Whipple

(3.97) - 53 đánh giá

Tìm hiểu chung

Whipple là bệnh gì?

Bệnh Whipple là một tình trạng hiếm hoi xảy ra khi bạn bị nhiễm khuẩn, thường ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Bệnh Whipple có thể gây trở ngại cho sự tiêu hóa bình thường bằng việc làm tổn hại sự tiêu hóa thức ăn như chất béo và carbohydrate, ngăn chặn sự hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.

Không chỉ vậy, bệnh Whipple cũng có thể lây nhiễm các cơ quan khác như não, tim, khớp và mắt.

Nếu không được điều trị, bệnh Whipple có thể trở nên trầm trọng hơn và gây tử vong. Tuy nhiên, có thể điều trị bệnh Whipple bằng kháng sinh.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Whipple là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Whipple được phân thành hai nhóm: các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp và ít gặp.

Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh này có thể bao gồm:

  • Tiêu chảy;
  • Đau quặn bụng, có thể nặng hơn sau bữa ăn;
  • Sụt cân do sự hấp thụ chất dinh dưỡng kém;
  • Viêm khớp, đặc biệt là mắt cá chân, đầu gối và cổ tay;
  • Mệt mỏi;
  • Suy nhược;
  • Thiếu máu.

Các dấu hiệu và triệu chứng ít gặp hơn bao gồm:

  • Sốt;
  • Ho;
  • Sưng hạch bạch huyết;
  • Da sậm màu (tăng sắc tố) ở những vùng tiếp xúc với nắng và ở vết sẹo;
  • Đau ngực;
  • Lá lách to;
  • Đi lại khó;
  • Thị lực kém bao gồm thiếu kiểm soát cử động mắt;
  • Lú lẫn;
  • Mất trí nhớ.

Cần lưu ý rằng các dấu hiệu và triệu chứng có xu hướng phát triển chậm trong nhiều năm ở hầu hết những người bị bệnh này. Trong một số trường hợp, một số triệu chứng như đau khớp và sụt cân hình thành nhiều năm trước khi các triệu chứng tiêu hóa xuất hiện để có thể chẩn đoán.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy bạn hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh Whipple?

Người ta thấy rằng nguyên nhân chính của bệnh Whipple là tropheryma whipplei, vi khuẩn gây ra nhiễm trùng này. Vi khuẩn này ban đầu phá hủy màng niêm mạc ruột non và sau đó hình thành các tổn thương nhỏ trong thành ruột. Vi khuẩn cũng làm hỏng các nhung mao nhỏ, hình dạng giống sợi tóc nằm ở ruột non. Theo thời gian, nhiễm trùng có thể lây lan sang các phần khác của cơ thể.

Mặc dù nó có vẻ dễ hiện diện trong môi trường, các nhà khoa học không thực sự biết nó xuất phát từ đâu và truyền bệnh cho con người như thế nào. Không phải ai mang vi khuẩn cũng đều bị bệnh này.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh Whipple?

Bệnh Whipple rất hiếm gặp, ảnh hưởng ít hơn 1 trong 1 triệu người. Hơn nữa, dường như nam giới có nguy cơ mắc bệnh Whipple cao hơn phụ nữ. Bệnh Whipple có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là từ 40 đến 60 tuổi. Người da trắng ở Bắc Mỹ và châu Âu có thể dễ gặp tình trạng này hơn các chủng tộc khác.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh Whipple?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Đàn ông;
  • Những người từ 40 đến 60 tuổi;
  • Người da trắng ở Bắc Mỹ và châu Âu;
  • Nông dân và những người khác làm việc ngoài trời thường xuyên tiếp xúc với chất thải và nước thải.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh Whipple?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc khám bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm các xét nghiệm máu sau đây:

  • Sinh thiết. Một bước quan trọng để chẩn đoán bệnh Whipple là lấy mẫu mô (sinh thiết), thường là từ niêm mạc ruột non. Trong thủ thuật này, mẫu mô được lấy ra khỏi một số nơi trong ruột. Mô này được kiểm tra bằng kính hiển vi tìm sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh và các tổn thương chúng gây ra, đặc biệt là đối với vi khuẩn Tropheryma whipplei. Nếu sinh thiết ruột non không khẳng định chẩn đoán, bác sĩ có thể sinh thiết một hạch lympho sưng hoặc thực hiện các xét nghiệm khác;
  • Các xét nghiệm máu. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu các xét nghiệm máu chẳng hạn như công thức máu. Các xét nghiệm máu có thể phát hiện ra một số bệnh nào đó có liên quan đến bệnh Whipple, đặc biệt là thiếu máu, là do suy giảm số lượng tế bào hồng cầu và nồng độ albumin thấp, một protein trong máu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh Whipple?

Trong hầu hết các trường hợp, liệu pháp điều trị bệnh Whipple sẽ bắt đầu với ceftriaxone hoặc penicillin tiêm tĩnh mạch từ hai đến bốn tuần. Sau lần điều trị ban đầu này, bạn có thể phải uống một đợt uống sulfamethoxazole-trimethoprim, hay SMX-TMP (Bactrim®, Septra®), trong 1−2 năm. Điều trị kháng sinh ngắn hơn có thể dẫn đến tái phát.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể bắt đầu ngay lập tức dùng doxycycline đường uống kết hợp với thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine trong vòng 12 đến 18 tháng. Bạn cũng sẽ được dùng kháng sinh lâu dài nếu có xâm nhập vào dịch não tủy và não.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh Whipple?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Một chế độ ăn nhiều calo và protein;
  • Vitamin;
  • Bổ sung dinh dưỡng.

Những người bị bệnh Whipple nên thảo luận về nhu cầu dinh dưỡng của họ với chuyên gia dinh dưỡng hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ khác và gặp gỡ thường xuyên bác sĩ để giám sát nhu cầu dinh dưỡng đang thay đổi của bạn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tắc nghẽn niệu quản

(61)
Tìm hiểu chungTắc nghẽn niệu quản là gì?Hệ thống tiết niệu được tạo thành bởi thận, hai ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang gọi là niệu ... [xem thêm]

Hội chứng Sudeck (Loạn dưỡng giao cảm phản xạ)

(13)
Tìm hiểu chungHội chứng Sudeck (loạn dưỡng giao cảm phản xạ) là gì?Hội chứng Sudeck là tình trạng gồm một nhóm các triệu chứng điển hình, bao gồm đau ... [xem thêm]

Nong mạch vành

(84)
Nong mạch vành là một thủ thuật được sử dụng để nong rộng các mạch máu bị hẹp, các mạch máu này (động mạch vành) có tác dụng cung cấp máu cho tim. ... [xem thêm]

Co thắt âm đạo

(25)
Tìm hiểu chungCo thắt âm đạo là hội chứng gì?Co thắt âm đạo là hội chứng xảy ra khi cơ bắp ở âm đạo không co thắt hoặc liên tục co bóp khi có vật ... [xem thêm]

Nhiễm trùng đường tiểu

(93)
Bạn phiền muộn vì buồn tiểu thường xuyên? Thống kê cho thấy những phụ nữ đã lập gia đình có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu ít nhất một lần trong ... [xem thêm]

Gãy cổ xương đùi

(95)
Định nghĩaGãy cổ xương đùi là bệnh gì?Gãy cổ xương đùi là tình trạng gãy xương đùi ở gần khớp hông. Khớp hông là một khớp dạng cầu, là điểm giao ... [xem thêm]

Hội chứng quá kích buồng trứng

(58)
Tìm hiểu chungHội chứng quá kích buồng trứng là gì?Hội chứng quá kích buồng trứng là bệnh ảnh hưởng đến phụ nữ tiêm thuốc hormone để kích thích sự ... [xem thêm]

Teo cơ

(63)
Tìm hiểu về teo cơTeo cơ là gì?Teo cơ là tình trạng xảy ra khi bạn không vận động, sử dụng các cơ trong thời gian dài. Thông thường, những người gặp chấn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN