Người lớn cần tiêm vaccine Tdap để phòng bệnh ho gà

(4.21) - 92 đánh giá

Vaccine Tdap là một mũi tiêm phối hợp để bảo vệ người lớn chống lại 3 bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván.

Ngày nay, bệnh uốn ván và bạch hầu rất hiếm khi xuất hiện như ho gà vẫn còn là căn bệnh phổ biến.

Tìm hiểu chung về vaccine Tdap

Từ năm 1960, vaccine ho gà dành cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi đã xuất hiện nhưng khả năng chống lại căn bệnh này cũng mất dần theo thời gian. Đó là vaccine DTaP. Mỗi trẻ sơ sinh và trẻ em phải được tiêm đủ 5 liều, bắt đầu từ 2 tháng tuổi để cơ thể có đủ khả năng chống lại bệnh ho gà. Giai đoạn này vẫn chưa có vaccine ho gà cho trẻ từ 6 tuổi trở lên.

Đến năm 2005, vaccine Tdap ra đời. Nó có tác dụng phòng bệnh cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.

Những ai nên tiêm vaccine Tdap?

Các tổ chức tiêm phòng khuyến cáo người trưởng thành nên tiêm hoặc tiêm nhắc lại một liều Tdap nếu:

  • Chưa bao giờ được tiêm vaccine phòng bệnh ho gà
  • Không nhớ rõ thời gian của mũi tiêm lần trước

Bạn nên tiêm một mũi Tdap tăng cường nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi. Bác sĩ cho rằng, thời điểm tiêm ngừa tốt nhất là 2 tuần trước khi bế em bé mới sinh. Điều đó có nghĩa là mọi thành viên trong gia đình sắp chào đón em bé cần được tiêm vaccine Tdap đầy đủ để phòng ngừa bệnh và ngăn chặn sự lây lan cho em bé.

Phụ nữ mang thai cũng cần được tiêm tăng cường vaccine Tdap trong mỗi thai kỳ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thai phụ được tiêm vaccine Tdap trong những tháng cuối của thai kỳ có ít nguy cơ mắc bệnh và lây bệnh ho gà cho trẻ sơ sinh.

Đồng thời, đứa trẻ được sinh ra cũng đã có được một lượng kháng thể nhất định để chống chọi với bệnh ho gà. Điều này được lý giải là do quá trình chuyển giao lượng chất rất lớn từ cơ thể mẹ qua nhau thai trong những tháng cuối thai kỳ. Kháng thể từ vaccine ho gà cũng được truyền cho thai nhi qua con đường này để em bé được sinh ra có khả năng miễn dịch với bệnh.

Bạn không nên tiêm vaccine Tdap nếu trước đó bạn đã có phản ứng nghiêm trọng với bất kỳ loại vaccine nào có chứa kháng thể uốn ván, bạch hầu hoặc ho gà. Ngoài ra, người bị hôn mê hoặc co giật trong vòng 7 ngày sau khi được tiệp vaccine DTaP thời thơ ấu cũng không nên tiêm vaccine Tdap khi trưởng thành.

Vì thế, bạn cần phải liệt kê hết tất cả những điều đáng lưu ý về thể trạng của bạn hoặc những lần có phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm bất kỳ một loại vaccine nào đó. Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ đưa ra tiên lượng chính xác để bảo vệ sự an toàn cho bạn sau mỗi lần tiêm vaccine.

Những phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vaccine Tdap

Ngoài tác dụng phòng chống bệnh tật, mỗi loại vaccine đều chứa những rủi ro hoặc nguy cơ xảy ra phản ứng phụ nhất định trên cơ thể người được tiêm. Với Tdap, các tác dụng phụ thường xảy ra ở thể nhẹ và tự biến mất sau khi tiêm khoảng 1-3 ngày.

Những phản ứng phụ có thể xuất hiện sau khi tiêm vaccine Tdap bao gồm:

  • Đau nhẹ, đỏ hoặc sưng tại chỗ tiêm
  • Người mệt mỏi, đau nhức
  • Đau đầu
  • Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy
  • Sốt
  • Sưng toàn bộ cánh tay ở phía tay vừa được tiêm vaccine.

Trong những trường hợp hiếm gặp, vaccine Tdap có thể gây ra những phản ứng phụ nghiêm trọng như:

  • Sưng nặng, đau hoặc chảy máu ở nơi tiêm thuốc
  • Sốt cao
  • Nổi mề đay, sưng mặt hoăc cổ họng
  • Khó thở
  • Tim đập nhanh
  • Chóng mặt.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc là tình trạng có khả năng làm thay đổi tính năng của vaccine hoặc gia tăng nguy cơ xảy ra phản ứng phụ. Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc chữa trị một bệnh lý khác, hãy liệt kê cho bác sĩ tiêm phòng để bác sĩ tiên lượng khả năng tương tác và có lời khuyên phù hợp dành cho bạn.

Ngoài ra, thực phẩm chức năng, rượu, bia hoặc một số loại đồ ăn nhạy cảm khác như thực phẩm lên men, mắm sống… cũng có thể gây ra tình trạng tương tác thuốc sau khi tiêm vaccine Tdap. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về khoảng thời gian lý tưởng có thể duy trì chế độ ăn uống thường ngày sau khi tiêm để đảm bảo vaccine phát huy đúng công dụng của nó.

Cũng giống như các loại vaccine khác, Tdap cần có quy trình bảo quản nghiêm ngặt để không làm biến đổi chất lượng của vaccine. Tất cả các mũi tiêm vaccine phòng bệnh nên được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc người có chuyên môn y tế. Bạn không nên tự ý tiêm vaccine cho bản thân và các thành viên trong gia đình để phòng ngừa các yếu tố rủi ro xảy ra do thiếu chuyên môn y tế.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nguyên nhân nào khiến da trẻ sơ sinh bong tróc?

(96)
Hiện tượng da trẻ sơ sinh bong tróc khiến không ít mẹ bỉm sữa lo lắng. Đây có thể vừa là tình trạng bình thường nhưng cũng đồng thời trở thành dấu ... [xem thêm]

5 giai đoạn của quá trình phát triển phổi thai nhi

(23)
Quá trình phát triển phổi thai nhi là một hành trình đầy lý thú. Khi mới thụ thai, bé cưng có hình dạng một quả bóng. Phổi của bé bắt đầu phát triển ở ... [xem thêm]

3 điều bạn nên biết về chứng lãnh cảm tình dục ở phụ nữ

(89)
Bỗng một ngày bạn cảm thấy dường như mình không còn thấy ham muốn trong chuyện ấy hay thậm chí là sợ việc quan hệ tình dục thì có lẽ bạn đã mắc ... [xem thêm]

Bí quyết sống khỏe mạnh hơn cho người bị suy thận cấp độ 4

(43)
Có không ít bệnh nhân bị suy thận cấp độ 4 vẫn có thể sống khỏe mạnh trong nhiều năm và làm được những việc yêu thích. Bạn băn khoăn muốn biết bí ... [xem thêm]

Vui chơi thoải mái không lo chứng ợ nóng

(49)
Nguyên nhân nào khiến bạn bị ợ nóng có thể là một câu hỏi mà rất nhiều người trong chúng ta muốn tìm ra câu trả lời. Trong bài viết dưới đây, bạn có ... [xem thêm]

Bật mí 9 cách trị quầng thâm mắt hiệu nghiệm tức thời

(29)
Quầng thâm có thể xuất hiện bởi nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là do mệt mỏi. Hiện nay, có rất nhiều cách trị quầng thâm mắt hiệu quả mà lại không quá ... [xem thêm]

Mất khả năng cương cứng do nghiện phim người lớn

(63)
Bạn có từng thắc mắc liệu xem quá nhiều phim khiêu dâm có thể gây ra vấn đề về khả năng quan hệ tình dục ở nam giới, ví dụ như chứng rối loạn cương ... [xem thêm]

Trầy xước

(91)
Trên người bạn bỗng xuất hiện những vết trầy xước? Bạn chưa biết phải xử lý như thế nào để các vết thương mau liền da? Hãy để bài viết sau đây ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN