Nâng vật một cách an toàn, tránh chấn thương

(4.17) - 73 đánh giá

Kiểm tra vật trước khi nâng

  • Trước khi nâng vật gì, hãy kiểm tra bằng cách đẩy nhẹ vật đó bằng bàn tay hay bằng chân để xem vật đó có dễ dàng di chuyển hay không. Làm như vậy sẽ giúp bạn biết nó nặng như thế nào.
  • Nên nhớ rằng vật có kích thước nhỏ không có nghĩa là nhẹ.

Vật mà bạn muốn nâng lên có được đóng gói đúng cách không?

  • Hãy chắc chắn trọng lượng của vật được phân bố cân bằng và đóng gói kỹ càng, điều này sẽ giúp trọng tâm của vật không bị thay đổi khi được bê lên.
  • Những vật có thể dịch chuyển bên trong hộp có thể gây mất cân bằng khi vật được nâng lên, điều này sẽ dễ gây ra tai nạn cho bạn.

Bạn có dễ dàng cầm chặt vật cần nâng lên không?

  • Đảm bảo rằng bạn có thể cầm vật đó thật chặt trước khi nâng nó lên.
  • Vật có tay cầm có thể giúp bạn nâng nó một cách an toàn.

Bạn có dễ dàng với tới vật này không?

  • Để tránh làm tổn thương lưng của bạn, hãy sử dụng một cái thang khi bạn cần nâng một vật cao hơn đầu của bạn.
  • Cố gắng đứng càng gần vật bạn nâng càng tốt. Kéo vật gần về phía mình nếu có thể.
  • Tránh không cong lưng và tránh với tay ra ngoài tầm với của bạn.
  • Hãy dùng sức của đôi chân và cánh tay của bạn, không nên dùng sức của vùng lưng.

Cách nào là cách tốt nhất để nâng/nhấc một vật lên?

  • Hãy nâng từ từ và nhẹ nhàng. Nếu bạn cử động mạnh và gấp, cơ vùng thắt lưng sẽ bị giãn đột ngột và gây đau.
  • Khi nâng vật gì, bạn nên đứng đối diện với vật đó. Bất kỳ hành động xoắn người nào trong khi nâng vật có thể làm tổn thương cơ thể bạn.
  • Nên đứng gần vật cần nâng lên. Nếu phải với tay để nâng vật lên, bạn sẽ dễ bị tổn thương lưng.
  • Nâng bằng đôi chân” nên được thực hiện chỉ khi bạn có thể dạng chân qua hai bên của vật được nâng, giống như tư thế cưỡi ngựa. Khi làm việc này, hãy gập đầu gối, không cong lưng. Phải giữ lưng của bạn thật thẳng.
  • Hãy dùng sức cơ ở vùng vai hoặc hông khi nâng một vật lên, điều này sẽ giúp cơ vùng lưng của bạn ít bị tổn thương.

Hình 1. Nâng vật bằng phương pháp quỳ 1 gối

Bắt đầu với một gối quỳ trên sàn, dùng tay nâng vật lên giữa đùi sau đó dùng chân đẩy người đứng thẳng

Hình 2. Nâng vật bằng phương pháp ngồi xổm

Một cách khác để nâng vật là để vật ở giữa hai gối. Giữ lưng thẳng và tay duỗi, bắt đầu đứng dậy bằng việc dùng sức cơ của hai chân hơn là sử dụng lưng.

Tránh tổn thương vùng lưng khi nâng vật nặng

  • Khởi động, gập và duỗi chân, lưng trước khi nâng bất cứ vật gì.
  • Không nên vội vã, hãy nghỉ một chút giữa các lần nếu bạn phải mang vác nhiều vật
  • Không nên gắng sức, không cố gắng nâng một vật quá nặng so với sức của mình. Nếu phải gồng người lên để mang vác, điều đó có nghĩa là nó quá nặng.
  • Hãy chắc chắn bạn có đủ khoảng cách để nâng vật lên một cách an toàn. Chừa ra một khoảng trống xung quanh vật trước khi nâng nó lên.
  • Nhìn xung quanh trước khi bạn nâng, và nhìn xung quanh khi bạn nhấc nó lên. Đảm bảo rằng bạn có thể quan sát xung quanh khi bạn đang vác nó. Biết rõ nơi nào bạn sẽ để vật xuống.
  • Tránh đi trên bề mặt trơn hay không bằng phẳng khi bạn mang vác một vật gì.
  • Không nên tin rằng đai lưng sẽ bảo vệ được cho bạn. Người ta đã không chứng minh được lợi ích bảo vệ lưng của đai thắt lưng.
  • Nên nhờ thêm người khác giúp đỡ khi bạn cần bê một vật rất nặng. Nếu có thể hãy dùng đòn bẩy hoặc xe kéo.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/staying-healthy/first-aid/lifting-safety-tips-to-help-prevent-back-injuries.html

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Huỳnh Mỹ Liên - BS.TS. Phạm Nguyên Quý
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sơ cứu khi bị nhện cắn

(88)
Chỉ có một vài loài nhện gây nguy hiểm cho con người. Hai loại nhện có mặt trong khu vực các bang liền kề của Hoa Kỳ (contiguous United States) thường hay gặp ... [xem thêm]

Sơ cứu trật mắt cá chân

(20)
Trật mắt cá chân (Ankle sprain) Từ tiếng Việt làm chúng ta tưởng đây là một tình trạng trật khớp nhưng không phải như vậy. Đây là một tình trạng tổn ... [xem thêm]

Sơ cứu viêm dạ dày ruột

(83)
Viêm dạ dày ruột là tình trạng viêm ở dạ dày và ruột của bạn. Nguyên nhân Nguyên nhân thường gặp là: Virus. Thức ăn hoặc nước bị nhiễm vi khuẩn hay ... [xem thêm]

Nâng vật một cách an toàn, tránh chấn thương

(73)
Kiểm tra vật trước khi nâng Trước khi nâng vật gì, hãy kiểm tra bằng cách đẩy nhẹ vật đó bằng bàn tay hay bằng chân để xem vật đó có dễ dàng di ... [xem thêm]

Sơ cứu khi bị sốt

(65)
Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ ... [xem thêm]

Cấp cứu đột quỵ

(34)
Đột quỵ là gì? Đột quỵ xảy ra khi có xuất huyết trong não hoặc khi lưu lượng máu bình thường tới não bị tắc nghẽn. Trong vòng vài phút bị mất đi các ... [xem thêm]

Sơ cứu khi bị bỏng

(69)
Để phân biệt bỏng nhẹ với bỏng nặng, bước đầu tiên là xác định vùng da (mô) bị ảnh hưởng. Có 3 mức độ bỏng: bỏng độ 1, bỏng độ 2 và bỏng ... [xem thêm]

Sơ cứu sốc nhiệt

(19)
Sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất của các rối loạn liên quan đến nhiệt, sau chuột rút do nhiệt và say nắng. Sốc nhiệt thường là hậu quả của ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN