Sơ cứu đau răng

(4.1) - 75 đánh giá

Nguyên nhân gây sâu răng là gì ?

Sâu răng là nguyên nhân chính gây đau răng ở hầu hết trẻ em và người lớn. Các vi khuẩn trong miệng phát triển nhanh chóng dựa vào đường và tinh bột trong thức ăn. Những vi khuẩn này tạo thành một mảng bám dính lên bề mặt răng của bạn.

Acid được tạo ra bởi các vi khuẩn trong mảng bám tấn công vào lớp bảo vệ bên ngoài bề mặt răng (men răng) hình thành nên xoang sâu. Dấu hiệu đầu tiên của sâu răng có thể là cảm giác đau khi bạn ăn thức ăn ngọt, rất lạnh hoặc rất nóng. Bạn cần đến gặp nha sĩ khi có triệu chứng đau răng.

Lời khuyên tự chăm sóc khi đau răng

Cho đến khi bạn có thể gặp nha sĩ, hãy thử những lời khuyên sau đây:

  • Súc miệng bằng nước ấm.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để lấy sạch các mảnh vụn thức ăn giữa các kẽ răng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau để giảm cơn đau.
  • Đặt trực tiếp gel kháng khuẩn có chứa thuốc tê Benzocaine (mua không cần toa) lên vùng răng và nướu bị kích thích để giảm đau tạm thời. Mặc dù hiếm, benzocaine có thể gây ra ra tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong là chứng Methemoglobin máu (methemoglobinemia) làm giảm lượng oxy trong máu. Không được sử dụng benzocaine ở trẻ em dưới 2 tuổi mà không có sự giám sát của nhân viên y tế vì đây là nhóm tuổi dễ bị ảnh hưởng nhất. Không được sử dụng quá liều khuyến cáo của Benzocaine.
  • Áp trực tiếp dầu đinh hương (Eugenol) lên vùng đau cũng có thể giúp ích. Không được đặt Aspirin hoặc các thuốc giảm đau khác trực tiếp lên nướu răng vì chúng có thể gây bỏng nướu.

Gọi cho nha sĩ

  • Khi bạn có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như sưng, đau khi cắn, nướu đỏ hay có mùi hôi trong miệng.
  • Nếu cơn đau kéo dài hơn một hoặc hai ngày.
  • Khi bạn bị sốt kèm đau răng.
  • Nếu bạn cảm thấy khó thở hoặc khó nuốt.

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-toothache/basics/art-20056628

Biên dịch - Hiệu đính

Ths.BS. Ngô Thị Thanh Tâm - BS.TS. Phạm Nguyên Quý
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sơ cứu trật khớp

(28)
Trật khớp là tổn thương do đầu xương bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường. Nguyên nhân trật khớp thường do các chấn thương như té ngã, tai nạn giao thông, ... [xem thêm]

Sơ cứu hoá chất văng vào mắt

(92)
Nếu hóa chất văng vào mắt của bạn, hãy thực hiện những bước sau đây ngay lập tức: Rửa mắt bằng nước sạch Dùng vòi nước sạch và ấm để rửa trong ... [xem thêm]

Sơ cứu tổn thương da do lạnh

(48)
Khi bạn tiếp xúc với thời tiết quá lạnh, da và các mô bên dưới có thể bị tê cứng dẫn đến những tổn thương do lạnh. Tay, chân, mũi và tai là những vùng ... [xem thêm]

Nâng vật một cách an toàn, tránh chấn thương

(73)
Kiểm tra vật trước khi nâng Trước khi nâng vật gì, hãy kiểm tra bằng cách đẩy nhẹ vật đó bằng bàn tay hay bằng chân để xem vật đó có dễ dàng di ... [xem thêm]

Sơ cứu ngất

(89)
Ngất xảy ra khi cung cấp máu cho não thiếu tạm thời và gây mất ý thức. Khoảng thời gian bị mất ý thức thường ngắn. Ngất có thể không có nguyên do rõ ... [xem thêm]

Sơ cứu khi bị bọ ve cắn

(100)
Một vài loại bọ ve có thể truyền vi khuẩn gây các loại bệnh như Lyme, sốt phát ban Rocky Mountain… Nguy cơ bị mắc bệnh còn tùy thuộc vào nơi bạn sống hay ... [xem thêm]

Sơ cứu bỏng nắng

(40)
Triệu chứng bỏng nắng Triệu chứng của bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ sau tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Do ... [xem thêm]

Sơ cứu chuột rút do nhiệt

(61)
Chuột rút do nhiệt là những cơn co thắt cơ đau đớn không tự chủ, thường xảy ra trong quá trình tập luyện thể thao với cường độ mạnh trong môi trường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN