Triệu chứng đau bụng tiêu chảy diễn ra liên tục trong nhiều ngày? Cảm giác buồn nôn khiến bạn chán ăn, mất khẩu vị? Bạn có thể đang bị nhiễm trùng đường ruột. Tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời.
Bài viết sau đây sẽ mách bạn cách nhận biết vấn đề trên ngay từ đầu và làm thế nào để chữa bệnh hiệu quả.
Tìm hiểu chung
Nhiễm trùng đường ruột là gì?
Nhiễm trùng đường ruột (hay còn gọi là tiêu chảy nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn đường ruột) là một bệnh phổ biến hầu như ai cũng mắc phải vài lần trong đời. Bệnh thường có biểu hiện là những cơn tiêu chảy cấp tính dạng phân nước hoặc nhày nhớt liên lục trong một vài ngày, cũng có khi bệnh biểu hiện như triệu chứng của kiết lỵ.
Đây là bệnh lây chủ yếu qua đường ăn uống, khi ăn phải thực phẩm hoặc nguồn nước chứa vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm) gây bệnh.
Triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng của nhiễm trùng đường ruột là gì?
Các triệu chứng thông thường của nhiễm trùng đường ruột là:
- Chán ăn
- Buồn nôn
- Đau bụng
- Cảm thấy bụng co thắt
- Hội chứng ruột kích thích
- Tiêu chảy
- Nhiễm trùng xoang mũi, sổ mũi hoặc ho
- Rối loạn giấc ngủ
- Nghiến răng
- Nhức đầu
- Bỏng da
Có thể có một số triệu chứng không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm về triệu chứng, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây nhiễm trùng đường ruột?
Các vi sinh vật gây bệnh là tác nhân đứng sau tình trạng này. Ngoài ra, vấn đề trên còn có khả năng xảy ra bởi một số yếu tố như:
- Nước bị ô nhiễm: tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng đường ruột. Vì vậy bạn nên uống nước đã đun sôi hoặc tiệt trùng kỹ.
- Vệ sinh kém: điều này cũng có thể gây lây lan vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột. Bạn cần rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Những ai dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột?
Nhiễm trùng đường ruột là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính khoảng 2 triệu trẻ em trên toàn thế giới chết mỗi năm do các bệnh gây tiêu chảy. Trẻ em, người cao tuổi, và những người có hệ miễn dịch yếu sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn đường ruột.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột?
Nếu các triệu chứng nhiễm trùng đường ruột kéo dài, nghiêm trọng hơn hoặc lặp đi lặp lại liên tục trong thời gian ngắn, bạn nên mau chóng đi tìm gặp bác sĩ. Các chuyên gia có thể thăm khám cho bạn bằng cách:
- Kiểm tra các dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột đang diễn ra
- Làm một số xét nghiệm. Xét nghiệm thông thường đối với nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng là xét nghiệm mẫu phân.
Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm trùng đường ruột?
Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột không cần điều trị và bệnh nhân sẽ khỏe lại. Những người bị tiêu chảy và có các dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột khác nên nói chuyện với bác sĩ nếu các triệu chứng không rõ ràng diễn ra trong nhiều ngày liên tục.
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân có thể ở nhà và duy trì một chế độ tương đối bình thường. Trẻ em đôi khi cần phải được chăm sóc đặc biệt. Trong khi hồi phục, bệnh nhân phải chắc chắn uống nhiều nước để tránh mất nước. Các bác sĩ khuyên bạn tránh dùng thuốc chống tiêu chảy vì nó có thể giữ cho các tác nhân gây bệnh ở trong cơ thể lâu hơn.
Các trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột nặng hơn đôi khi cần phải nằm viện, vì vậy bệnh nhân có thể phải truyền dịch tĩnh mạch, kháng sinh hoặc dùng các phương pháp điều trị khác. Trong hầu hết các trường hợp, mọi người sẽ cảm thấy tốt hơn trong vòng vài ngày đến một tuần, mặc dù có thể mất vài tuần trước khi hệ thống đường ruột, dạ dày hồi phục hoàn toàn.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiễm trùng đường ruột?
Một số thói quen sống lành mạnh dưới đây có thể hỗ trợ hạn chế diễn tiến, đồng thời góp phần phòng ngừa nhiễm khuẩn đường ruột. Chúng bao gồm:
- Áp dụng quy tắc ăn chín uống sôi
- Chú trọng lựa chọn các thực phẩm tươi, sạch
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.