng có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng phổi với cúm ở người và H7N9.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rối loạn lưỡng cực (bệnh hưng – trầm cảm)

(58)
Tìm hiểu chungRối loạn lưỡng cực (bệnh hưng – trầm cảm) là bệnh gì?Rối loạn lưỡng cực, hay còn gọi là rối loạn hưng – trầm cảm, là tình trạng tâm ... [xem thêm]

Bệnh mạch vành

(12)
Bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh lý tim mạch. Căn bệnh này có xu hướng ngày càng gia tăng tại nước ta. ... [xem thêm]

Đau dây thần kinh sinh ba

(94)
Định nghĩaĐau dây thần kinh sinh ba (đau dây thần kinh tam thoa, đau dây thần kinh V) là gì?Đau dây thần kinh sinh ba hay còn gọi là đau dây thần kinh tam thoa, đau ... [xem thêm]

Sốt Q

(78)
Tìm hiểu chungSốt Q là bệnh gì?Sốt Q là một căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn Coxiella burnetii. Các vi khuẩn lây nhiễm tự nhiên cho một số động vật, như dê, ... [xem thêm]

Khối u đốt sống

(14)
Tìm hiểu chungKhối u đốt sống là gì?Khối u đốt sống là những khối u phát triển trong ống đốt sống của cột sống. Khi các khối u phát triển, chúng có ... [xem thêm]

Đau lưng mạn tính

(74)
Tìm hiểu về đau lưng mạn tínhĐau lưng mạn tính là gì?Đau lưng mạn tính hay đau lưng mãn tính là tình trạng đau lưng kéo dài hơn 3 tháng. Cơn đau lưng này có ... [xem thêm]

Đau mắt hột

(96)
Tìm hiểu chungBệnh đau mắt hột là gì?Đau mắt hột là một bệnh nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến mắt. Bệnh này dễ lây lan qua tiếp xúc với mắt, mí mắt và ... [xem thêm]

Động kinh

(67)
Khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới mắc phải bệnh động kinh, khiến cho chúng trở thành một trong những bệnh lý thần kinh phổ biến nhất thế giới. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN