Trào ngược acid có làm tim đập nhanh?

(4.11) - 26 đánh giá

Các nguyên nhân thường gặp của chứng nhịp tim nhanh là stress, lo âu, dùng chất kích thích, sốt, thay đổi hormone, một số thuốc điều trị, mất nước, lượng kali và đường trong máu thấp, thiếu máu, cường giáp, bệnh về tim như hẹp hở van tim, tăng huyết áp, rối loạn thần kinh tim. Bên cạnh đó, đôi khi trào ngược acid dạ dày cũng là một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim.

Đau thắt ngực và tim đập nhanh do acid dạ dày dư thừa là những dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hay còn gọi là ợ nóng (heartburn). Có một số lượng không nhỏ bệnh nhân mắc căn bệnh này nhưng đa số họ đều không biết rằng trào ngược dạ dày có mối liên quan mật thiết đến bệnh tim.

Các dấu hiệu nhận biết mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản là:

– Ợ nóng, ợ chua

– Buồn nôn, nôn

Khi những triệu chứng đầu tiên này không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn, biểu hiện là:

  • Đau tức ngực
  • Nhiều nước bọt
  • Khàn giọng, đau họng, ho, hen
  • Khó nuốt
  • Đắng miệng

Cảm giác tim đập nhanh là như thế nào?

  • Tim bị bỏ lỡ một nhịp, tức ngực
  • Tim đập quá nhanh hay co bóp mạnh hơn bình thường
  • Không khí mắc kẹt trong thực quản, gây ra tình trạng đánh trống ngực.

Tại sao tim đập nhanh?

Khi bạn bị trào ngược dạ dày dày, acid sẽ trào ngược lên sẽ kích thích các dây thần kinh phế vị. Mà dây thần kinh phế vị lại có chức năng điều chỉnh nhịp tim, điều tiết dịch dạ dày, nên khi bị kích thích sẽ gây ra triệu chứng tim đập nhanh, đánh trống ngực, khó thở. Nên có nhiều khả năng nhịp tim nhanh là do bệnh dạ dày.

Ngoài trào ngược acid, cũng có các nguyên nhân khác làm tim đập nhanh như:

  • Sử dụng chất kích thích
  • Sốt
  • Căng thẳng, áp lực
  • Thay đổi nội tiết tố
  • một số loại thuốc có chứa chất kích thích, chẳng hạn như thuốc ho, cảm lạnh và thuốc hít hen suyễn
  • Thiếu máu
  • Cường giáp hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức
  • Có thai
  • Hở, hẹp van tim hoặc tiền sử đau tim

Làm thế nào chẩn đoán được tim đập nhanh?

Bác sĩ sẽ thực hiện một loạt kiểm tra thể chất để xác định nguyên nhân gây tim đập nhanh, bao gồm nghe nhịp tim của bạn bằng ống nghe. Họ cũng kiểm tra tuyến giáp để xem nó có bị sưng hay không. Nếu bạn bị sưng tuyến giáp, nghĩa là tuyến giáp của bạn đang hoạt động quá mức.

Bạn cũng sẽ làm một vài xét nghiệm như sau:

Điện tâm đồ (ECG)

Bác sĩ sẽ kiểm tra điện tâm đồ trong khi bạn nghỉ ngơi hoặc tập thể dục.

Trong bài kiểm tra này, bác sĩ cũng ghi lại các xung điện từ tim và theo dõi nhịp tim.

Holter điện tim

Holter điện tim là thiết bị y khoa ghi lại hoạt động điện của tim giống như máy đo điện tim ECG trong suốt 24 giờ. Máy đo điện tim chỉ ghi lại được trong vài giây nhưng Holter có thể ghi lại được đến 7 ngày. Vì vậy, có thể chẩn đoán được những rối loạn nhịp xảy ra trong ngày.

Máy đo nhịp tim

Máy đo nhịp tim giúp lưu lại thông tin nhịp đập của tim và dựa vào đó, bệnh nhân có thể tự theo dõi tình trạng của bản thân khi có rối loạn nhịp tim xảy ra.

Siêu âm tim

Siêu âm tim là một trong những phương pháp quan trọng dùng để kiểm tra các bất thường ở tim. Bác sĩ sẽ dựa vào siêu âm tim để xem cấu trúc và chức năng hoạt động của tim.

Tim đập nhanh do trào ngược dạ dày được điều trị như thế nào?

Để điều trị tốt cả bệnh tim đập nhanh và bệnh trào ngược dạ dày thì trước hết, bạn cần đi khám tại bệnh viện để xác định xem bạn bị tim đập nhanh là do bệnh trào ngược dạ dày hay một bệnh tiềm ẩn nào khác.

Nếu tim đập nhanh không phải do các bệnh ở tim gây ra thì sẽ không có bất kỳ phương pháp điều trị cụ thể nào cả. Cách duy nhất là thay đổi lối sống và tránh các tác nhân có hại. Giảm căng thẳng trong cuộc sống cũng rất có ích trong việc điều trị bệnh.

Để giảm căng thẳng, bạn hãy thử các cách sau đây:

  • Tập yoga, thiền, hoặc tập thể dục nhẹ đến trung bình, để giúp tăng endorphin và giảm căng thẳng.
  • Luyện tập thở sâu.
  • Tránh các hoạt động gây lo lắng cho bản thân

Bạn có thể tìm hiểu thêm tại: Cẩm nang yoga cho người mới bắt đầu

Nên làm gì nếu bạn bị tim đập nhanh?

Nếu cảm thấy đau ngực hoặc tức ngực, bạn nên đi khám. Đánh trống ngực có thể là triệu chứng nghiêm trọng liên quan đến tim. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua chúng.

Xem xét tiền sử bệnh của gia đình. Nếu bạn có một thành viên trong gia đình từng mắc bệnh tim thì nguy cơ bệnh tim của bạn cũng sẽ gia tăng đáng kể.

Và quan trọng nhất hãy gọi cấp cứu ngay nếu bạn cảm thấy tim đập nhanh, dữ dội kèm theo:

  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Suy nhược

Bạn nên làm gì trước cuộc hẹn với bác sĩ?

  • Viết ra các triệu chứng bạn gặp phải
  • Viết ra danh sách các loại thuốc bạn đang sử dụng
  • Viết ra ra các câu hỏi bạn muốn hỏi bác sĩ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 tư thế quan hệ khi mang thai giúp “chuyện yêu” thăng hoa

(62)
Quan hệ tình dục khi mang thai có thể mang đến những khoái cảm cực kỳ thú vị cho bạn và bạn đời. Điều quan trọng là bạn nên chọn tư thế quan hệ khi mang ... [xem thêm]

10 triệu chứng thiếu vitamin B12 dễ gây nhầm lẫn

(18)
Vitamin B12 được xem là nguồn năng lượng cho nhiều chức năng của cơ thể. Do đó, nếu thiếu hụt loại vitamin quan trọng này, cơ thể sẽ biểu hiện nhiều ... [xem thêm]

Mách bạn cách làm siro ho tại nhà

(77)
Siro trị ho không những giúp các bé bớt ho và ngủ ngon hơn mà cũng giúp người lớn giảm ngứa cổ và sổ mũi. Nếu biết cách tự làm siro trị ho tại nhà, bạn ... [xem thêm]

Alpha – 1 antitrypsin

(38)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm Alpha-1 antitrypsin (A1AT, AAT, xác định kiểu hình Alpha1-antitrypsin)Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: máu (function() { var qs,js,q,s,d=document, ... [xem thêm]

8 lợi ích của tinh dầu bạc hà đối với trẻ nhỏ

(70)
Bé cưng hay đau răng, khó tiêu, đôi khi bị sốt? Vậy bạn hãy tận dụng 8 tác dụng của tinh dầu bạc hà để dùng cho con khi gặp những vấn đề này nhé.Đôi ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Cắt túi mật có ảnh hưởng gì không?

(66)
Khi bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt túi mật, rất nhiều người lo lắng “cắt túi mật có ảnh hưởng gì không?”. Mặc dù đây là một phẫu thuật tương ... [xem thêm]

Bí kíp phòng ngừa và điều trị nám khi mang thai

(37)
Nám da phổ biến ở phụ nữ mang thai, làm làn da xuất hiện các mảng đốm nâu, xám nâu. Nhưng bạn không cần phải lo lắng, vì đây là vấn đề khá phổ biến ... [xem thêm]

6 biến chứng của bệnh sởi bạn không nên xem thường

(81)
Khi nghe đến bệnh sởi, nhiều người thường nghĩ các triệu chứng bệnh cũng tương tự như cúm và phát ban. Tuy nhiên, sởi có thể tiến triển rất nhanh dẫn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN