Somatropin

(4.44) - 89 đánh giá

Tên gốc: somatropin

Phân nhóm: hormone dinh dưỡng & các thuốc tổng hợp có liên quan

Tác dụng của somatropin

Tác dụng của somatropin là gì?

Somatropin được sử dụng để điều trị một trong những tình trạng bệnh lý như suy giảm tăng trưởng, thiếu hụt hormone tăng trưởng, rối loạn đường ruột (hội chứng ruột ngắn) hoặc sụt cân liên quan đến HIV.

Somatropin cũng được sử dụng để tăng chiều cao ở trẻ em bị rối loạn di truyền nhất định (như hội chứng Noonan, hội chứng Turner).

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng somatropin

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc somatropin cho người lớn như thế nào?

Liều thông thường cho người lớn bị thiếu hụt hormone tăng trưởng

Liều dựa trên cân nặng:

Liều ban đầu: bác sĩ sẽ tiêm dưới da không quá 0,004mg/kg, 1 lần/ngày.

Liều tối đa: bác sĩ sẽ tiêm dưới da tối đa 0,016mg/kg, 1 lần/ngày.

Liều không dựa trên cân nặng:

Bác sĩ sẽ tiêm dưới da khoảng 0,2mg, 1 lần/ngày.

Liều thông thường cho người lớn bị suy giảm sức khỏe

Dưới 35kg: bác sĩ sẽ tiêm 0,1mg/kg, 1 lần/ngày vào lúc đi ngủ.

Từ 35–45kg: bác sĩ sẽ tiêm 4mg/kg, 1 lần/ngày vào lúc đi ngủ.

Từ 45–55kg: bác sĩ sẽ tiêm 5mg/kg, 1 lần/ngày vào lúc đi ngủ.

Trên 55kg: bác sĩ sẽ tiêm 6 mg/kg, 1 lần/ngày vào lúc đi ngủ.

Liều tối đa: bác sĩ sẽ tiêm 6mg, 1 lần/ngày.

Liều thông thường cho người lớn bị hội chứng ruột ngắn

Bác sĩ sẽ tiêm dưới da 0,1mg, 1 lần/ngày.

Liều tối da: 8mg, 1 lần/ngày.

Liều dùng thuốc somatropin cho trẻ em như thế nào?

Liều thông thường cho trẻ em bị thiếu hụt hormone tăng trưởng

Bác sĩ sẽ tiêm dưới da 0,024–0,034mg/kg tiêm dưới da 1 lần/ngày.

Liều thông thường cho trẻ em bị hội chứng Prader-Willi

Bác sĩ sẽ tiêm lên đến 0,24mg/kg mỗi tuần (khoảng 6–7 ngày tiêm dưới da).

Liều thông thường cho trẻ em bị hội chứng Turner

Bác sĩ sẽ tiêm dưới da lên đến 0,067mg/kg, 1 lần/ngày.

Cách dùng somatropin

Bạn nên dùng somatropin như thế nào?

Liều dùng dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn không nên sử dụng thuốc này nhiều hơn hoặc ít hơn so với chỉ định của bác sĩ.

Trong một số trường hợp, somatropin không nên được sử dụng ở trẻ em, vì một số nhãn hiệu somatropin có chứa thành phần có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc tử vong ở trẻ nhỏ hoặc trẻ sinh non. Bạn không nên để trẻ dùng thuốc mà không có sự giám sát của người lớn.

Trong khi sử dụng somatropin, có thể bạn cần xét nghiệm máu thường xuyên. Quá trình tăng trưởng, mắt cũng như da của bạn cũng cần được kiểm tra.

Nếu bạn đang được điều trị hội chứng ruột ngắn, hãy thực hiện đúng theo chế độ ăn uống do bác sĩ hoặc nhân viên tư vấn dinh dưỡng đề ra để giúp kiểm soát tình trạng của bạn. Somatropin không phải là phương pháp điều trị hội chứng ruột ngắn.

Nếu bạn bị hội chứng Prader-Willi, việc điều trị của bạn cũng có thể bao gồm kiểm soát cân nặng, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, bạn hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Bạn không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ của somatropin

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng somatropin?

Nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, đau cơ có thể xảy ra. Nếu những triệu chứng này kéo dài hoặc trở nặng hơn, bạn hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn hãy thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, bao gồm mệt mỏi dai dẳng, tăng cân bất thường, không chịu được lạnh, nhịp tim chậm/nhanh, đau/ngứa tai, vấn đề về thính giác, đau khớp/hông/đầu gối, khát nước/đi tiểu nhiều, sưng tay/mắt cá chân/bàn chân, thay đổi hình dáng hoặc kích thước của nốt ruồi, buồn nôn/nôn dai dẳng, đau dạ dày dữ dội.

Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, bao gồm vấn đề về thị lực, co giật, nhức đầu dữ dội.

Các vấn đề về phổi/hô hấp hiếm gặp (có thể gây tử vong) có thể do thuốc này gây ra ở trẻ em có hội chứng Prader-Willi. Những người có nguy cơ cao hơn bao gồm nam giới, trẻ thừa cân hoặc những người có vấn đề về hô hấp nghiêm trọng (nghẹt thở khi ngủ, nhiễm trùng phổi, bệnh phổi). Trẻ em nên được kiểm tra một số vấn đề về hô hấp trước và trong khi điều trị. Ngáy nhiều hoặc thở bất thường trong khi ngủ (nghẹt thở khi ngủ) là dấu hiệu tắc nghẽn đường thở. Bạn hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu những dấu hiệu này xảy ra, bên cạnh đó bạn cũng nên báo cáo bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng phổi nào, chẳng hạn như sốt, ho dai dẳng hoặc khó thở.

Somatropin có thể làm tăng nguy cơ bị bướu hoặc ung thư. Bạn hãy tham khảo với bác sĩ để biết thêm những rủi ro và lợi ích của thuốc này.

Phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng đối với thuốc này là rất hiếm. Tuy nhiên, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng như phát ban, ngứa/sưng nặng (đặc biệt là mặt/lưỡi/cổ họng), chóng mặt, khó thở.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo khi dùng somatropin

Trước khi dùng somatropin, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.

Thuốc này có thể chứa các thành phần không hoạt động (như rượu benzyl hoặc metacresol có trong một số nhãn hàng), có thể gây ra các phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề khác. Bạn hãy nói chuyện với dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Trước khi sử dụng thuốc này, bạn hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết bệnh sử của bạn, đặc biệt là các vấn đề về tuyến thượng thận, các vấn đề về mắt (ví dụ như bệnh võng mạc tiểu đường), phẫu thuật/chấn thương lớn gần đây, hội chứng Prader-Willi, các vấn đề hô hấp nghiêm trọng (suy hô hấp cấp tính), bệnh tiểu đường hoặc tiền sử gia đình có bệnh tiểu đường, béo phì, bệnh thận, khối u, các vấn đề về tuyến giáp, vẹo cột sống, một tình trạng di truyền nào đó (hội chứng Turner).

Nếu bạn bị tiểu đường, loại thuốc này có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Bạn hãy kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên theo chỉ dẫn và chia sẻ kết quả với bác sĩ. Hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng của lượng đường trong máu cao như tăng khát nước/đi tiểu. Bác sĩ có thể cần điều chỉnh thuốc tiểu đường, chương trình tập thể dục hoặc chế độ ăn uống của bạn.

Trước khi phẫu thuật, bạn hãy nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ về tất cả các sản phẩm bạn sử dụng (bao gồm thuốc theo toa, thuốc không kê toa và các sản phẩm thảo dược).

Người lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc này, đặc biệt là các ảnh hưởng đến đường huyết hoặc sưng mắt cá chân/bàn chân.

Trong thời kỳ mang thai, thuốc này chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết. Bạn nên thảo luận về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ.

Chưa có thông tin liệu thuốc này có đi vào sữa mẹ hay không. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con bú.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng somatropin trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc somatropin

Thuốc somatropin có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc có thể tương tác với somatropin bao gồm chất thay thế hormone estrogen.

Thuốc somatropin có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Somatropin có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến somatropin?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc somatropin

Bạn nên bảo quản somatropin như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế thuốc somatropin

Somatropin có những dạng và hàm lượng nào?

Somatropin có ở những dạng sau:

  • Bột tiêm
  • Bộ dụng cụ tiêm
  • Dung dịch tiêm dưới da
  • Bộ dụng cụ tiêm dưới da

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sulfonylureas

(79)
Tên gốc: sulfonylureas Phân nhóm: thuốc trị đái tháo đườngTác dụng của sulfonylureasTác dụng của sulfonylureas là gì?Sulfonylureas là một nhóm các loại thuốc ... [xem thêm]

Metolazone

(54)
Tác dụngTác dụng của metolazone là gì?Metolazone là một thuốc lợi tiểu làm tăng lượng nước tiểu của bạn, giải phóng lượng nước dư thừa của cơ thể. ... [xem thêm]

Furazolidone

(40)
Tác dụngTác dụng của furazolidone là gì?Furazolidone được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn và protozoa. Thuốc hoạt động bằng cách giết chết vi ... [xem thêm]

Thuốc Epivir/Epivir - HBV®

(94)
Tên gốc: lamivudineTên biệt dược: Epivir/Epivir – HBV®Phân nhóm: thuốc kháng virusTác dụngTác dụng của thuốc Epivir/Epivir – HBV® là gì?Thuốc Epivir/Epivir – HBV® ... [xem thêm]

Oxazepam là gì?

(86)
Tác dụngTác dụng của oxazepam là gì?Oxazepam được sử dụng để điều trị lo âu và chứng cai rượu cấp. Oxazepam thuộc nhóm thuốc benzodiazepin tác động lên ... [xem thêm]

Alpha lipoic acid

(72)
Tác dụngTác dụng của alpha lipoic acid là gì?Alpha-lipoic acid được sử dụng cho bệnh đái tháo đường và các biến chứng liên quan đến hệ thần kinh do bệnh ... [xem thêm]

Methazolamide là thuốc gì?

(58)
Tên gốc: methazolamideTên biệt dược: Neptazane®Phân nhóm: thuốc trị glaucomaTác dụngTác dụng của thuốc methazolamide là gì?Methazolamide được kết hợp với ... [xem thêm]

Thuốc Ambroco®

(604)
... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN