Bí kíp phòng ngừa và điều trị nám khi mang thai

(4.11) - 37 đánh giá

Nám da phổ biến ở phụ nữ mang thai, làm làn da xuất hiện các mảng đốm nâu, xám nâu. Nhưng bạn không cần phải lo lắng, vì đây là vấn đề khá phổ biến và có thể kiểm soát được. Để kiểm soát và điều trị nám khi mang thai, bạn hãy đọc những thông tin bên dưới nhé.

Mang thai luôn là điều hạnh phúc đối với một người phụ nữ, nhưng trong quá trình mang thai, phụ nữ phải hy sinh rất nhiều từ sức khỏe, sắc vóc và cả nhan sắc. Một trong những yếu tố có thể là vấn đề đối với nhiều người là nội tiết tố thay đổi làm cho tâm trạng của bạn không thoải mái, đồng thời da bị nám.

Nguyên nhân xuất hiện nám ở phụ nữ mang thai

Theo tiến sĩ – bác sĩ da liễu Jessica Wu, khi mang thai, các hormone như progesterone, estrogen và melanocortin thay đổi, gây ra melanocytes là các tế bào tạo ra sắc tố trong da. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai rất dễ mắc phải tình trạng nám.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng các yếu tố như ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao cũng dẫn đến tình trạng này.

Các dòng sắc tố trên bụng của “mẹ bầu” không phải là nám mà là linea nigra, do cùng một kích thích nội tiết tố gây ra. Điều này giống như đôi khi bạn thấy các vết sạm trên mặt, bầu ngực, các nếp gấp của da.

Kiểm tra nám

Thông thường, bác sĩ da liễu có thể xác định liệu da có bị nám hay không chỉ bằng cách khám trực quan. Tuy nhiên, họ có thể thực hiện một số thử nghiệm khác để loại trừ bất kỳ yếu tố cơ bản nào khác.

Khi chẩn đoán nám, bác sĩ cũng có thể thực hiện bằng việc soi da bằng đèn wood. Trong quy trình này, một loại ánh sáng cụ thể được giữ gần da của bạn để xác định xem da của bạn có bị ảnh hưởng bởi bất kỳ loại nấm và vi khuẩn nào không. Nó cũng giúp xác định có bao nhiêu lớp da của bạn bị ảnh hưởng bởi nám.

Điều trị nám

Nám có thể bắt đầu trong ba tháng đầu và tiếp tục trong suốt thai kỳ. Nhưng đừng lo lắng, đối với hầu hết phụ nữ, vết sạm mờ dần sau khi sinh hoặc sau khi cho con bú. Nếu nó vẫn tồn tại, bạn có thể điều trị.

Khi điều trị loại tăng sắc tố đặc biệt này trong thai kỳ, hãy nhớ rằng kết quả có thể khác nhau ở mỗi người. Đối với một số phụ nữ, nám có thể biến mất mà không cần điều trị (sau khi họ sinh con hoặc ngừng uống thuốc tránh thai), và đối với một số người, nám không biến mất dễ dàng như vậy.

Bác sĩ da liễu thường kê toa các loại thuốc như:

1. Hydroquinone

Thuốc này được sử dụng rộng rãi để điều trị nám. Hydroquinone có dạng gel, chất lỏng, kem và kem dưỡng da. Khi bôi lên vết nám, thuốc này giúp làm mờ chúng. Hầu hết các loại kem có chứa hydroquinone đều có sẵn không cần kê đơn. Tuy nhiên, một số người cần đơn thuốc của bác sĩ. Thông thường, các loại kem không kê đơn có chứa lượng hydroquinone ít hơn.

2. Tretinoin và corticosteroid

Các bác sĩ da liễu thường kê toa tretinoin hoặc corticosteroid cùng với các loại thuốc khác. Đây chỉ là để tăng cường hiệu quả làm sáng da. Nếu nám nghiêm trọng, bác sĩ da liễu có thể đề xuất một loại kem có chứa hydroquinone, tretinoin và corticosteroid.

3. Các loại thuốc khác

Bác sĩ thậm chí có thể kê toa axit kojic hoặc axit azelaic để làm sáng các vết nám.

Nếu thuốc không hoạt động trên da của bạn và không hiệu quả, có những quy trình khác để điều trị tình trạng này.

4. Lột hóa chất

Trong quá trình này, bác sĩ áp dụng axit glycolic hoặc một hóa chất làm mòn da trên vùng bị ảnh hưởng. Điều này tạo ra một vết bỏng hóa học nhẹ trên bề mặt đó. Lớp da của bản bị “đốt cháy” sau đó được bóc ra, để lộ làn da tươi không có đốm nám.

Tuy nhiên, nếu các vấn đề về nội tiết tố là nguyên nhân gây ra nám của bạn, lột hóa chất có thể không hoạt động trừ khi bạn giải quyết được sự mất cân bằng nội tiết tố.

5. Dermabrasion và Microdermabrasion

Cả hai đều là các thủ tục y tế, trong đó bác sĩ sử dụng vật liệu mài mòn để chà lớp da trên cùng của bạn. Họ sử dụng máy để tẩy da chết và loại bỏ các tế bào da chết, do đó nhẹ nhàng loại bỏ lớp da bị ảnh hưởng. Bạn có thể phải trải qua nhiều đợt để điều trị nám triệt để.

6. Điều trị bằng laser

Phương pháp điều trị bằng laser chỉ nhắm mục tiêu vào khu vực bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này khá tốn kém, và bạn có thể cần làm nhiều đợt để loại bỏ nám hoàn toàn.

Bạn biết đấy, khi bạn đang mang thai thì những tác nhân như dược phẩm, hoặc tia laser không phải liệu pháp tốt cho bạn và bé con của bạn nên việc điều trị nám khi mang thai không được khuyến khích.

Cách phòng tránh nám da khi mang thai

Không có thuốc hoặc biện pháp thẩm mỹ nào chấm dứt được tình trạng này nếu hormone của bạn gây ra nám. Hơn nữa, không phương pháp điều trị nào đem lại kết quả vĩnh viễn. Vì vậy, điều tốt nhất là thực hiện các biện pháp phòng ngừa để nám không quay trở lại.

Hormone không nằm trong tầm kiểm soát của bạn, vì vậy bạn thực sự không thể làm gì nếu chúng là nguyên nhân gây nám da. Nhưng bạn vẫn có thể thực hiện các biện pháp sau đây để giữ cho làn da của bạn an toàn khỏi tăng sắc tố khi mang thai.

1. Sử dụng kem chống nắng bất cứ khi nào bạn đi ra ngoài

Tia cực tím là kẻ thù lớn nhất của làn da, vì đó là một trong những yếu tố kích hoạt nám, do đó việc mặc áo chống nắng là bắt buộc. Bạn cũng nhớ luôn sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên.

2. Sử dụng mũ rộng vành và ô (dù)

Ngoài kem chống nắng, đội mũ rộng vành hoặc mang theo ô cũng giúp che chắn phần lớn làn da. Bất cứ khi nào bạn ở bên ngoài, hãy cố gắng ở trong bóng râm.

3. Đừng căng thẳng!

Căng thẳng làm tình trạng nám xấu đi. Vì vậy, ngay cả khi bạn nhận thấy các đốm và sắc tố trên da, đừng hoảng sợ. Hãy thư giãn và thử các biện pháp để điều trị chúng. Để giảm căng thẳng, bạn có thể ngồi thiền, nghe nhạc hoặc ngâm mình trong bồn tắm.

4. Sử dụng thuốc do bác sĩ kê toa

Sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong khoảng thời gian được yêu cầu. Điều này sẽ giúp bạn thoát khỏi nám nhanh hơn.

Ngoài cách chủ động phòng ngừa nám như che chắn cẩn thận, thoa kem chống nắng… mà Chúng tôi đã mách bạn ở trên, bạn cũng có thể đắp mặt nạ thiên nhiên để điều trị nám khi mang thai.

LUYẾN TRẦN/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bố mẹ cần lưu ý về bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ

(27)
Ở những năm đầu đời, trẻ có hiện tượng nôn trớ sau khi ăn hoặc uống mà bố mẹ vẫn thường nghĩ do trẻ biếng ăn hay trẻ đã ăn quá nhiều. Kì thực, ... [xem thêm]

Tìm hiểu sự khác nhau giữa chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer

(65)
Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer không giống nhau. Sa sút trí tuệ là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả các triệu chứng ảnh hưởng đến ... [xem thêm]

12 kỹ năng sinh tồn khi bạn đi lạc ở nơi hẻo lánh

(31)
Bạn sẽ ra sao khi chẳng may đi lạc vào rừng sâu hay ở những nơi hoang dã, hẻo lánh mà không có bất kỳ sự trợ giúp nào của điện thoại thông minh? Đừng ... [xem thêm]

Khám phá 16 công dụng của hạt mè đối với sức khỏe cả gia đình

(16)
Hạt mè (hay hạt vừng) là một loại hạt khá quen thuộc với người Việt Nam. Thế nhưng không phải ai cũng biết đến công dụng của hạt mè đối với sức ... [xem thêm]

Tinh dầu hoa cúc: Đa chức năng, nhiều công dụng

(41)
Tinh dầu hoa cúc nổi tiếng với nhiều lợi ích khác nhau, từ tốt cho da và tóc cho đến giúp bạn có thể thư giãn, đẩy lùi căng thẳng.Nếu bạn cảm thấy quá ... [xem thêm]

Quan hệ đồng tính dễ lây bệnh tình dục: ngừa thế nào?

(99)
Những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) đang tăng lên ngày càng nhiều giữa những người đàn ông đồng tính và lưỡng tính, đặc biệt là bệnh ... [xem thêm]

Mất phương hướng

(41)
Tìm hiểu về hội chứng mất phương hướngHội chứng mất phương hướng là gì?Mất phương hướng là trạng thái tinh thần thay đổi. Mất phương hướng là khi ... [xem thêm]

Những dạng khác của thuốc lá

(13)
Hiện nay nhiều công ty thuốc lá tung ra thị trường rất nhiều dạng khác của thuốc lá nhằm đánh lừa người dùng. Những hình ảnh quảng cáo sai sự thật như ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN