Hẹp van động mạch chủ

(3.95) - 97 đánh giá

Hẹp van động mạch chủ là một trong những bệnh khá phổ biến hiện nay. Theo thống kê, nam giới – đặc biệt ở những người lớn tuổi – có tỉ lệ mắc bệnh gấp ba lần nữ giới. Vậy làm sao nhận biết triệu chứng bệnh? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Định nghĩa

Bệnh hẹp van động mạch chủ là gì?

Hẹp van động mạch chủ là tình trạng van động mạch chủ quá hẹp hoặc bị cứng khiến máu không thể lưu thông được. Do đó khi mắc bệnh, tim của người bệnh phải hoạt động vất vả để bơm máu đi qua lỗ động mạch nhỏ hơn. Điều này khiến thành thất dày hơn, buồng thất giãn ra và tim yếu hơn.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng hẹp van động mạch chủ là gì?

Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường sẽ không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bệnh diễn tiến nặng hơn. Khi van động mạch chủ thu hẹp đến một mức độ nào đó khiến cho lượng máu chảy về tim và các cơ quan khác bị thiếu hụt, bạn sẽ gặp môt vài triệu chứng như:

  • Đau thắt ngực
  • Ho hoặc ho ra máu
  • Choáng váng, ngất hoặc bất tỉnh
  • Dấu hiệu suy tim như khó thở hoặc kiệt sức khi vận động, đôi lúc người bệnh hay tỉnh giấc giữa đêm
  • Tim đập nhanh và bất thường.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy gặp bác sĩ nếu:

  • Bạn vừa mới thay van tim và có các dấu hiệu bất thường
  • Bạn có các triệu chứng sau:
    • Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh
    • Ngất
    • Tay chân đột ngột yếu đi
    • Có vấn đề về thị giác
    • Sốt cao.
  • Chảy máu từ vị trí phẫu thuật.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh hẹp động mạch chủ là gì?

Nguyên nhân gây bệnh hẹp động mạch chủ bao gồm:

  • Dị tật tim bẩm sinh: dị tật này do cấu tạo bất thường của van tim từ khi mới sinh, chẳng hạn như van 2 lá. Tình trạng này theo thời gian sẽ khiến van tim hẹp dần và thoái hóa.
  • Vôi hóa hoặc mảng cholesterol đóng ở van: khi càng lớn tuổi, bạn có thể gặp tình trạng van động mạch chủ bị vôi hóa, gây ra nhiều vấn đề về tim mạch, một trong số đó là bệnh hẹp van động mạch chủ.
  • Sốt thấp khớp: sốt thấp khớp là một biến chứng của viêm họng. Sốt thấp khớp có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho các van tim và suy tim. Không những thế, sốt thấp khớp có thể làm cho van động mạch chủ hình thành những mô sẹo khiến van bị hẹp lại, ngoài ra những mô sẹo này còn làm cho những mảng vôi bám dễ dàng tích tụ hơn, làm tăng nguy cơ hẹp van động mạch chủ về sau.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh hẹp động mạch chủ?

Các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh là:

  • Van động mạch chủ bị thoái hóa. Một số người do bẩm sinh đã bị hẹp van động mạch chủ, một số khác về sau mới bị do có van 2 lá mà không phải 3 lá như bình thường. Tình trạng van 2 lá có thể do di truyền nên nếu trong gia đình bạn có người bị van 2 lá thì bạn nên chủ động gặp bác sĩ để kiểm tra.
  • Tuổi tác: tuổi càng cao, càng dễ gặp phải tình trạng vôi bám ở van tim.
  • Sốt thấp khớp.
  • Bệnh thận mạn tính.
  • Ngoài ra còn một số nguy cơ khác khiến bạn dễ mắc bệnh như: tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc, nồng độ cholesterol trong máu cao.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hẹp động mạch chủ?

Nếu người bệnh không có triệu chứng quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể chưa điều trị ngay mà tiếp tục theo dõi trong thời gian dài.

Với những bệnh nhân có triệu chứng nghiêm trọng thì phẫu thuật thay van là lựa chọn tối ưu nhất.

Ngoài ra, bác sĩ có thế áp dụng thủ thuật khác như nong van bằng bóng. Thủ thuật này sử dụng một ống mềm mỏng có gắn các quả bóng. Bác sĩ hướng các ống thông qua một mạch máu ở cánh tay hoặc ở bẹn vào nơi van bị hẹp, sau đó nong lỗ van để cải thiện lưu lượng máu. Thủ thuật này được áp dụng với những bệnh nhân trẻ tuổi có điều kiện thay van tim về sau.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh hẹp động mạch chủ?

Để tìm ra bệnh, bác sĩ thường sẽ xem qua những loại thuốc bạn dùng, tiến hành kiểm tra sức khỏe và nghe nhịp đập của tim để phán đoán. Trong trường hợp nghi ngờ bạn mắc bệnh hẹp động mạch chủ, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm tim.

Một vài thủ thuật khác cũng có thể được thực hiện trước phẫu thuật thay van tim như thông tim để kiểm tra xem tình trạng của bệnh nhân đang nghiêm trọng như thế nào.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hẹp van động mạch chủ?

Hẹp van động mạch chủ có thể được kiểm soát nếu:

  • Tập thể dục đều đặn
  • Ngừng hút thuốc
  • Thiết lập một chế độ ăn ít muối và giảm cân nếu bạn mắc chứng suy tim sung huyết.

Nếu bạn đang trong độ tuổi lập gia đình và mang thai, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa tim có nên mang thai trong giai đoạn hiện tại hay không vì khi mang thai, tim sẽ phải hoạt động vất vả hơn.

Hãy quan tâm đến việc điều trị những nguy cơ của chứng hẹp động mạch chủ như sốt thấp khớp hay cao huyết áp. Vì hẹp van động mạch chủ có mối liên quan đến các bệnh về tim mạch.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus

(29)
Tìm hiểu chungNhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là gì?Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là một loại vi khuẩn trong cùng một nhóm với những vi khuẩn gây bệnh tả. ... [xem thêm]

Nhiễm vi khuẩn Salmonella

(65)
Tìm hiểu chungNhiễm vi khuẩn Salmonella là gì?Nhiễm vi khuẩn Salmonella là tình trạng nhiễm vi khuẩn Salmonella trong dạ dày và ruột. Bệnh này tương tự như viêm ... [xem thêm]

Lupus ban đỏ

(56)
Lupus ban đỏ hay lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn, nghĩa là hệ miễn dịch sẽ tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Đây là một ... [xem thêm]

Trễ kinh (chậm kinh): Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

(42)
Trễ kinh (chậm kinh) là một vấn đề mà chị em không nên xem nhẹ. Hãy tham khảo bài viết sau của Hello Bacsi để hiểu rõ hơn về vấn đề này.Tìm hiểu ... [xem thêm]

Sốt vàng

(61)
Tìm hiểu chungSốt vàng là bệnh gì?Sốt vàng là một bệnh nhiễm trùng do virus lây truyền qua vết đốt của muỗi, thường gặp ở Nam Mỹ và châu Phi. Khi truyền ... [xem thêm]

Rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ

(31)
Tìm hiểu chungRối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ là bệnh gì?Rối loạn chức năng tình dục là tình trạng rối loạn bản năng sinh dục (sự rối loạn ... [xem thêm]

Hội chứng nghiện giật tóc

(78)
Tìm hiểu chungHội chứng nghiện giật tóc là bệnh gì?Hội chứng nghiện giật tóc là một dạng của rối loạn kiểm soát xung động. Ở hội chứng này, bệnh ... [xem thêm]

Rụng tóc

(71)
Tìm hiểu chungRụng tóc là bệnh gì?Rụng tóc là một rối loạn xảy ra khi số lượng tóc rụng đi nhiều hơn số tóc mọc. Trong một số trường hợp, tóc không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN