Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm Alpha-1 antitrypsin (A1AT, AAT, xác định kiểu hình Alpha1-antitrypsin)
Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: máu
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()Tìm hiểu chung
Xét nghiệm Alpha-1 antitrypsin (AAT) là gì?
Xét nghiệm Alpha-1 antitrypsin (AAT) là xét nghiệm nhằm kiểm tra nồng đồ protein AAT. Alpha-1 antitrypsin (AAT) là một protein nằm ở trong phổi và mạch máu. Nó ngăn ngừa một số bệnh ở phổi như khí phế thủng hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Tuy nhiên, có một số người không tạo đủ lượng protein này trong máu, tình trạng này được gọi là thiếu hụt AAT. Vì vậy, những người này thường dễ mắc các bệnh về phổi hơn người bình thường và thường họ mắc bệnh từ khi còn rất trẻ. Một vài trường hợp thậm chí họ còn có thể bị tổn thương ở gan.
Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt AAT này là do bất thường về gen, hay có thể hiểu là do di truyền. Nếu bạn thừa hưởng gen bệnh từ cả bố và mẹ thì bạn chắc chắn sẽ mắc căn bệnh này. Nếu bạn chỉ nhận 1 gen bệnh duy nhất từ bố hoặc mẹ thì có thể bạn sẽ không bị mắc bệnh hoặc có thể bị bệnh ở mức độ nhẹ tới trung bình.
Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm Alpha-1 antitrypsin?
Xét nghiệm Alpha-1 antitrypsin được chỉ định khi:
- Trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài hơn 1 – 2 tuần, lách to, tụ dịch ở bụng, ngứa liên tục, và các dấu hiệu khác của tổn thương gan.
- Người hơn 40 tuổi bắt đầu thở khò khè, ho lâu ngày hay viêm phế quản, khó thở sau khi hoạt động mạnh, và/hoặc có dấu hiệu của bệnh khí phế thũng. Bác sĩ sẽ càng nghi ngờ là do bạn thiếu AAT nếu bạn hút thuốc, và không tiếp xúc với các chất gây kích thích phổi, và khi tổn thương xuất hiện ở phần dưới của phổi.
- Bệnh nhân có họ hàng gần mắc thiếu hụt Alpha-1
- Người có gia đình mắc bệnh và có nhu cầu muốn biết xác suất con mình bị bệnh là bao nhiêu phần trăm.