Tìm hiểu chung
Trật khớp đầu xương khuỷu tay là tình trạng gì?
Trật khớp đầu xương khuỷu tay có nghĩa là khuỷu tay đã trượt ra khỏi vị trí bình thường tại khớp.
Các xương khuỷu tay (xương quay) và khớp khuỷu tay (xương cánh tay) được nối bởi các dây chằng có tính đàn hồi. Dây chằng trở nên chắc và bền hơn khi chúng ta trưởng thành. Ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, các dây chằng vẫn còn lỏng lẻo, điều này dễ dẫn đến tình trạng trật khớp đầu xương khuỷu tay.
Đứa trẻ bị trật khớp đầu xương khuỷu tay sẽ thấy đau ở cánh tay, nhưng những chấn thương này không gây tổn thương lâu dài. Tại phòng khám hoặc phòng cấp cứu, chuyên gia y tế có thể nắn dây chằng trở vào đúng chỗ và thường không cần sử dụng thuốc giảm đau.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng trật khớp xương đầu khuỷu tay là gì?
Các triệu chứng phổ biến của trật khớp đầu xương khuỷu tay là:
- Đau dữ dội;
- Khớp bị trật có biểu hiện méo.
- Trẻ bị trật khớp xương đầu khuỷu tay có thể bị đau khi cử động khuỷu tay. Trẻ mắc phải tình trạng này thường tránh cử động cánh tay bị trật và giữ tay hơi cong bên cạnh cơ thể;
- Đôi khi, khuỷu tay chỉ bị trật khớp một phần. Trật khớp một phần có thể gây bầm tím và đau tại chỗ dây chằng bị kéo căng hoặc rách;
- Trật khớp đầu xương khuỷu tay ở trẻ có thể không dễ nhận ra vì các chấn thương không gây ra biến dạng rõ ràng ở tay hoặc sưng ở khuỷu tay.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng trật khớp xương đầu khuỷu tay?
Ở người lớn, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra trật khớp đầu xương khuỷu tay bao gồm:
- Ngã. Ngã xuống đè phải một tay đang dang ra có thể làm cho xương cánh tay trật khỏi khớp khuỷu tay;
- Tai nạn xe cơ giới. Áp lực có thể xảy ra khi hành khách gặp tai nạn xe cơ giới, khiến trật khớp khuỷu tay.
Ở trẻ mới biết đi, những chấn thương thường xảy ra khi có áp lực đè lên cánh tay đang dang ra. Các nguyên nhân gây thương tích như vậy bao gồm:
- Nâng không đúng cách. Việc bạn cố gắng nâng hoặc chuyển động tay của trẻ có thể gây ra tình trạng trật khớp khuỷu tay;
- Kéo đột ngột. Đứa trẻ đột nhiên bước xuống lề đường hoặc cầu thang khi bạn đang nắm tay của trẻ có thể tạo ra lực kéo, dẫn đến trật khớp khuỷu tay.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải tình trạng trật khớp xương đầu khuỷu tay?
Tình trạng sức khỏe này rất phổ biến ở trẻ mới biết đi, trẻ học mẫu giáo và thường xảy ra ở trẻ em từ 1-4 tuổi vì dây chằng của chúng vẫn còn lỏng lẻo cũng như xương chưa phát triển đầy đủ, điều này làm cho xương dễ bị trượt ra khỏi vị trí đúng của nó. Ở những đứa trẻ lớn tuổi hơn, dây chằng của chúng thắt chặt, co lại và trở nên dày hơn, xương to và cứng lại, do đó nguy cơ khuỷu tay bị trật khớp giảm đi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị tình trạng trật khớp xương đầu khuỷu tay?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng trật khớp đầu xương khuỷu tay, chẳng hạn như:
- Kéo trẻ lên bằng tay. Kéo tay hoặc cánh tay có thể gây áp lực lên khuỷu tay của trẻ. Đừng bao giờ nâng trẻ em bằng bàn tay hoặc cổ tay. Nâng dưới nách là cách an toàn nhất;
- Múa, chơi đu với bé bằng cánh tay. Tránh bất kỳ hình thức chơi đu nào liên quan đến việc nắm tay hoặc cổ tay vì có thể tạo áp lực lên các khớp khuỷu tay;
- Giật cánh tay của trẻ. Kéo trẻ mới biết đi đi cùng trong khi đi bộ hoặc đột ngột nắm lấy tay của chúng, giật cánh tay, sẽ gây trượt dây chằng;
- Lấy tay để bảo vệ cơ thể khi bị ngã. Các phản ứng tự nhiên khi lấy tay để đỡ cơ thể khi bị ngã có thể gây trật khớp. Khuỷu tay có thể hoạt động quá mức trong hành động tự nhiên này, kết quả là gây trật dây chằng;
- Lăn vụng về. Đôi khi, việc lăn qua lại trong giường cũi, trên giường hoặc trên sàn nhà có thể gây ra trật khớp xương đầu khuỷu tay ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;
- Tuổi tác. Khuỷu tay của trẻ nhỏ linh hoạt hơn nhiều so với người lớn. Vì vậy, chúng dễ bị trật khớp hơn;
- Yếu tố di truyền. Một số người được sinh ra với dây chằng khuỷu tay bị nới lỏng hơn so với người khác;
- Tham gia thể thao. Nhiều trường hợp trật khớp đầu xương khuỷu tay có liên quan đến các môn thể thao. Các môn thể thao đòi hỏi việc nâng vật nặng bằng cánh tay, chẳng hạn như tập thể dục dụng cụ là đặc biệt có nguy cơ dẫn đến trật khớp khuỷu tay.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán tình trạng trật khớp xương đầu khuỷu tay?
Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các dây chằng bị thương và xem cánh tay hoặc bàn tay bị lạnh hay tê liệt hay không , từ đó xác định được động mạch hoặc dây thần kinh có bị chèn ép hay không. Bạn có thể cần phải chụp X-quang để kiểm tra xem xương ở khớp khuỷu tay có bị nứt hay không.
Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng trật khớp xương đầu khuỷu tay?
Trật khớp xương đầu khuỷu tay là một tình trạng phổ biến, có thể do tai nạn bình thường gây ra, do đó bác sĩ có thể dễ dàng điều trị tình trạng này bằng các phương pháp sau:
Thuốc
Trước khi bạn hoặc trẻ được nắn lại khớp, bác sĩ có thể cho dùng để làm giảm đau và thư giãn cơ bắp.
Trị liệu
Sau khi khớp xương trở lại đúng vị trí của nó, bạn hoặc trẻ có thể cần phải đeo nẹp hoặc băng trong vài tuần, tiến hành các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện phạm vi chuyển động và sức mạnh ở tay.
Phẫu thuật
Bạn có thể cần phải phẫu thuật nếu:
- Có bất kỳ phần xương trật khớp nào bị gãy;
- Dây chằng bị hư hại cần phải được gắn lại;
- Dây thần kinh bị hư hại hoặc mạch máu cần phải được khôi phục.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng trật khớp xương đầu khuỷu tay?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Đừng nhấc trẻ lên bằng cánh tay hoặc bàn tay. Bạn nên nhấc trẻ lên từ dưới nách của chúng;
- Đừng kéo mạnh hoặc giật tay, cánh tay của trẻ;
- Không bao giờ chơi đu, di chuyển trẻ bằng cách nắm lấy bàn tay hoặc cánh tay của trẻ.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.